Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 13, Bài 12: Thực hành: Nhận biế đặc điểm môi trường đới nóng - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 15 phút )

Giới thiệu bài: Hãy nêu tên các kiểu MT ở đới nóng? Nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp các em nhớ lại kiến thức đã hoc, vận dụng để rèn luyện phát triển 1 số kĩ năng phân tích tranh ảnh, biểu đồ t0 và lượng mưa

Bước 2 ( 15 phút )

Tìm hiểu bài tập 1

- GV : Cho HS quan sát 3 bức ảnh trong SGK.

- GV: yêu cầu HS nhận dạng 3 kiểu môi trường thuộc đới nóng qua ảnh theo các bước :

+ Mô tả quang cảnh trong ảnh

+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng .

+ Xác định tên của môi trường trong ảnh ( mô tả quang cảnh theo : cây cỏ , đất đai , nguồn nước )

- GV: Ảnh A là Xahara thuộc kiểu môi trường nào?

- HS: Những cồn cát lượn sóng mênh mông dưới nắng, không có động vật sinh sống. Đây là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất trên Trái Đất có đường chí tuyến Bắc đi qua

- GV: Ảnh B thuộc kiểu môi trường nào?

- HS: Xavan

- GV: Cảnh quan ở đây như thế nào?

- HS: Đồng cỏ cây cao xen lẫn, phía xa là rừng hành lang.

- GV: Đây là cảnh quan gì?

- HS: Xavan là thảm thực vật tiêu biểu môi trường nhiệt đới)

- GV: Anh C là kiểu môi trường nào?

