Kế hoạch bài giảng môn Tiếng Việt - Tập đọc: Cây dừa - Lưu Ngân Hà
2. Dạy học bài mới.
* Giới thiệu bài:
- Các con hãy cùng nhìn lên màn hình và cho cô biết đây là cây gì ?
- Đúng rồi các con ạ. Đây chính là cây dừa, một loại cây được trồng rất nhiều ở nước ta đặc biệt là ở miền Trung, miền Nam. Bài tập đọc ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Cây dừa“ của nhà thơ Trần Đăng Khoa xem cây dừa có gì đặc biệt không nhé. * Luyện đọc.
- Bài thơ này chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Các con hãy cùng nhìn vào sách giáo khoa trang 88 và nghe cô đọc mẫu một lần.
- Các con đã vừa nghe cô đọc một lần bài, bây giờ các con hãy đọc nối tiếp từn cau trong bài thơ nào.
- Giáo viên nhận xét.
- Trong bài đọc có những từ nào có những âm khó đọc?
- Các con hãy nghe cô đọc mẫu một lần.
- Gọi học sinh đọc lại từ khó (cá nhân, cả lớp).
- Các con đã vừa đọc những tiếng có âm hay sai. Bây giờ các con vận dụng đọc bài tập đọc cho đúng. Vậy theo các con bài thơ này nên chia thành mấy đoạn?
Kế hoạch bài giảng môn Tiếng Việt Phân môn Tập đọc Bài : Cây dừa Lớp : 2A2 Người thực hiện: Lưu Ngân Hà Trường ĐH sư phạm Hà Nội 2 Tập đọc Cây dừa A. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Học sinh đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do phương ngữ. - Học sinh biết cách ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, hiểu được một số từ : toả, bạc phếch, đủng đỉnh, canh. 2, Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, giọng đọc nhẹ nhàng, có nhịp điệu. 3. Thái độ - Học sinh thêm yêu quý thiên nhiên, yêu đất nước Việt Nam với những rặng dừa xanh thắm. B. Đồ dùng dạy học: - Giáo án điện tử, sách giáo khoa. C. Các hoạt đông dạy-học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. - Giờ trước các con đã được học bài tập đọc “ Kho báu “. Bây giờ một bạn đọc cho cô đoạn 1 của bài nào. - Gọi một học sinh lên đọc. - Giáo viên nhận xét. - Các con đã vừa nghe bạn đọc bài, một bạn cho cô biết câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ? - Một bạn nhận xét câu trả lời của bạn giúp cô nào. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Dạy học bài mới. * Giới thiệu bài: - Các con hãy cùng nhìn lên màn hình và cho cô biết đây là cây gì ? - Đúng rồi các con ạ. Đây chính là cây dừa, một loại cây được trồng rất nhiều ở nước ta đặc biệt là ở miền Trung, miền Nam. Bài tập đọc ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Cây dừa“ của nhà thơ Trần Đăng Khoa xem cây dừa có gì đặc biệt không nhé. * Luyện đọc. - Bài thơ này chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Các con hãy cùng nhìn vào sách giáo khoa trang 88 và nghe cô đọc mẫu một lần. - Các con đã vừa nghe cô đọc một lần bài, bây giờ các con hãy đọc nối tiếp từn cau trong bài thơ nào. - Giáo viên nhận xét. - Trong bài đọc có những từ nào có những âm khó đọc? - Các con hãy nghe cô đọc mẫu một lần. - Gọi học sinh đọc lại từ khó (cá nhân, cả lớp). - Các con đã vừa đọc những tiếng có âm hay sai. Bây giờ các con vận dụng đọc bài tập đọc cho đúng. Vậy theo các con bài thơ này nên chia thành mấy đoạn? - Các con đã trả lời rất chính xác, bài thơ được chia thành 3 đoạn : Đoạn 1: Bốn câu thơ đầu. Đoạn 2: Bốn câu thơ tiếp. Đoạn 3: Sáu câu thơ cuối. - Bây giờ 3 bạn hãy đọc nối tiếp 3 đoạn của bài thơ nào. - Cô thấy 3 bạn đọc to, rõ ràng rồi. Vậy con nào cho cô biết bài thơ này tác giả viết theo thể thơ nào ? - Đúng rồi các con ạ. Bài thơ được viết theo thể thơ 6/8 hay còn gọi là thơ lục bát đấy các con ạ. Khi đọc các con cần chú ý ngắt hơi sau mỗi câu thơ 