Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 16, Bài 13: Môi trường đới ôn hòa - Lê Hoàng Phương

- HS: Đợt khí lạnh, đợt khí nóng, gió tây ôn đới, hải lưu nóng .

- GV: Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hoà?

- HS: Do ở vị trí trung gian nên đới ôn hoà chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột

 + Đợt khí lạnh: nhiệt độ xuống thấp đột ngột dưới 00 ,gió Tây ôn đới hoạt động mạnh, tuyết dày .

 + Đợt khí nóng: nhiệt độ tăng rất cao, rất khô, dễ gây cháy

- GV:Vậy với những đặc điểm như thế làm thời tiết ở đây mang đặc điểm gì?

- HS:

 + Do vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa, gió Tây ôn đới mang không khí ẩm, ấm của dòng biển nóng chảy qua vào khu vực ven bờ làm thời tiết thất thường

 + Ở phía Đông Hoa Kì, mỗi khi có đợt khí nóng hay lạnh tràn đến nhiệt độ có thể tăng hay giảm từ 10 -15 độ C

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 16, Bài 13: Môi trường đới ôn hòa - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13- Tiết: 16
Tuần 8MÔI TRƯỜNG ĐỚI 
ÔN HÒA
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa
- HS hiểu: Những nguyên nhân làm khí hậu đới ôn hòa thất thường, những biểu hiện mang tính trung gian của khí hậu đới ôn hòa. Hiểu và phân biệt được sự khác biệt giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hòa qua biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
 1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Xác định trên bản đồ lược đồ vị trí của đới ôn hòa, các kiểu môi trường ở đới ôn hòa
- HS thực hiện thành thạo: Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
 1.3 Thái độ: 
- Thói quen: Nhận thức được khí hậu ảnh hưởng đến thiên nhiên
- Tính cách: Giáo dục tình yêu thiên nhiên và môi trường 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Khí hậu đới ôn hòa
	- Sự phân hóa của môi trường
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ các môi trường địa lí
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng:
 Không có ( vì tiết trước kiểm tra 1 tiết )
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Khí hậu
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: : Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên TG. Những nguyên nhân làm khí hậu đới ôn hòa thất thường, những biểu hiện mang tính trung gian của khí hậu đới ôn hòa
- Kĩ năng : Xác định trên bản đồ các kiểu môi trường địa lí vị trí của đới ôn hòa
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan,thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các kiểu môi trường địa lí
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài : Môi trường đới ôn hòa có khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường, có sự phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian như thế nào? Tại sao? Đó là nội dung bài học hôm nay
Bước 2 (15 phút )
Tìm hiểu đặc điểm khí hậu đới ôn hòa
- GV: Quan sát H13.1 + bản đồ các môi trường địa lí. Hãy xác định vị trí đới ôn hoà 
- HS: nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh, từ 2 chí tuyến đến 2 đường vòng cực
- GV: Phân bố của đới ở đâu ? 
- HS: hai bán cầu, nhiều nhất là Bắc bán cầu 
* Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống ( 5 phút )
- GV: Chia HS làm 4 nhóm
- Câu hỏi: Phân tích bảng số liệu. Từ đó nhận xét đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của khí hậu ôn hòa? 
- HS: thảo luận và báo cáo kết quả
 + Vị trí: Từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu .
 + Nhiệt độ: không nóng và mưa nhiều như đới nóng
 + Lượng mưa: Không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh
- GV: Nhận xét và đánh giá
- GV: Quan sát H13.1+ bđ các môi trường địa lí. 
- - - GV: Cho biết các kí hiệu mũi tên biểu hiện của các yếu tố gì?
- HS: Đợt khí lạnh, đợt khí nóng, gió tây ôn đới, hải lưu nóng . 
- GV: Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hoà?
- HS: Do ở vị trí trung gian nên đới ôn hoà chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột
 + Đợt khí lạnh: nhiệt độ xuống thấp đột ngột dưới 00 ,gió Tây ôn đới hoạt động mạnh, tuyết dày.