- HS: Cảnh rừng rậm nhiều tầng, xanh tốt phát triển bên bờ sông, sông đầy nước

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 13, Bài 12: Thực hành: Nhận biế đặc điểm môi trường đới nóng - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 - Tiết: 13
Tuần 7
THỰC HÀNH 
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Nắm được các kiểu môi trường đới nóng
- HS hiểu: Nhận biết được các kiểu môi trường của đới nóng. Phân biệt được đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa và các kiểu khí hậu khác
 1.2 Kĩ năng :
- HS thực hiện thành thạo: Nhận biết các môi trường địa lí qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- HS thực hiện được: Nhận biết các môi trường địa lí qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của đới nóng.
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:Tìm kiếm và xử lí thông tin qua tranh ảnh , biểu đồ để nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
 1.3 Thái độ : 
- Thói quen: Đánh giá và chọn lọc các yếu tố
- Tính cách: Hiểu được tác động khí hậu đến cảnh quan
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Bài tập 1 và 4
3. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ảnh các cảnh quan
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng:
 - Câu 1 ( 4đ ): Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự di dân? 
 - Đáp án câu 1: 
 + Di dân tự do: Do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm
 + Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế xã hội các vùng núi, ven biển
 - Câu 2 ( 4đ ): Vấn đề đô thị hoá ở đới nóng diễn ra như thế nào ? 
 - Đáp án câu 2: Sự bùng nổ đô thị hóa ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị 
 - Câu 3 ( 2đ ): Kiểm tra chuẩn bị bài mới của HS
 Phân biệt khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa
 - Đáp án câu 3: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng giống nhiệt đới là có 1 mùa khô và 1 mùa mưa nhưng nhiệt đới gió mùa không có thời kỳ khô hạn kéo dài
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Bài tập 1
1. Mục tiêu:
- Kiến thức Nắm được các kiểu môi trường đới nóng. Nhận biết được các kiểu môi trường của đới nóng
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ ảnh về các cảnh quan của đới nóng
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về các cảnh quan của đới nóng
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Giới thiệu bài: Hãy nêu tên các kiểu MT ở đới nóng? Nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp các em nhớ lại kiến thức đã hoc, vận dụng để rèn luyện phát triển 1 số kĩ năng phân tích tranh ảnh, biểu đồ t0 và lượng mưa
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu bài tập 1
- GV : Cho HS quan sát 3 bức ảnh trong SGK.
- GV: yêu cầu HS nhận dạng 3 kiểu môi trường thuộc đới nóng qua ảnh theo các bước :
+ Mô tả quang cảnh trong ảnh 
+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng .
+ Xác định tên của môi trường trong ảnh ( mô tả quang cảnh theo : cây cỏ , đất đai , nguồn nước )
- GV: Ảnh A là Xahara thuộc kiểu môi trường nào?
- HS: Những cồn cát lượn sóng mênh mông dưới nắng, không có động vật sinh sống. Đây là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất trên Trái Đất có đường chí tuyến Bắc đi qua
- GV: Ảnh B thuộc kiểu môi trường nào?
- HS: Xavan
- GV: Cảnh quan ở đây như thế nào?
- HS: Đồng cỏ cây cao xen lẫn, phía xa là rừng hành lang.
- GV: Đây là cảnh quan gì? 
- HS: Xavan là thảm thực vật tiêu biểu môi trường nhiệt đới)
- GV: Anh C là kiểu môi trường nào?
- HS: Cảnh rừng rậm nhiều tầng, xanh tốt phát triển bên bờ sông, sông đầy nước
1. Bài tập 1
- Ảnh A : hoanh mạc Xahara thuộc kiểu môi trường hoang mạc.
- Ảnh B : Xavan đồng cỏ cao thuộc kiểu môi trường nhiệt đới.
- Ảnh C : Rừng rậm nhiều tầng thuộc kiểu môi trường xích đạo ẩm
2. Bài tập 2 ( Giảm tải )
3. Bài tập 3 ( giảm tải )
Hoạt động 2 : Bài tập 4
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhớ lại đặc điểm khí hậu của đới nóng. Phân biệt được đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa và các kiểu khí hậu khác
- Kĩ năng : Đọc phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong SGK để nhận biết đặc điểm khí hậu của tùng kiểu môi trường ở đói nóng
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong SGK
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 5 phút )
 Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống
- GV : Cho HS quan sát các biểu đồ A,B,C,D,E
- GV: Chia HS làm 5 nhóm nhỏ. Xác định các biểu đồ t0 và lượng mưa để tìm ra 1 biểu đồ thuộc đới nóng.
Bước 2 ( 15 phút )
 Cho HS báo cáo kết quả thảo luận
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả của nhóm mình
+ Biểu đồ A : có nhiều tháng t0 xuống thấp dưới 150C vào mùa hạ nhưng lại là mùa mưa è không phải của đới nóng.
 + Biểu đồ A là biểu đồ khí hậu Địa Trung Hải Nam bán cầu 
 + Biểu đồ B : nóng quanh năm, t0 > 200C và có 2 lần lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ è đúng là của đới nóng thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa
 + Biểu đồ C : t0 cao nhất không quá 200C vào mùa hạ, mùa đông ấm áp không xuống quá 50C, mưa quanh năm è không phải của đới nóng.Đây là kiểu khí hậu ôn đới hải dương
 + Biểu đồ D : có mùa đông lạnh dưới -50C è không phải của đới nóng. Đây là kiểu khí hậu ôn đới lục địa
 + Biểu đồ E : có mùa hạ nóng trên 250C, mùa đông mát dưới 150C, mưa rất ít, mưa vào thu đông è không phải đới nóng. Đây là khí hậu hoang mạc 
è Vậy biểu đồ B thuộc đới nóng.
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu và phân loại biểu đồ B, để xem biểu đồ này thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng. ( t0 quanh năm > 250C, mưa nhiều trên 1500mm/ năm với 1 mùa mưa vào mùa hạ và1 mùa khô vào mùa đông è là đặc điểm của kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.
4. Bài tập 4
- Biểu đồ B thuộc đới nóng, là kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Môi trường đới nóng nằm trong khoảng vĩ độ nào?	
	- Đáp án câu 1: Nằm trong khoảng vĩ độ khoảng 300 B- N
- Câu 2: Kể tên các kiểu môi trường đới nóng?
- Đáp án câu 2: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc . 
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 10 - Tập bản đồ Địa lí 7.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	+ Đọc trước bài mới tiết 13 ÔN TẬP
+ Sự phân bố dân cư thế giới ? Nguyên nhân ?
+ Quá trình đô thị hoá, các siêu đô thị ở đới nóng ?
+ Tác động của dân số tới tài nguyên và môi trường ?
+ Các đặc điểm khí hậu và cảnh quan của các kiểu môi trường chính ở đới nóng ?
+ Ôn tập lại địa lí Tây Ninh
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT13 - BAI 12.docx