6 chữ, nghỉ sau mỗi câu thơ 8 chữ. Ngoài ra các con cần phải chú ý tới dấu câu để ngắt, nghỉ cho thật chính xác. Để giúp các con đọc đúng và hay hơn cô sẽ hướng dẫn các con luyện đọc 8 câu thơ đầu. - Các con hãy nhìn lên bảng, lắng nghe cô đọc mẫu và phát hiện xem cô ngắt, nghỉ hơi sau những tiếng nào, nhấn giọng ở từ ngữ nào ? - Gọi học sinh trả lời (mỗi học sinh trả lời một ý). - Cô cũng rất đồng ý với ý kiến của các con. Bây giờ các con hãy đọc lại đoạn thơ vừa rồi nào (cá nhân, cả lớp). - Các con vừa luyện đọc cách ngắt, nghỉ và nhấn giọng trong những câu thơ. Bây giờ các con vận dụng vào luyện đọc theo nhóm 3 trong vòng 2 phút. Mỗi bạn đọc 1 đoạn đến hết bài, các bạn còn lại lắng nghe và sửa sai cho bạn. - Tiếp theo cô cho các con thi đọc theo nhóm xem nhóm nào đọc hay nhất. - Gọi 2 nhóm lên thi đọc. - Gọi học sinh nhận xét xem nhóm nào đọc tốt hơn. - Giáo viên nhận xét lại. - Vừa rồi các con đã thi đọc rất hay rồi. Bây giờ cả lớp mình hãy cùng đọc đồng thanh đoạn thơ thứ 3 nào. - Trước khi sang phần tìm hiểu bài, các con hãy đọc nối tiếp phần chú giải trong sách giáo khoa. Mỗi bạn đọc một từ. - Gọi học sinh đọc phần chú giải theo dãy ngang. * Tìm hiểu bài. - Các con đã nắm được nghĩa của một số từ, vận dụng kiến thức này các con trả lời các câu hỏi của cô sau đây. - Các con đọc thầm 8 câu thơ đầu, thảo luận theo nhóm đôi trong 1 phút và trả lời câu hỏi: Những bộ phận nào của cây dừa được nhắc tới trong bài ? - Các bộ phận này được so sánh với những gì ? - Giáo viên nhận xét: Đúng rồi các con ạ, các bộ phận của cây dừa được so sánh với rất nhiều thứ. Lá dừa như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh, ngọn dừa như người biết gật đầu để gọi trăng, thân dừa mặc tấm áo bạc phếch đứng canh trời đất, còn quả dừa như đàn lợn con, như những hũ rượu. Trong đoạn thơ vừa rồi có từ “ bạc phếch “, các con có hiểu bạc phếch nghĩa là gì không ? Bạc phếch nghĩa là bị mất màu, biến thành màu trắng cũ, xấu. Các con hãy đọc lại 8 dòng thơ đầu này và chú ý nên đọc với giọng tả vui, nhẹ nhàng, hồn nhiên. - Gọi 2 học sinh đọc. - Nhận xét. - Các con đã vừa tìm hiểu về những bộ phận của cây dừa. Vậy cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào, các con hãy cùng đọc to 6 dòng thơ cuối để trả lời cho câu hỏi này : Tìm hiểu những từ nào trong bài nói về thiên nhiên ? - Vậy cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào ? - Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con. Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho ta thấy cây dừa rất gắn bó với con ngưòi, con người cũng rất yêu quý cây dừa. Và cây dừa không những gắn bó với con người mà nó còn gắn bó với thiên nhiên nữa. Như các con thấy cây biết dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng, biết hát, biết múa reo. Nó còn như chiếc lược để chải tóc cho chị mây, biết làm dịu những cái chói chang của buổi trưa hè oi ả. Các con hẫy đọc lại 6 dòng thơ cuối để hiểu rõ hơn về sự gắn bó này nhé. Các con chú ý nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm như: làm dịu, gọi, đứng canh, đủng đỉnh. - Gọi 2 học sinh đọc. - Trong đoạn thơ các con vừa đọc có từ “đứng canh “, các con hiểu đứng canh nghĩa là gì ? Còn từ “ đủng đỉnh “ nghĩa là gì? - Có rất nhiều câu thơ nói về vẻ đẹp của cây dừa, con thích câu thơ nào nhất ? Vì sao ? - Mỗi bạn đều thích một vẻ đẹp riêng của cây dừa. Vậy qua bài học các con hiểu đựoc điều gì về cây dừa ? - Giáo viên nhận xét, chốt ý: Cô cũng rất đồng ý với các con. Cây dừa giống như con người rất gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh. - Vừa