Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Bài 32: Các khu vực châu Phi (tt) - Trần Thị Hà Thi

Hoạt động 1. 16-’ Nhóm

GV: Quan sát lược đồ KTCP.

GV: chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.

* Nhóm 1: Địa hình Nam Phi như thế nào?

 TL: - Địa hình cao TB > 1000m.

* Nhóm 2: Nam Phi nằm trong môi trường nào?

 TL: - Môi trường nhiệt đới nhưng ẩm và dịu hơn Bắc Phi.

* Nhóm 3: Tên các dòng biển nóng, lạnh và ảnh hưởng của dòng biển nóng đối với khí hậu phía đông của Nam Phi?

 TL: - Dòng lạnh Ben ghê la.

 - Dòng nóng Môdămbích + gió đông Nam từ AĐD vào nên thời tiết quanh năm nóng ẩm và mưa tương đối lớn.

* Nhóm 4: Sự thay đổi lượng mưa khi đi từ Đông – Tây của Nam Phi và vai trò của dãy Đrêkenxbéc với lượng mưa 2 bên dãy núi này như thế nào?

 TL: - Lượng mưa giảm dần từ Đông – Tây.

 - Dãy Đrêkenxbéc chắn gió nên đồng bằng duyên hải và sườn hướng ra biển có mưa nhiều rừng rậm bao phủ.

 - Phía Tây dãy núi khí hậu khô hạn dần từ rừng rậm – rừng thưa – xa van.

* Nhóm 5: Sự thay đổi của thảm thực vật từ đông – tây như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó?

 TL: - Thay đổi từ rừng rậm – xa van – hoang mạc.

 - Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, dòng nóng, dòng lạnh.

* Nhóm 6: Bằng kiến thức đã học hãy giải thích tại sao hoang mạc lại lan sát ra biển ở phía Tây của Nam Phi?

 TL: Aûnh hưởng của dòng lạnh Benghêla nên hơi nước từ đại dương vào qua đây gặp lạnh ngưng tụ thành sưông mù vào đất liền không khí mất hết hơi nước nên mưa hiếm và phát triển hoang mạc.

GV: Nam Phi có đại dương bao quanh 3 mặt nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến hải dương ẩm ( gió mậu dịch ĐN từ AĐD vào nên khí hậu ẩm và dịu hơn bắc Phi).

