Kế hoạch bài học Đại số 8 tiết 64: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

- GV: Như vậy để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối em phải chia làm mấy trường hợp?

- HS:2

- GV: để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối A(x)= B(x) phải chia làm hai trường hợp:

+ TH1: Khi A(x) 0 thì A(x)= B(x)

+ TH2: Khi A(x) < 0 thì -A(x)= B(x)

- Giáo viên nhắc HS chú ý đến điều kiện của x trong mỗi trường hợp.

- GV: đôi khi ta còn giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối A(x)= B(x) theo cách như sau:

 + TH1: Khi A(x) 0 thì A(x)= B(x)

 +TH2: Khi A(x) < 0 thì A(x)= -B(x)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Đại số 8 tiết 64: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 - Tiết 64
ND: 26.03 – Bài: 
PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 	- HĐ1: HS biết định nghĩa về giá trị tuyệt đối. HS biết cách bỏ dấu giá trị tuyệt đối của một biểu thức.
	- HĐ2: Biết cách giải phương trình ïax + bï = cx + d (a, b, c, d là những hằng số)
1.2.Kỹ năng: 	- HĐ1: Thực hiện được: Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn biểu thức.
	- HĐ2: Thực hiện được: giải phương trình chứa giá trị tuyệt đối bằng cách biến đổi phương trình ïax + bï = cx + d thành phương trình ax + b = cx + d với ax + b ³ 0 và – (ax + b) = cx + d với ax + b < 0.
1.3.Thái độ: 	- HĐ1,2:	Thói quen: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
	Tính cách: giáo dục HS chăm chỉ học tập, phát triển khả năng lập luận, suy luận logic.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nhắc lại về giá trị tuyệt đối.
- Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: máy tính, phòng máy chiếu.
3.2.HS: ôn lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của số thực a.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm diện 
8A1:	 
8A2:	
8A3:	
8A4:	
4.2. Kiểm tra miệng: (4 phút)
Câu hỏi ôn lại kiến thức lớp 6, không chấm điểm
- Câu 1: Em hãy nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a bằng cách điền vào vào chổ trống:
- Câu 2. Aùp dụng:
½-10½ = ; ½2014½=  ; ½0½=  
- Giáo viên gọi học sinh trả lời tại chổ.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- GV nhận xét nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số thực và lưu ý giá trị tuyệt đối của một số thực thì không âm.
- Câu 1:
- Câu 2:
½-10½ = 10; ½2014½= 2014; ½0½= 0. 
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: 14 phút 
- GV: khi nào thì ïạ=a?
- HS: khi a³ 0
- GV: còn khi a < 0 thì ïạ=?
- HS: ïạ= - a
- Giáo viên nêu đề bài tập ví dụ
- GV: khi x 3 thì çx - 3÷ = ?
- HS: çx - 3÷ = x - 3
- GV: vậy biểu thức A bằng gì?
- HS: A = x – 3 + x – 2 = 2x – 5
- Học sinh nhận xét
- GV nhận xét
- GV: x > 0 thì ç-2x÷ = ?
- HS: ç-2x÷ = 2x
- GV: vậy biểu thức B bằng gì?
- HS: B = 4x + 5 + 2x = 6x + 5
- Giáo viên nêu đề bài ?1
- GV: khi x £ 0 thì ç-3x÷ = ?
- HS: ç-3x÷ = -3x
- GV: vậy biểu thức C bằng gì?
- HS: C = - 3x + 7x – 4 = 4x -– 4
- GV: khi x < 6 thì çx-6÷ = ?
- HS: çx-6÷ = 6 - x
- GV: vậy biểu thức D thu gọn còn lại gì?
- HS: D = 5 – 4x + 6 – x
 = 11 – 5x
HĐ2: 16 phút
- Giáo viên nêu đề bài
- GV: ta có biết được 3x ³ 0 hay 3x < 0 không?
- HS: chưa biết
- GV: do đó ta sẽ xét theo 2 trường hợp là 3x ³ 0 và 3x < 0
- GV: ç3x÷ = 3x khi nào?
- HS: 3x 0
- GV: ç3x÷ = - 3x khi nào?
- HS: - 3x < 0 
- GV: vậy tập nghiệm của phương trình này là bao nhiêu?
- HS: S = {-1;2}
- Giáo viên nêu đề bài ?3
- GV: çx - 3÷ ³ 0 khi x như thế nào?
- HS: x 3
- GV: trường hợp này ta tìm được x bằng bao nhiêu?
- HS: 4
- GV: có nhận giá trị này làm nghiệm không?
- HS: có
- GV: çx - 3÷ < 0 khi x như thế nào?
- HS: x < 3
- GV: trường hợp này ta tìm được x bằng bao nhiêu?
- HS: 6
- GV: có nhận giá trị này làm nghiệm không?
- HS: không
