Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 46, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - Lê Hoàng Phương

- GV: Xác định phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ gồm những bộ phận nào?

- GV: Khu vực Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Tên các dòng biển?

- HS: Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ

- GV: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào? Có gió gì thường xuyên hoạt động ?

- HS:

 + Chủ yếu trong môi trường nhiệt đới

 + Chủ yếu gió Tín phong trên biển thổi theo hướng Đông Nam

- GV: Đặc điểm địa hình ?

- GV: Có những khoáng sản nào? Xác định trên lược đồ

- HS: niken, bạc, vàng

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 46, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 41 - Tiết: 46
Tuần 24
THIÊN NHIÊN 
TRUNG VÀ NAM MĨ
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
	- HS biết: Biết được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi của KV Trung và Nam Mĩ. Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm cơ bản của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm cơ bản của lục địa Nam Mĩ
	- HS hiểu: Phần phía đông và phần phía tây của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có sự khác nhau về mặt khí hậu . Sự giống và khác nhau giữa địa hình B.Mĩ và Nam Mĩ
 1.2 Kỹ năng:
 	- HS thực hiện được: KNS: Tư duy và giao tiếp. So sánh và phân tích các đặc điểm khu vực địa hình rút ra sự khác biệt giữa địa hình Nam Mĩ – Bắc Mĩ
- HS thực hiện thành thạo: Sử dụng lược đồ TN trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực, xác định vị trí và giới hạn của khui vực.
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:
+ Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết và lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ nói chung , các khu vực của Trung và Nam Mĩ nói riêng.
+ So sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa các khu vực của Trung và Nam Mĩ.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: GD ý thức học bộ môn
- Tính cách: Yêu thiên nhiên
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Khái quát tự nhiên Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ
3. CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ TN châu Mĩ 
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong khi dạy bài mới 
 4.3 Bài mới
Hoạt động 1 : Khái quát tự nhiên Eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng- t1
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi của KV Trung và Nam Mĩ. Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm cơ bản của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.Hiểu phần phía đông và phần phía tây của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có sự khác nhau về mặt khí hậu 
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Trung và Nam Mĩ còn mang tên là châu Mĩ La –Tinh. Đây là khu vực rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, phong phú, có gần đủ các môi trường trên Trái đất. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần lãnh thổ tiếp theo này của châu Mĩ.
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu khái quát tự nhiên Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti 
- GV : Cho HS quan sát H41.1 trong SGK
- GV: Xác định phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ gồm những bộ phận nào?
- GV: Khu vực Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Tên các dòng biển?
- HS: Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ 
- GV: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào? Có gió gì thường xuyên hoạt động ?
- HS:
 + Chủ yếu trong môi trường nhiệt đới
 + Chủ yếu gió Tín phong trên biển thổi theo hướng Đông Nam
- GV: Đặc điểm địa hình ?
- GV: Có những khoáng sản nào? Xác định trên lược đồ
- HS: niken, bạc, vàng
- GV: Vì sao phần phía đông và phần phía tây của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có sự khác nhau về mặt khí hậu ?
- HS: Phía đông các sườn núi đón gió tín phong thổi hướng Đông Nam thường xuyên từ biển vào cho nên mưa nhiều, rừng rậm phát triển
1. Khái quát tự nhiên
- Gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ với diện tích: 20,5 triệu km2
 a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
- Eo đất Trung Mĩ: các dãy núi chạy dọc eo đất, nhiều núi lửa
- Quần đảo Ăng-ti: là một vòng cung đảo
Hoạt động 2 : Khu vực Nam Mĩ
1. Mục tiêu:
- Kiến thức Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm cơ bản của lục địa Nam Mĩ.Hiểu sự giống và khác nhau giữa địa hình B.Mĩ và N.Mĩ
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
BưỚC 1 ( 20 phút )
Tìm hiểu khái quát tự nhiên KV Nam Mĩ 
* Thảo luận nhóm
- GV : Dựa vào H41.1 trong SGK 
- GV: Chia HS làm 4 nhóm thảo luận
- Câu hỏi: Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác với Bắc Mĩ?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
 KV
Địa hình 
Bắc Mĩ
Nam Mĩ
Phía Đông
Núi già A-pa-lát
Các sơn nguyên
 Phía Tây
Hệ thống Coóc-đi-e chiếm gần ½ địa hình
Dãy núi trẻ An-đét cao, đồ sộ hơn, chiếm diện tích nhỏ hơn
Trung tâm
 Đồng bằng trung tâm cao phía bắc, thấp dần phía nam
Chuỗi đồng bằng thấp, nối liền nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô, Amazon đến Pam-pa ( chỉ ở phía Nam cao lên thành cao nguyên )
- GV: Nhận xét và đánh giá
- GV: Xác định các loại khoáng sản và tên các đồng bằng trên lược đồ. 
 b. Khu vực Nam Mĩ
- Lục địa Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình
+ Phía Tây là miền núi trẻ An-đet cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình 3.000 – 5.000m
+ Ở giữa là đồng bằng ( tiêu biểu là đồng bằng Amadon rộng nhất thế giới )
+ Phía Đông là các sơn nguyên Bra-xin và Guy-a-na.
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 	- Câu 1: Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm:
a. Các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và Nam Mĩ
b. Eo đất Trung Mĩ và lục địa Nam Mĩ
c. Quần đảo Ăng ti, eo đất Trung Mĩ và Nam Mĩ.
 d. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang ti.
 	- Đáp án câu 1: d
 	- Câu 2: Đặc điểm địa hình Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti ? 
 	- Đáp án câu 2: 
 + Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới,gió tín phong thường xuyên họat động.
	+ Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của dãy Coóc-đi-e, có nhiều núi lửa hoạt động.
+ Quần đảo Ăng-ti gồm vô số đảo quanh biển Ca-ri-bê. Các đảo có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển.
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
 	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài
+ Tìm hiểu vai trò của sông Amazon
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị bài 42 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ ( tt )
 	+ Tìm hiểu tại sao dãi đất duyên hải phía Tây An - đet có hoang mạc?
 	+ Khí hậu Trung và N.Mĩ phân hóa ntn?
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 46 - BAI 41.docx
Giáo án liên quan