Kế hoạch bài học Địa Lí 7 kì 1

Bài 18 - Tiết 21 Thực hành:

Tuần: 11

Ngày dạy: 27/10/2014

1. MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức:

Củng cố các kiến thức cơ bản về:

- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ khí hậu.

- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua ảnh địa lí.

- Vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.

1.2/ Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Kỹ năng đọc, vẽ, phân tích biểu đồ, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin qua tranh ảnh, biểu đồ.

- HS thực hiện thành thạo: kĩ năng sống cho học sinh: suy nghĩ, giao tiếp và tự nhận thức.

 

doc154 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Địa Lí 7 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoà.
đ Các cảnh quan công nghiệp đới ôn hòa ? 
 HS trình bày: Khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.
5.2. Hướng dẫn học tập:
 - Đối với bài học tiết này:
 Về học kỹ bài. Làm bài tập 3 / SGK. Hoàn thành bài tập bản đồ.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài “ Đô thị hoá ở đới ôn hoà”.
+ Sưu tầm ảnh một số đô thị lớn ở các nước đới ôn hoà ?
6. Phụ lục: 
Bài 16 - Tiết 19
Tuần 10
Ngày dạy: 21/10/2014
1. MỤC TIÊU:.
1.1/ Kiến thức:
- HS hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá cao ở đới ôn hòa (phát triển về số lượng, chiều rộng, chiều cao lẫn chiều sâu. Liên kết với nhau thành chùm đô thị hoặc siêu đô thị phát triển có qui hoạch).
- HS nắm được các vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển và cách giải quyết.
1.2/ Kĩ năng:
 - HS thực hiện được: kĩ năng nhận biết đô thị cổ và đô thị mới qua ảnh.
 - HS thực hiện thành thạo: Rèn cho học sinh một số kĩ năng sống cần thiết: tư duy; giao tiếp; tự nhận thức.
1.3/ Thái độ:
- Thói quen: Xoá bỏ tư tưởng phân biệt giữa nông thôn và thành thị.
- Tính cách: Ý thức trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường do đô thị hóa.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đô thị hóa ở mức độ cao và các vấn đề về đô thị.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: - Bản đồ dân cư Châu Mĩ.
3.2. Học sinh: - Aûnh sưu tầm (nếu có), tập bản đồ địa lí.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng: 
đ Nền công nghiệp đới ôn hoà là thế mạnh và đa dạng do:
 a. Công nghiệp chế biến là thế mạnh và đa dạng từ các ngành truyền thống đến các ngành công nghệ cao.
 b. Công nghiệp chế biến và khai thác đến các ngành công nghệ cao.
 c. Cảø hai câu đều đúng.
đ Các cảnh quan công nghiệp đới ôn hòa phát triển như thế nào?
 - Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi trong đới ôn hoà, được biểu hiện ở các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp. 
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 ĩHoạt động 1: 
Đô thị hóa ở đới ôn hòa như thế nào ? Ta vào bài học.
Tiết 19: Đô thị hóa ở đới ôn hòa
* Hoạt động 2: (15 phút)
* Mục tiêu: HS nắm và trình bày được đặc điểm đô thị hóa đới ôn hòa và rèn kỹ năng sống cho HS.
Hoạt động cá nhân/ Cả lớp/ Kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Hãy cho biết nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị ở đới ôn hoà? Tỉ lệ dân sinh sống ở đô thị như thế nào?
Sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ, chiếm 75%.
- Tại sao cùng với việc công nghiệp hóa các siêu đô thị cũng phát triển theo? Cho ví dụ?
Do nhu cầu lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
- Hoạt động công nghiệp tập trung trên địa bàn thích hợp thì các đô thị có sự phát triển tương ứng như thế nào?
- Điều kiện của sự phát triển đó là gì?
Nhờ hệ thống giao thông hết sức phát triển.
