Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 29, Bài 26: Thiên nhiên châu Phi - Lê Hoàng Phương

GV: Từ đó, bạn hãy quan sát bản đồ các môi trường địa lí. Nhận xét châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?

- HS: Đại bộ phận lãnh thổ Châu Phi thuộc môi trường đới nóng.

- GV: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi. Xác định châu Phi tiếp giáp với những biển và đại dương nào?

- GV: Xác định trên bản đồ TN châu Phi các biển bao quanh châu Phi?

- HS: Xác định trên bản đồ

- GV: Quan sát H.26 + Bản đồ TN châu Phi. Lên bảng xác định tên các dòng biển lạnh, tên dòng biển nóng, tên đảo và bán đảo ở châu Phi?

- HS: Xác định trên bản đồ

- GV: Ở Đông Bắc ngoài biển đỏ châu Phi còn ngăn cách châu Á bởi công trình nhân tạo nào?

- HS: Kênh đào Xuy-ê

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 29, Bài 26: Thiên nhiên châu Phi - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26 - Tiết: 29
Tuần 15
Chương IV
CHÂU PHI
THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Biết được vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới. Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi
- HS hiểu: Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông thế giới. Đường bờ biển ít khúc khuỷu, Ít bị chia cắt, ít vịnh biển, đảo và bán đảo sẽ ảnh hưởng tới khí hậu châu Phi
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Đọc và phân tích lược đồ xác định địa hình, khoáng sản của châu Phi
- HS thực hiện thành thạo: Đọc lược đồ xác định vị trí địa lí của của châu Phi
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: GD ý thức học bộ môn
- Tính cách: Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi của thiên nhiên châu Phi 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Vị trí địa lí, giới hạn của Châu Phi 
- Địa hình và khoáng sản của Châu phi
3. CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ tự nhiên châu Phi
- HS: SGK, tập ghi, viết, thướt
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng
 - Câu 1 ( 6đ ): Phân biệt châu lục và lục địa?
 - Đáp án câu 1: 
 + Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu Km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính 
 + Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị
 - Câu 2( 2đ ): Xác định các châu lục trên TG?
 - Đáp án câu 2: HS xác định trên bản đồ
 - Câu 3 ( 2đ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 Châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
 - Đáp án câu 2: Đại bộ phận lãnh thổ Châu Phi thuộc môi trường đới nóng.
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Vị trí địa lí
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi trên bản đồ TG. Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông TG
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ Lược đồ tự nhiên châu Phi
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Lược đồ tự nhiên châu Phi
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Giới thiệu bài: Bạn hãy kể tên các châu lục trên TG? Như các bạn đã biết thì trên TG có 6 châu lục, bắt đầu từ tiết học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu trình tự 6 châu lục đó. Và đầu tiên là châu Phi. Vây châu Phi có vị trí địa lí như thế nào? Địa hình và hình dạng lãnh thổ ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài ngày hôm nay
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu vị trí địa lí châu Phi
- GV: Cho biết diện tích châu Phi?
- GV dẫn chứng: 
 + Châu Á rộng 44.4 triệu km2 
 + Châu Mỹ rộng 42 triệu km2 
- GV: Quan sát H.26.1. Cho biết lãnh thổ châu Phi có vị trí như thế nào so với xích đạo, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam ?
- GV: Từ đó, bạn hãy quan sát bản đồ các môi trường địa lí. Nhận xét châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
- HS: Đại bộ phận lãnh thổ Châu Phi thuộc môi trường đới nóng.
- GV: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi. Xác định châu Phi tiếp giáp với những biển và đại dương nào?
- GV: Xác định trên bản đồ TN châu Phi các biển bao quanh châu Phi?
- HS: Xác định trên bản đồ
- GV: Quan sát H.26 + Bản đồ TN châu Phi. Lên bảng xác định tên các dòng biển lạnh, tên dòng biển nóng, tên đảo và bán đảo ở châu Phi?
- HS: Xác định trên bản đồ
