Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 21, Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Hãy cho biết ở đới ôn hòa có những kiểu môi trường nào ? Nêu đặc điểm khí hậu của từng kiểu môi trường? Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào các biểu đồ và các ảnh địa lí để nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa .

Bước 1 ( 25 phút )

Tìm hiểu bài tập 1

* Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống ( 5 phút )

- GV : Cho HS quan sát 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong SGK

- GV: Chia HS thành 6 nhóm nhỏ để thảo luận theo yêu cầu

- GV: Hướng dẫn HS cách thể hiện mới trong các biểu đồ t0 và lượng mưa. Cả t0 và lượng mưa đều được thể hiện bằng đường. Nhắc lại cho HS nắm những công việc cần làm khi phân tích 1 biểu đồ khí hậu .

- GV : Đầu tiên làm mẫu biểu đồ A

Chế độ nhiệt :

- GV: Cao nhất bao nhiêu ? Tháng mấy ?

- HS: Cao nhất: gần 100C tháng 6,7

- GV: Thấp nhất bao nhiêu ? Tháng mấy ?

- GV: Chênh lệch t0 giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất ?

 Chế độ mưa :

- GV: Mưa nhiều hay mưa ít ? Cao nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy?

- HS: Mưa nhiều vào mùa hạ

- GV: Thấp nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy?

Mưa tập trung vào mùa nào ?

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 21, Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 - Tiết: 21
Tuần 11
THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Nhớ lại các kiểu môi trường đới ôn hòa. Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí cácboníc trong không khí
- HS hiểu: Đặc điểm khí hậu các kiểu môi trường ở đới ôn hòa. Lượng khí cácboníc trong không khí đang tăng dần và cần phải có biện pháp ngăn chặn
 1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Phân tích về nhiệt độ và lượng mưa. Nhận xét lượng cácbôníc trong không khí qua các năm
- HS thực hiện thành thạo: Nhận biết kiểu môi trường thông qua phân tích biểu đồ. Giải thích sự gia tăng cácbôníc trong không khí.
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, biểu đồ và tranh ảnh để nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức : Tự tin khi trình bày 1 phút kết quả làm việc nhóm
 1.3 Thái độ: 
- Thói quen: Yêu thiên nhiên 
- Tính cách: Nhận thức ô nhiễm môi trường là vấn đề nghiêm trọng đối với loài người
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Nắm các đặc điểm của khí hậu đới ôn đới
3. CHUẨN BỊ
- GV: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong SGK ( Phóng to nếu có )
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình học bài mới
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Bài tập 1
1. Mục tiêu:
- Kiến thức :Nhớ lại các kiểu môi trường đới ôn hòa. Đặc điểm khí hậu các kiểu môi trường ở đới ôn hòa
- Kĩ năng : Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong SGK
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: 
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Hãy cho biết ở đới ôn hòa có những kiểu môi trường nào ? Nêu đặc điểm khí hậu của từng kiểu môi trường? Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào các biểu đồ và các ảnh địa lí để nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa .
Bước 1 ( 25 phút )
Tìm hiểu bài tập 1
* Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống ( 5 phút )
- GV : Cho HS quan sát 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong SGK
- GV: Chia HS thành 6 nhóm nhỏ để thảo luận theo yêu cầu
- GV: Hướng dẫn HS cách thể hiện mới trong các biểu đồ t0 và lượng mưa. Cả t0 và lượng mưa đều được thể hiện bằng đường. Nhắc lại cho HS nắm những công việc cần làm khi phân tích 1 biểu đồ khí hậu . 
- GV : Đầu tiên làm mẫu biểu đồ A
Chế độ nhiệt : 
- GV: Cao nhất bao nhiêu ? Tháng mấy ?
- HS: Cao nhất: gần 100C tháng 6,7
- GV: Thấp nhất bao nhiêu ? Tháng mấy ?
- GV: Chênh lệch t0 giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất ?
 Chế độ mưa :
- GV: Mưa nhiều hay mưa ít ? Cao nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy?
- HS: Mưa nhiều vào mùa hạ
- GV: Thấp nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy?
Mưa tập trung vào mùa nào ?
g Biểu đồ đó thuộc kiểu môi trường nào ?
 - GV: Tương tự hs trả lời các biểu đồ B, C
- HS : Các nhóm lần lượt trình bày các kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác bổ sung.
- GV : Nhận xét vâ chốt ý.
1. Bài tập 1:
* Biểu đồ A :
 - Nhiệt độ :
 + Cao nhất: gần 100C tháng 6,7
 + Thấp nhất : - 300C, tháng 12
 + Có tới 9 tháng t0 < 00C
 + Biên độ dao động khoảng 400C
- Lượng mưa :
 + Nhiều nhất không quá 50 mm . có 9 tháng mưa ở dạng tuyết rơi .
 + Mưa nhiều vào mùa hạ .
 g Thuộc kiểu KH ôn đới vùng gần cực 
- Biểu đồ B :.
 * Nhiệt độ :
 + Cao nhất : 250C ( nóng )
 + Thấp nhất : 100C ( mát)
 * Lượng mưa: mùa hạ khô hạn, mưa vào thu đông 
 g Thuộc kiểu KH Địa Trung Hải
- Biểu đồ C :
 * Nhiệt độ :
+ Cao nhất : 150C ( mát)
 + Thấp nhất : 50C ( ấm)
 * Lượng mưa:
+ Cao nhất : trên 100mm
 + Thấp nhất : khoảng 70mm
 g Thuộc kiểu KH ôn đới hải dương 
2. Bài tập 2 ( giảm tải )
Hoạt động 2 : Bài tập 3
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí cácboníc trong không khí. Lượng khí cácboníc trong không khí đang tăng dần và cần phải có biện pháp ngăn chặn
- Kĩ năng : Quan sát và nhận xét tranh ảnh ô nhiễm môi trường không khí
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: tranh ảnh ô nhiễm môi trường không khí
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 10 phút )
- GV: Nhận xét lượng khí thảy đioxit cacbon qua các năm?
- HS: Ngày càng tăng
- GV: Yêu cầu HS giải thích sự gia tăng khí cacbonic từ năm 1840 g 1997.
- GV: Không cần vẽ biểu đồ
* GDMT ( 3 phút )
- GV: Lứa tuổi của em cần phải làm gì để góp phần BVMT?
- HS: Trồng cây, không chặt phá bừa bãi
3. Bài tập 3
- Nguyên nhân sự gia tăng: do sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt hàng ngày tăng
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
	- Câu 1: Yêu cầu HS trình bày kiến thức về đới ôn hòa
- Đáp án câu 1: HS trình bày 
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
- Đối với bài học ở tiết này
	+ Học bài
	+ Làm bài tập bản đồ 
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Đọc trước bài 19 MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
+ Xác định vị trí môi trường
+ Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
+ Sinh vật làm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT21 - BAI 18.docx