- Học sinh hoạt động cặp đôi (1’). Qua đó giáo dục kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
- Quan sát H16.1; 16.2/ SGK cho biết:
+ Trình độ phát triển đô thị ở đới ôn hoà khác với đới nóng như thế nào? Biểu hiện?
Những toà nhà chọc trời, hệ thống giao thông ngầm, kho hàng, nhà xe dưới mặt đất. . . không ngừng mở rộng ra xung quanh, còn vươn cả theo chiều cao và chiều sâu.
- Đô thị hóa ở mức độ cao ảnh hưỡng thế nào đến phong tục tập quán, đời sống tinh thần của dân cư môi trường đới ôn hoà?
* Hoạt động 3:(17 phút)
* Mục tiêu: HS trình bày được các vấn đề đô thị ở đới ôn hòa.
HS hoạt động cá nhân / Cả lớp / thảo luận nhóm, kết hợp giáo dục môi trường, rèn kĩ năng sống. 
- Giáo dục môi trường thông qua kĩ năng phân tích ảnh:
+ Cho HS quan sát H16.3; 16.4 / SGK, trả lời các câu hỏi:
. Tên hai bức ảnh là gì?
. Hai bức ảnh mô tả thực trạng gì đang diễn ra ở các đô thị và siêu đô thị?
. Hai bức ảnh mô tả những vấn đề gì của xã hội?
=> Nạn ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở các đô thị.
- Cho HS thảo luận nhóm: ( 6 nhóm – thảo luận 4’).
- Giáo dục môi trường:
đ N1,2: Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị và siêu đô thị sẽ làm nảy sinh vấn đề gì về môi trường ?
Ô nhiễm không khí, ùn tắt giao thông. . . 
đ N3,4: Dân số đô thị tăng nhanh nảy sinh những vấn đề gì đối với xã hội?
Việc giải quyết nhà ở, việc làm, công trình công cộng. . . sẽ đặt ra gay gắt.
đ N5,6: Việc mở rộng đô thị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với việc canh tác trong nông nghiệp ?
Bị thu hẹp rất nhanh, dành đất cho xây dựng và phát triển giao thông. . . 
 - Cho các nhóm trình bày, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
- Là HS bản thân phải có thái độ như thế nào đối với sự ô nhiễm trên?
- Không đồng tình với những nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm không khí, nguồn nước.
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm hạn chế sức ép của các đô thị tới môi trường.
- Liên hệ các vấn đề xã hội trong các vấn đề trên ở đới nóng, ở VN.
- Để giải quyết vấn đề xã hội ở các đô thị cần có những biện pháp gì để giảm áp lực dân số ở các siêu đô thị?
- Thực tế ở một số nước đã tiến hành như thế nào?
- Thế nào là qui hoạch theo hướng phi tập trung?
-Để phát triển kinh tế đồng đều cân đối trong một quốc gia cần tiến hành như thế nào?
- Để xoá bỏ ranh giới nông thôn, thành thị, giảm các động lực tăng dân trong các đô thị cần có giải pháp gì?
- HS trình bày GV hoàn chỉnh.
=> GV lưu ý HS những vấn đề đặt ra cho đô thị hóa ở đới ôn hoà cũng chính là những những vấn đề nước ta đang gặp phải và cố gắng giải quyết (Đó cũng là vấn đề nước ta cần phải quan tâm khi lập qui hoạch xây dựng phát triển một đô thị mới trong tương lai).
=> Giáo dục tư tưởng về việc xoá bỏ tư tưởng phân biệt giữa nông thôn và thành thị.
1. Đô thị hoá ở mức độ cao:
- Hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.
- Các thành phố lớn thường chiếm tỉ lệ lớn dân đô thị của 1 nước.
- Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau liên tục thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị.
- Lối sống đô thị đã phổ biến ở cả vùng nông thôn trong đới ôn hoà.
2. Các vấn đề về đô thị: 
a. Thực trạng:
- Việc dân cư ngày càng tập trung vào sống trong các đô thị lớn đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm không khí, nước, nạn ùn tắt giao thông.
- Nạn thất nghiệp đi đôi với tình trạng thiếu nhân công trẻ, có tay nghề cao, thiếu nhà ở, công trình phúc lợi.
- Diện tích đất thu hẹp nhanh.
b. Một số giải pháp tiến hành giải quyết:
- Nhiều nước tiến hành qui hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” để giảm áp lực cho các đô thị.