- GV: Ở Đông Bắc ngoài biển đỏ châu Phi còn ngăn cách châu Á bởi công trình nhân tạo nào?
- HS: Kênh đào Xuy-ê
- Câu hỏi mở rộng: Quan sát bản đồ các nước trên TG + H.26.1. Cho biết kênh đào Xuy-ê có ý nghĩa gì đối với giao thông đường biển trên TG?
- HS: 
 + Kênh đào Suez dài 195 km, đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được.
 + Nối ĐTH với biển Đỏ
 + Rút ngắn tuyến đường biển từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải đến Biển Đỏ rồi qua Ấn Độ Dương hay ngược lại.
 + Nhờ Kênh đào Suez, con đường biển từ London (Anh) tới Mumbai (Ấn Độ) đã rút ngắn được gần 12.000 km.
 + Giảm chi phí vận chuyển, an toàn cho thủy thủ và tăng giá trị cạnh tranh, an toàn 
 + Phát triển kinh tế Ai Cập thông qua thu phí
1. Vị trí địa lí
- Diện tích hơn 30 triệu km2 (lớn thứ 3 thế giới sau châu Á và châu Mỹ)
- Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến và tương đối cân xứng ở hai bên đường xích đạo
- Tiếp giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây, Ấn Độ Dương ở phía Đông Nam, Địa Trung Hải ở phía Bắc, biển Đỏ ở phía Đông Bắc
Hoạt động 2 : Địa hình khoáng sản
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi. Đường bờ biển ít khúc khuỷu, Ít bị chia cắt, ít vịnh biển, đảo và bán đảo sẽ ảnh hưởng tới khí hậu châu Phi
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ lược đồ kinh tế châu Phi
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: lược đồ kinh tế châu Phi
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 20 phút )
Tìm hiểu địa hình và khoáng sản
- GV: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi. Nhận xét hình dạng lãnh thổ châu Phi?
- HS: Hình khối 
- GV: Quan sát H.26.1
- GV : Em có nhận xét gì về đường bờ biển của châu Phi? Đường bờ biển như vậy ảnh hưởng ntn tới khí hậu châu Phi
- HS: Ít khúc khuỷu, it bị chia cắt, ít vịnh biển, đảo và bán đảo. Vì vậy khoảng cách từ trung tâm đến bờ biển lớn, nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa là hạn chế
- GV: Cho biết châu Phi có những địa hình nào?
- HS: Bồn địa xen kẽ với các sơn nguyên
- GV: Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Phi tên các bồn địa, sơn nguyên, hồ và các dãy núi chính của châu Phi?
- HS: Xác định trên bản đồ
- GV: Vậy em có nhận xét gì về địa hình của châu Phi?
- GV: Cho biết hướng nghiêng của địa hình châu Phi?
- HS: Thấp dần từ Đông Nam - Tây Bắc 
* Thảo luận nhóm ( 5 phút )
- Câu hỏi: Quan sát H.26.1. Hoàn thành kiến thức của bảng theo yêu cầu:
Các khoáng sản chính
Nơi phân bố
- Dầu mỏ, khí đốt
- Vàng 
- Kim cương, uranium 
- Phân bố ở đồng bằng ven biển Bắc Phi, ven vịnh Ghi-nê
- Ở Trung Phi gần xích đạo, các cao nguyên ở Nam Phi
- Ở các cao nguyên Nam Phi
- GV: Qua thảo luận các bạn có nhận xét gì về nguồn khoáng sản ở châu Phi?
- GV mở rộng:
 + Theo báo cáo năm 2010, các công ty khai thác đã sản xuất hơn 133 triệu carat kim cương, và bán được 12 tỷ USD. Năm nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới là Nga, Botswana, Congo, Nam Phi và Canada, chiếm hơn 75% tổng sản lượng kim cương trên TG
 + Trang 24/7 Wall Street mới đây đã liệt kê ra 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trong đó có tới 7 mỏ thuộc châu Phi. 
2. Địa hình khoáng sản
 a. Địa hình
- Hình dạng: Châu phi có dạng hình khối
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo
- Địa hình tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là một khối sơn nguyên lớn
 b. Khoáng sản
- Khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm ( vàng, kim cương, Uranium) 
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 	- Câu 1: Xác định lại vị trí của châu Phi 	
- Đáp án câu 1: HS lên bảng xác định
 	- Câu 2: Quan sát H26.1. Cho biết đồng bằng phân bố ở đâu?
 	- Đáp án câu 2: Châu Phi có rất ít đồng bằng và tập trung chủ yếu ở ven biển 
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
 	- Đối với bài học ở tiết này
	+ Học bài, trả lời câu 1,2 trang 84 trong SGK
	+ Làm bài tập bản đồ
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị Bài 27 THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (TT) 
 	+ tìm hiểu mối quan hệ giữa lượng mưa và thảm thực vật ở Châu Phi
 	+ Giải thích tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi 
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT29 - BAI 26.docx