Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 40, Bài 35: Khái quát châu Mĩ - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Trên con đường tìm ra Ấn Độ Dương theo hướng tây, ngày 12/10/1492 đoàn thủy thủ do Crixtôp Côlôm dẫn đầu đã cập bến lên 1 miền đất hoàn toàn mới lạ mà chính ông không hề biết mình đã khám phá ra 1 lục địa thứ tư của TĐ. Đó là Châu Mĩ, phát kiến lớn tìm ra “ Tân TG “ có ý nghĩa lớn lao đối với kinh tế XH toàn TG. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu

Bước 2 ( 20 phút )

Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ châu Mỹ

- GV: Bước vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang CNTB, Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về KTXH. Một mặt, do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng. Mặc khác, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm độc quyền

- GV: Quan sát lược đồ 35.1 + Bản đồ TN Châu Mĩ. Cho biết Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào?

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 40, Bài 35: Khái quát châu Mĩ - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 35 - Tiết: 40
Tuần 21
Chương VII CHÂU MỸ
KHÁI QUÁT CHÂU MỸ
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
- HS biết: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mỹ trên bản đồ. Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của châu Mỹ
- HS hiểu: Ý nghiã của kênh đào Panama đối với ngành GTVT TG. Vị trí Châu Mĩ và Châu Phi có những điểm giống và khác nhau như thế nào. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng đến sự hình thành cộng đồng ở Châu Mĩ
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Đọc lược đồ các nguồn nhập cư vào châu Mỹ để biết dân cư châu Mỹ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng
- HS thực hiện thành thạo: Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mỹ vị trí địa lí, giới hạn của châu Mỹ
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Yêu thích học bộ môn
- Tính cách: Tinh thần đoàn kết các dân tộc trên thế giới 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Một lãnh thổ rộng lớn
- Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
3. CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ TN châu Mỹ
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Không
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Một lãnh thổ rộng lớn
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mỹ trên bản đồ.Hiểu ý nghiã của kênh đào Panama đối với ngành GTVT TG
- Kĩ năng : Đọc ,phân tích khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Trên con đường tìm ra Ấn Độ Dương theo hướng tây, ngày 12/10/1492 đoàn thủy thủ do Crixtôp Côlôm dẫn đầu đã cập bến lên 1 miền đất hoàn toàn mới lạ mà chính ông không hề biết mình đã khám phá ra 1 lục địa thứ tư của TĐ. Đó là Châu Mĩ, phát kiến lớn tìm ra “ Tân TG “ có ý nghĩa lớn lao đối với kinh tế XH toàn TG. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ châu Mỹ
- GV: Bước vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang CNTB, Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về KTXH. Một mặt, do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng. Mặc khác, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm độc quyền
- GV: Quan sát lược đồ 35.1 + Bản đồ TN Châu Mĩ. Cho biết Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào?
- GV: Cho biết châu Mĩ tiếp giáp với đại dương nào?
- HS: Bắc giáp Bắc Băng Dương, Đông giáp Đại Tây Dương, Tây giáp Thái Bình Dương
- GV: Em nhận xét gì về đặc điểm lãnh thổ châu Mỹ?
- HS: 
 + Gồm 2 đại lục: Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
 + Nằm hoàn toàn ở nữa cầu Tây.
 + Trải dài từ vòng cực Bắc xuống gần vòng cực Nam.
- GV: Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là ở đâu? Ý nghĩa của kênh đào Panama?
- HS: 
 + Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là eo đất Panama (không đến 50km). 
 + Kênh đào Panama nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đây là hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, có vai trò to lớn về kinh tế và quân sự 
- GV mở rộng :Kênh đào Panama là kênh đào cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km, chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn 22.500 km
* Thảo luận nhóm ( 5 phút )
- Câu hỏi: Vị trí Châu Mĩ và Châu Phi có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
- GV: Chia 4 nhóm HS
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
 + Giống: cùng đối xứng qua XĐ, có đường chí tuyến đi qua lãnh thổ.
 + Khác: Châu Mĩ trải dài về phía 2 cực, đường chí tuyến đi qua phần hẹp của lãnh thổ. Còn Châu Phi đường chí tuyến đi qua phần mở rộng . Do đó thiên nhiên Châu Mĩ ôn hòa và phong phú hơn Châu Phi 
1. Một lãnh thổ rộng lớn
- Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây
- Lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
Hoạt động 2 : Vùng đất dân nhập cư.Thành phần chủng tộc đa dạng
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của châu Mỹ.Hiểu vị trí Châu Mĩ và Châu Phi có những điểm giống và khác nhau như thế nào. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng đến sự hình thành cộng đồng ở Châu Mĩ
- Kĩ năng : Đọc ,phân tích và khai thác kiến thức từ tranh ảnh bản đồ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu MĨ
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu các chủng tộc ở châu Mỹ
- GV: Trước thế kỉ XVI chủ nhân của châu Mĩ là người gì? Họ thuộc chủng tộc nào?
- GV: Từ sau phát kiến của Bristốp Columbo (1942) thành phần dân cư châu Mĩ có sự thay đổi như thế nào?
- GV: Quan sát H.35.2. Em có nhận xét gì về dân cư của châu Mỹ?
- GV: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng ở Châu Mĩ? Khác biệt với Trung và Nam Mỹ ntn?
- HS:
 + Làm thành phần chủng tộc đa dạng
 + Trong quá trình chung sống các chủng tộc có sự hòa huyết, tạo nên thành phần người lai.
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Trước thế kỉ XVI có người Ex - ki-mô và người Anh - điêng thuộc chủng tộc Môngôlôit sinh sống 
- Từ thế kỷ XVI đến thế kỉ XX có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới
- Đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 	- Câu 1: Xác định vị trí giới hạn và diện tích châu Mĩ trên bản đồ?
 	- Đáp án câu 1: 
 	+ Gồm 2 đại lục: Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
 	+ Nằm hoàn toàn ở nữa cầu Tây.
 	+ Trải dài từ vòng cực Bắc xuống gần vòng cực Nam.
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Đông giáp Đại Tây Dương, Tây giáp Thái Bình Dương. Diện tích: 42 triệu km2
- Câu 2: Cho biết ý nghĩa của kênh đào Panama?
- Đáp án câu 2: Tiến hành đào trong vòng 30 năm, nối TBD và ĐTD, đây là hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, có vai trò to lớn về kinh tế và quân sự .
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài 
+ Tìm hiểu về diện tích châu Mỹ lớn và nhỏ hơn những châu lục nào trên thế giới
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị bài 36 THIÊN NHIÊN CHÂU MỸ
 	+ Châu Mỹ có mấy khu vực địa hình?
 	+ Sự phân hóa của khí hậu ntn? 
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 40 - BAI 35.docx