 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1. Tổng kết:
đ Đặc điểm đô thị hóa của đới ôn hòa là gì?
Đô thị hóa ở mức độ cao. Sự phát triển các đô thị được tiến hành theo quy hoạch. Nhiều đô thị mở rộng, kết nối nhau thành chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị.
đ Một số giải pháp tiến hành giải quyết:
Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
Xây dựng nhiều thành phố đông dân.
Chuyển dịch kinh tế sang các vùng mới.
Chuyển dịch các hoạt động CN, dịch vụ đến các vùng mới.
Đẩy mạnh ĐTH nông thôn.
 đ Vấn đề mà nước ta cần quan tâm khi lập qui hoạch xây dựng phát triển đô thị mới trong tương lai:
Đẩy mạnh đô thị hóa ở các đô thị.
Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
Đẩy mạnh đô thị hóa đồng bằng.
5.2. Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết này:
 - Về nhà học kỹ bài; Hoàn thành bài tập bản đồ.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 - Sưu tầm tranh, ảnh về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước.
 - Chuẩn bị bài “ Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà”.
6. Phụ lục:
Bài 17 - Tiết 
20
Tuần 10
Ngày dạy: 24/10/2014
1. MỤC TIÊU: 
 1.1/ Kiến thức:
 - Học sinh biết được những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nước ở các nước phát triển.
 - Học sinh hiểu được hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà cho toàn thế giới.
1.2/ Kĩ năng:
- HS thực hiện được: kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
 - HS thực hiện thành thạo: Các kĩ năng sống: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức.
1.3/ Thái độ:
 - Thói quen: Nhận thức đúng đắn về ý thức bảo vệ nguồn nước, môi trường mình đang sống.
- Tính cách: Biết phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường và tích cực hơn trong việc bảo vệ nguồn nước,..
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Các ảnh ô nhiễm không khí, nước.
 3.2. Học sinh: Aûnh sưu tầm (nếu có), tập bản đồ địa lí.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
Kiểm diện.
Kiểm tra miệng: 
 đ Việc dân cư tập trung đông ở các đô thị sẽ nảy sinh nhiều vấn đề:
a. Ô nhiễm không khí, nước, nạn ùn tắc giao thông.
b. Nạn thất nghiệp, thiếu công nhân, thiếu nhà ở. . . 
 c. Diện tích đất thu hẹp.
 đ Một số giải pháp mà các nước đã tiến hành đối với vấn đề đô thị là gì?
 Tiến hành qui hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung”.
 . Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
 . Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.
 . Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
 4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
ĩ Hoạt động 1: (1 phút) Giới thiệu bài:
Tiết 20: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
* Hoạt động 2:(15 phút)Tìm hiểu Ô nhiễm không khí
* Mục tiêu: Học sinh nắm vững và trình bày việc ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa.
 Hoạt động cá nhân / Cả lớp / Kết hợp giáo dục môi trường và rèn kĩ năng sống.
- HS suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Cho HS quan sát H16.3; 16.4 và 17.1 / SGK cho biết:
+ Cả 3 bức ảnh có chung chủ đề gì? (đều thải khói, bụi vào bầu không khí).
+ Aûnh chụp vấn đề gì?
+ Cả 3 bức ảnh cảnh báo điều gì sẽ xảy ra trong khí quyển?
- Khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ sản xuất công nghiệp thải ra làm cho khí quyển ô nhiễm.
Làm cho bầu khí quyền bị ô nhiễm nặng nề.
v Giáo dụcMT:
- Như vậy nguyên nhân nào làm cho không khí bị ô nhiễm?
- GV: Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp ¨ lượng CO2 tăng nhanh như: Các trung tâm công nghiệp Châu Aâu, Châu Mĩ thải ra hàng chục tỉ tấn khí CO2 , trung bình 700 – 900 tỉ tấn / km2/ năm thải. Chủ yếu là các khí độc: CO2 , SO4 , NO2 . 