- GV: vậy tập nghiệm gồm những phần tử nào?
- HS: tập nghiệm của PT là S = {4}
- GV chú ý: không phải giá trị nào của biến cũng là nghiệm của pt.
1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối:
VD1. Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn các biểu thức:
a) A = çx - 3÷ + x - 2 khi x 3;
b) B = 4x + 5 + ç-2x÷ khi x > 0
Giải: 
a) Khi x 3 hay x – 3 0 thì çx - 3÷ = x – 3
Nên: A = x – 3 + x – 2
 = 2x – 5
b) Khi x > 0 hay -2x < 0 thì ç-2x÷ = - (-2x) = 2x
Nên: B = 4x + 5 + 2x 
 = 6x + 5
?1. Rút gọn các biểu thức:
a) C = ç-3x÷ + 7x - 4 khi x £ 0;
b) D = 5 –4x + çx- 6÷ khi x < 6
Giải:
a) Khi x 0 hay - 3x 0 
 thì ç-3x÷ = -3x
Nên: C = - 3x + 7x – 4 = 4x – 4
b) Khi x < 6 hay x – 6 < 0 
thì çx-6÷ = -(x -6)
Nên: D = 5 – 4x - (x – 6)
 = 5 – 4x – x + 6
 = 11 –5x
2. Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối:
VD2: Giải phương trình: ç3x÷ = x + 4
Giải:
- TH1: Ta có: ç3x÷ = 3x khi 3x 0 hay x 0 (điều kiện: x 0)
Ta có : ç3x÷ = x + 4 Û 3x = x + 4 
	 Û 3x - x = 4
	 Û 2x = 4
 Û x = 2 (nhận)
- TH2: Ta có: ç3x÷ = -3x khi 3x < 0 hay x < 0 (điều kiện: x < 0)
 Ta có: ç3x÷ = x + 4 Û-3x = x + 4 
 Û - 3x – x = 4
 Û - 4x = 4
 Û x = - 1 (nhận)
Vậy tập nghiệm của phương trình là:
S = {-1;2}
VD3: Giải phương trình çx - 3÷ = 9 – 2x
Giải:
 TH1: çx - 3ç = x - 3 khi x – 3 ³ 0 hay x 3 (Đk: x 3)
 Ta có: x – 3 = 9 – 2x 
 Û x + 2x = 9 + 3
 Û 3x = 12
 Û x = 4 (nhận)
- TH2: çx - 3ç = -(x – 3) khi x – 3 < 0 hay x < 3 (Đk: x < 3)
 Ta có: -(x – 3) = 9 – 2x 
 Û – x + 3 = 9 – 2x 
 Û – x + 2x = 9 – 3
 Û x = 6 (loại)
Vậy tập nghiệm của pt là S = {4}
4.4. Tổng kết: (8 phút)
- GV: Như vậy để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối em phải chia làm mấy trường hợp?
- HS:2
- GV: để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối ½A(x)½= B(x) phải chia làm hai trường hợp:
+ TH1: Khi A(x) ³ 0 thì A(x)= B(x)
+ TH2: Khi A(x) < 0 thì -A(x)= B(x)
- Giáo viên nhắc HS chú ý đến điều kiện của x trong mỗi trường hợp.
- GV: đôi khi ta còn giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối ½A(x)½= B(x) theo cách như sau:
 + TH1: Khi A(x) ³ 0 thì A(x)= B(x)
 +TH2: Khi A(x) < 0 thì A(x)= -B(x)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm câu a theo cách này.
- Giáo viên gọi học sinh làm câu b (HS làm cách nào tùy ý) 
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của HS và chấm điểm.
- Giáo viên củng cố cách làm, chú ý sửa sai cho học sinh.
- GV chốt lại cách giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối:
+ Chia làm hai trường hợp để tìm điều kiện và bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
+ Giải phương trình cho từng trường hợp.
+ Kết luận về tập nghiệm (tổng hợp 2 trường hợp để rút ra kết luận tập nghiệm).
?2. Giải các phương trình sau:
 a) ïx+5ï= 3x + 1
- TH1: x + 5 0 hay x - 5
 Ta có: x + 5 = 3x + 1
 Û x - 3x = 1 – 5
 Û - 2x = - 4
 Û x = 2 (nhận)
- TH2: Khi x < - 5
 Ta có: -(x + 5) = 3x + 1
 Û -x – 5 = 3x + 1
 Û - x - 3x = 1 + 5
 Û -4x = 6
 Û x = (loại)
Vậy: Tập nghiệm của pt là: S = {2}
b) ï-5xï = 2x + 21
- TH1: - 5x 0 hay x 0 
 Ta có: - 5x = 2x + 21
 Û - 5x – 2x = 21 
 Û - 7x = 21
 Û x = - 3 (nhận)
- TH 2: - 5x 0 
 Ta có: 5x = 2x + 21
 Û 5x – 2x = 21
 Û 3x = 21
 Û x = 7 (nhận)
Vậy tập nghiệm của pt là S = {-3;7}
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này:
+ Xem lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số thực a.
+ Xem lại các bài tập đã làm hôm nay ở vở ghi
+ Xem kỹ cách giải các phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối
+ Làm bài tập 35, 36 a,b, bài tập 37a, b SGK trang 51.
- Đối với tiết học sau:
+ Chuẩn bị nội dung ôn tập chương theo gợi ý trang 52,SGK.
+ Mang máy tính bỏ túi (nếu có).
5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docdai_so_8tiet_64.doc