 + Đợt khí nóng: nhiệt độ tăng rất cao, rất khô, dễ gây cháy
- GV:Vậy với những đặc điểm như thế làm thời tiết ở đây mang đặc điểm gì?
- HS: 
 + Do vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa, gió Tây ôn đới mang không khí ẩm, ấm của dòng biển nóng chảy qua vào khu vực ven bờ làm thời tiết thất thường
 + Ở phía Đông Hoa Kì, mỗi khi có đợt khí nóng hay lạnh tràn đến nhiệt độ có thể tăng hay giảm từ 10 -15 độ C
1. Khí hậu
- Vị trí: Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu
- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh
- Thời tiết thay đổi thất thường 
Hoạt động 2 : Sự phân hóa của môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa. Hiểu và phân biệt được sự khác biệt giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hòa qua biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- Kĩ năng : Nhận biết các kiểu môi trường ở đói ôn hòa
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: tranh cảnh quan môi trường ở đới ôn hòa
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
- GV: Thời tiết đới ôn hòa có mấy mùa ? 
- HS: 4 mùa 
- GV cho HS biết thời gian từng mùa , thời tiết từng mùa và sự biến đổi cây cỏ từng mùa ở môi trường đới ôn hoà .
 + Tháng 1, 2, 3 ( mùa đông ) : Thời tiết lạnh, tuyết rơig cây tăng trưởng chậm, trơ cành.
 + Tháng 4, 5, 6 (mùa xuân) : Nắng ấm, tuyết tan g cây nẩy lộc, ra hoa.
 + Tháng 7, 8, 9 (mùa hạ) : Nắng nóng, mưa nhiều g quả chín.
 + Tháng 10, 11, 12 (mùa thu) : Trời mát, lạnh khô g lá khô vàng, rơi rụng. 
- GV: Quan sát lược đồ 13.1 +bđ các môi trường địa lí. Nêu tên các kiểu môi trường ?
- HS: Môi trường ôn đới hải dương , môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm, môi trường hoang mạc ôn đới .
- GV: Cho Hs quan sát các dòng biển nóng để thấy được ảnh hưởng của dòng biển nóng đến môi trường ôn đới hải dương.
- GV: Ở đại lục Á - Âu từ Tây sang Đông có các kiểu môi trường nào? Từ Bắc xuống Nam có các kiểu môi trường nào? 
- HS: Tây g Đông : ôn đới lục địa, Đ.T.Hải, hoang mạc, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiết đới ẩm. Bắcg Nam: ôn đới lục địa, hoang mạc  
- GV: Ở Bắc Mĩ từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam có những kiểu môi trường nào ? 
HS: Bắc xuống Nam: ôn đới lục địa, hoang mạc . Tây sang Đông : hoang mạc, cận nhiệt đới gió mùa .
- GV: Em có nhận xét gì về sự phân hóa ở đới ôn hòa
- HS: Phân hóa theo không gian
- GV: Do đâu mà môi trường lại phân hóa như vậy
- HS: Gió Tây
- GV: Dựa vào SGK cho HS minh họa sự phân hóa của môi trường
- GV: Cho HS phân tích 3 biểu đồg nhận xét đặc điểm của từng kiểu môi trường .
 + Ôn đới hải dương : mưa quanh năm, nhất là vào thu đông, lượng mưa 1126mm
 + Ôn đới lục địa: mưa nhiều vào mùa hạ, lượng mưa 560mm
 + Điạ Trung Hải : Có 3 tháng khô hạn vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa thu và đông, 
- GV: cho Hs quan sát cây rừng ở 3 ảnh để thấy rừng ở ôn đới thuần 1 vài loài cây và không rậm rạp như rừng ở đới nóng
2. Sự phân hóa của môi trường
- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:
+ Phân hóa theo thời gian: một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông
+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Vị trí đới ôn hoà?
	- Đáp án câu 1: Nằm giữa chí tuyến và vòng cực 2 bán cầu
	- Câu 2: Những nguyên nhân làm cho thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường ?
- Đáp án câu 2: Do ở vị trí trung gian nên đới ôn hoà chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy bìa học.
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 45 sách giáo khoa.
+ Làm bài tập 1, 2, 3 trang 11 - Tập bản đồ Địa lí 7.
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	+ Đọc trước bài mới
	+ Đọc trước bài 14 HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA
+ Nhà kính là gì ?
+ Có mấy hình thức tổ chức sản xuất chính trong nông nghiệp đới ôn hoà ?
	+ Tìm hiểu nền nông nghiệp ở ôn hòa tiên tiến như thế nào? 
+ Các biện pháp nông nghiệp được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp như thế nào?
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT16 - BAI 13.docx
Giáo án liên quan