- Ngoài hai nguồn trên còn nguồn ô nhiễm nào khác?
Do các hoạt động tự nhiên và sinh hoạt của con người: Bão cát, lốc bụi, núi lửa, cháy rừng và quá trình phân huỷ xác động, thực vật, . . . gây ô nhiễm không khí.
- Cho HS quan sát H17.1 và H17.2 :
+ Hai ảnh này gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?
Khí thải ở một khu liên hợp hoá dầu => là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa axit.
v Giáo dục MT:
- Không khí bị ô nhiễm sẽ gây nên hậu quả gì?
Mưa axít, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn. . . 
- Mưa axit là gì?
Khí thải => Không khí¨ Không khí bị ô nhiễm được gió đưa đi xa khoảng hàng trăm, hàng nghìn km và hậu quả tạo nên những trận mưa axit. Mưa axit gây ra trong điều kiện không khí bị ô nhiễm do có chứa một tỉ lệ cao ôxit lưu huỳnh (SO2 - trong khói các lò cao; khí thải của các loại động cơ xe máy chứa lượng CO2 lớn). Khi gặp ôxit lưu huỳnh (SO2) hoà hợp với nước tạo axit Sunfuaric (H2SO4). Vì vậy gọi là mưa axít.
- Mưa axit có tác hại như thế nào?
Rất nghiêm trọng làm chết cây cối (H17.2), ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.
- Như vậy mưa axít ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống?
- H.17.2 minh hoạ vấn đề gì?
Vấn đề mưa axit và tác hại của nó. Vấn đề mưa axit có tính chất quốc tế. Vì nguồn gây mưa nhiều khi xuất phát từ ngoài biên giới của nước chịu ảnh hưởng.
- Cho HS quan sát H16.3 và 17.1 / SGK.
+ Ngoài việc mưa axít khí thải còn gây nên tác hại gì?
Hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn. .. 
v GV mở rộng: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí gần mặt đất nóng lên như trong nhà kính.
Nguyên nhân là do khí thải tự tạo ra lớp màn chắn, ngăn cản nhiệt thoát ngoài. 
- Tác hại của hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
Làm cho trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước các đại dương dâng cao đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo vả những vùng đất thấp ven biển.
- Ngoài ra khí thải còn gây ra những hiện tượng gì?
Thủng tầng ôzôn làm tăng lượng khí tia cực tím độc hại chiếu xuống mặt đất gây các bệnh ung thư da, hỏng mắt do đục thuỷ tinh thể. . . 
- Hậu quả của hiện trạng ô nhiễm không khí ?
- HS trình bày nhanh 1 phút. GV hoàn chỉnh.
- Với tác hại to lớn mang tính chất toàn cầu của khí thải các nước trên thế giới đã có những biện pháp gì để hạn chế khí thải gây ô nhiễm?
. Đưa những cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư. Xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi đưa ra ngoài.
. Hạn chế gây ra tiếng ồn ở các phương tiện giao thông.
. Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu. . . 
Trong tương lai con người sẽ tạo ra những công nghệ sạch, công nghệ ít chất thải,..
- Dựa vào tập bản đồ địa lý cho biết nước nào có lượng khí thải nhiều nhất?
- Hoa Kỳ chiếm ¼ khí thải toàn cầu, nhưng Hoa Kỳ lại không chịu ký nghị định thư Kiôtô (nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của trái đất).
* Hoạt động 3: (14 phút) Tìm hiểu về hiện trạng ô nhiễm nước.
* Mục tiêu: Nắm vững hiện trạng ô nhiễm nguồn nước.
Hoạt động nhóm, cả lớp; hình thành kĩ năng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm và tự tin khi trình bày 1 phút.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
Chia 4 nhóm, thảo luận 4 phút.
Nội dung
Quan sát H17.3 và 17.4 / SGK, kết hợp vốn hiểu biết, cho biết:
+ N1,2: Nguyên nhân gây ô nhiễm sông ngòi? Tác hại?
+ N3,4: Nguyên nhân gây ô nhiễm biển? Tác hại?
- Cho HS các nhóm trình bày, bổ sung. GV chuẩn kiến thức theo bảng:
1. Ô nhiễm không khí: 
. Hiện trạng: 
- Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
– Nguyên nhân:
 Do khói bụi từ các nhà máy, ø các phương tiện giao thông và do các hoạt động sinh hoạt của con người.
– Hậu quả:
 Tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương nâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
2. Ô nhiễm nước: 
Ô nhiễm nước sông ngòi, hồ
Ô nhiễm biển
Nguyên nhân
- Nước thải từ nhà máy.
- Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
- Chất thải sinh hoạt, đô thị
. . . . . .
- Nước thải sinh hoạt từ các đô thị ven biển.
- Váng dầu do chuyên chở, đắm tàu, giàn khoan trên biển.
- Chất thải từ sông ngòi đổ ra.
Tác hại
- Aûnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng thuỷ, hải sản.
- Huỷ hoại cân bằng sinh thái.
- Tạo nên hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ.
- Gây tai hại mọi mặt ven bờ các đại dương.
- Thuỷ triều đỏ là gì?
Là do nước quá dư thừa đạm và Nitơ từ nước thải sinh hoạt, từ phân hoá học bón cho ruộng đồng đổ ra sông, rạch làm cho các loài tảo đỏ chứa chất độc phát triển rất nhanh chiếm hết lượng ôxy trong nước => làm cho các sinh vật chết hàng loạt cản trở giao thông, ảnh hưởng đến hệ sinh thái , gây ô nhiễm nặng cho các vùng ven bờ.
- Thuỷ triều đen là gì?
Là sự ô nhiễm dầu mỏ quan trọng nhất cho biển và môi trường. Các màng, váng dầu ngăn cản sự tiếp xúc giữa nước và không khí => thức ăn động vật biển suy giảm , váng dầu cùng một số hoá chất độc khác hoà tan vào nước lắng xuống sâu gây tác hại lớn đến hệ sinh thái dưới sâu và huỷ diệt sự sống trên biển và ven biển.
- HS trình bày lại nguyên nhân và hậu quả của hiện trạng ô nhiễm nước. GV hoàn chỉnh.
- Liên hệ địa phương, giáo dục bảo vệ môi trường cho HS.
Địa phương em có bị ô nhiễm môi trường không ? Cụ thể ở những nơi nào ? Trách nhiệm của các em ở đây là gì ?
- GV gọi HS trình bày ngẫu nhiên. GV chuẩn lại: Chúng ta cần có thái độ phê phán những tác động tiêu cực của con người tới môi trường và tích cực ủng hộ mọi người bảo vệ môi trường.
+ Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển và nước ngầm.
+ Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển, Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp,
+ Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1. Tổng kết:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?
Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
- Hậu quả của hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ?
Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
5.2. Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết này:
- Về học kỹ bài. 
- Hoàn thành bài tập bản đồ.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài thực hành.: “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà”.
6. Phụ lục:
Bài 18 - Tiết 21 Thực hành:
Tuần: 11
Ngày dạy: 27/10/2014
1. MỤC TIÊU: 
1.1/ Kiến thức:
Củng cố các kiến thức cơ bản về:
- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ khí hậu.
- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua ảnh địa lí.
- Vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
1.2/ Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Kỹ năng đọc, vẽ, phân tích biểu đồ, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin qua tranh ảnh, biểu đồ.
- HS thực hiện thành thạo: kĩ năng sống cho học sinh: suy nghĩ, giao tiếp và tự nhận thức.
1.3/ Thái độ:
- Thói quen: Ý thức bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.
- Tích cách: Tự tin trong học tập và tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Bài tập 1 và bài tập 2.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: - Aûnh các kiểu rừng ôn đới (lá kim, lá rộng, hỗn giao).
3.2.Học sin

File đính kèm:

  • docDIA 7.1.doc