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Bài 32: Các khu vực châu Phi (tt) - Trần Thị Hà Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần - Tiết 
 Ngày dạy: 
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (tt).
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
 Hoạt động 1:
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Phi.
 Hoạt động 2:
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Nam Phi.
- Dân cư: Thành phần chủng tộc đa dạng, phần lớn theo đạo thiên chúa. 
- Kinh tế: trình độ phát triển rất không đều, Cộng hòa Nam Phi là nước Công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
1.2. Kỹ năng:
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên dân cư, kinh tế của khu vực Nam Phi.
- Kỹ năng phân tích lược đồ.
- Rèn kĩ năng sống: Tư duy, giao tiếp.
1.3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ tự nhiên, tình cảm cọâng đồng
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Nam Phi, 
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Bản đồ tự nhiên và kinh tế Châu Phi.
3.2.. Học sinh:
- Thông tin về thổng thống Nam Phi Me-đi La
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 7A1: 7A2: 7A3: 7A4:
4.2. Kiểm tra miệng: 
1. Nêu khái quát tự nhiên và dân cư xã hội của khu vực Bắc Phi? (8đ).
- Phía Bắc: Núi trẻ Atlát, đồng bằng ven ĐTH; khí hậu ĐTH; rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió.
- Phía Nam: Hoang mạc nhiệt đới; khí hậu khô nóng; phát triển xavan cây bụi, ốc đảo cây cối xanh tốt.
- Bắc Phi chủ yếu là người Béc be thuộc chủng tộc Ơrôpêốit theo đạo hồi, kinh tế tương đối phát triển.
2. Nội dung chính bài học này? ( 2đ)
Khu vực Nam Phi
 4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1. 16-’ Nhóm
GV: Quan sát lược đồ KTCP.
GV: chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. 
* Nhóm 1: Địa hình Nam Phi như thế nào? 
 TL: - Địa hình cao TB > 1000m.
* Nhóm 2: Nam Phi nằm trong môi trường nào?
 TL: - Môi trường nhiệt đới nhưng ẩm và dịu hơn Bắc Phi.
* Nhóm 3: Tên các dòng biển nóng, lạnh và ảnh hưởng của dòng biển nóng đối với khí hậu phía đông của Nam Phi?
 TL: - Dòng lạnh Ben ghê la.
 - Dòng nóng Môdămbích + gió đông Nam từ AĐD vào nên thời tiết quanh năm nóng ẩm và mưa tương đối lớn.
* Nhóm 4: Sự thay đổi lượng mưa khi đi từ Đông – Tây của Nam Phi và vai trò của dãy Đrêkenxbéc với lượng mưa 2 bên dãy núi này như thế nào?
 TL: - Lượng mưa giảm dần từ Đông – Tây.
 - Dãy Đrêkenxbéc chắn gió nên đồng bằng duyên hải và sườn hướng ra biển có mưa nhiều rừng rậm bao phủ.
 - Phía Tây dãy núi khí hậu khô hạn dần từ rừng rậm – rừng thưa – xa van.
* Nhóm 5: Sự thay đổi của thảm thực vật từ đông – tây như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó?
 TL: - Thay đổi từ rừng rậm – xa van – hoang mạc.
 - Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, dòng nóng, dòng lạnh.
* Nhóm 6: Bằng kiến thức đã học hãy giải thích tại sao hoang mạc lại lan sát ra biển ở phía Tây của Nam Phi?
 TL: Aûnh hưởng của dòng lạnh Benghêla nên hơi nước từ đại dương vào qua đây gặp lạnh ngưng tụ thành sưông mù vào đất liền không khí mất hết hơi nước nên mưa hiếm và phát triển hoang mạc.
GV: Nam Phi có đại dương bao quanh 3 mặt nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến hải dương ẩm ( gió mậu dịch ĐN từ AĐD vào nên khí hậu ẩm và dịu hơn bắc Phi).
Hoạt động 2. 16’- Cá nhân
? Quan sát lược đồ nêu tên các nước Nam Phi?
 HS: - Học sinh lên bảng chỉ bản đồ.
? Thành phần dân cư Nphi như thế nào? Có gì khác so với Bắc và Trung Phi?
HS: - Thuộc chủng tộc Nêgrốit; Ơrôpêốit và người lai.
 - Trên đảo Mađagaxca có người Mangát (Môgôlôít).
GV: Nạn phân biệt chủng tộc đã được xóa bỏ ở cộng hòa Nam Phi đây là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài của nhân dân Nam Phi (4. 1994).
? Kinh tế các nước Nam Phi như thế nào?
HS: à
GV: - CHNPhi nổi tiếng đứng đầu thế giới về sản xuất vàng, khai thác kim cương.
 - Cây ăn quả cận nhiệt đới được trồng nhiền ở duyên hải đông nam, chăn nuôi là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp do có diện tích đồng cỏ rộng lớn trên các cao nguyên nội địa và sườn phía nam.
? Quan sát H 32.3 nêu tên các khoáng sản chính của Nam Phi?
HS: Kim cương, crôm, Uranium
- Xác định trên bản đồ.
3. Khu vực Nam Phi:
a. Khái quát tự nhiên:
- Địa hình cao TB >1000 m.
- Nằm trong môi trường nhiệt đới, cực Nam có khí hậu ĐTH.
 - Lượng mưa giảm dần từ Đông – Tây.
- Thực vật thay đổi từ Đông – Tây.
b. Khái quát kinh tế xã hội:
- Dân cư gồm nhiều chủng tộc Nêgrốit, Môgôlốit, ơrôpêốit và người lai phần lớn theo đạo thiên chúa.
- Kinh tế phát triển không đồng đều, phát triển nhất ở CHNPhi.
4.4Tổng kết.
Vẽ sơ đồ tư duy về tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực Nam Phi
4.5. Hướng dẫn học tập: 
- Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài. Các khu vực Châu Phi (tt). So sánh được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu Nam Phi
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới: Thực hành. Chuẩn bị theo câu hỏi trong Sách giáo khoa.
- Làm trước 2 bài tập ở nhà
5. PHỤ LỤC:
Tài liệu kĩ năng sống 
----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docBai_33_Cac_khu_vuc_chau_Phi_Tiep_theo.doc