rồi các con đã cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của cây dừa. Bây giờ một bạn đứng lên đọc thật hay cho cả lớp nghe nào. * Học thuộc lòng: - Các con hãy cùng học thuộc lòng 8 câu thơ đầu trong vòng 3 phút nhé. Hết thời gian cô sẽ gọi các con lên đọc đoạn trước lớp. - Giáo viên xoá dần từng dòng thơ để lại chữ đầu dòng, từ chính. - Gọi 1 học sinh đọc. - Giáo viên xoá dần, để lại chữ đầu dòng. Gọi học sinh đọc. - Tương tự như cách học vừa rồi, các con học thuộc lòng 6 câu thơ cuối trong vòng 2 phút. Ai thuộc xong trước hãy xung phong lên bảng đọc cho cô và các bạn cùng nghe. - Gọi học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét. - Như vậy các con đã vừa đọc thuộc lòng cả bài thơ rồi. Vậy bạn nào xung phong lên bảng thi đọc nào ? - Gọi học sinh thi đọc và nhận xét. - Qua bài học ngày hôm nay chúng ta đã được biết thêm rất nhiều điều về cây dừa và vẻ đẹp của nó. Bạn nào cho cô biết dừa có tác dụng gì nào ? - Đúng rồi các con ạ. Dừa có rất nhiều tác dụng: nước dừa làm nước giải khát, cùi dừa làm nhân bánh kẹo, mứt, ở gia đình chúng ta thưòng dùng cùi dừa để kho thịt,lá dừa có thể được tết lại làm mũ, để lợp nhà, sọ dừa còn được dùng để làm gáo và thân dừa làm phân bón rất tốt. Cây dừa cũng làm tôn thêm vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, vào những ngày nóng bức chúng ta có thể vui chơi, nghỉ ngơi dưới gốc dừa đầy bóng mát. Ngoài ra thân dừa còn dùng để làm đồ mĩ nghệ, than hoạt tính để xuất khẩu mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước đấy các con ạ. Chính vì thế nhân dân ta đã trồng thành những rừng dừa. Các con hãy cùng nhìn lên màn hình và xem một số hình ảnh về rừng dừa ở nước ta. 3. Củng cố, dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương các học sinh tích cực. - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị cho bài học tập đọc hôm sau. - Học sinh đọc. - Ai chăm chỉ lao động, yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cây dừa. HS theo dõi và đọc thầm theo. - HS trả lời: Nở, nước lành, rì rào, bao la. - HS lắng nghe. - Học sinh đọc. - Học sinh trả lời: 3 đoạn. Đoạn 1: Cây dừa nền trên cao. Đoạn 2: Đêm hè quanh cổ dừa. Đoạn 3: Tiếng dừa đứng chơi. - HS trả lời : Thể thơ lục bát 6/8. - Ngắt hơi sau từ: xanh, tàu, gió, dừa, bạc phếch, đàn lợn, hè, sao, chiếc lựợc, ngọt, lành, đeo. Nghỉ hơi sau từ: trăng, cao, mây xanh, cổ dừa. Nhấn giọng ở từ: toả, gật dầu, bạc phếch, đàn lợn con, hoa nở, chải vào mây xanh, bao hũ rượu. - Học sinh đọc. - Học sinh nhận xét. - Học sinh đọc nối tiếp. - Lá, ngọn, thân, quả. - Lá: Như bàn tay con người, như chiếc lược chải vào mây xanh. - Ngọn dừa: Như cái đầu người biết gật đầu để gọi trăng. - Thân dừa: Mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất. - Quả dừa: Như đàn lợn con, như những hũ rượu. - HS trả lời: Gió, trăng, mây, nắng, đàn cò. - HS trả lời: Với gió: dang tay đón, gọi gió đến cùng múa reo. - Với trăng: gật đầu gọi - Với mây: là chiếc lược chải vào mây. - Với nắng: làm dịu nắng trưa. - Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. - “Đứng canh” nghĩa là trông giữ, bảo vệ. “Đủng đỉnh” nghĩa là chậm rãi, tỏ ra không vội vã. - Học sinh trả lời theo ý của mình. - Học sinh trả lời (cây dừa rất gần gũi với thiên nhiên, cây dừa giống như con người gắn bó với đất trời, cây dừa như chú bộ đội đứng canh trời đất bao la) - Học sinh đọc. HS học thuộc bài thơ. 1 HS đọc bài. - Học sinh thực hiện. - Học sinh đọc. - HS thi đọc thuộc lòng. - Nước dừa để uống, cùi dừa làm nhân bánh kẹo, làm mứt HS lắng nghe, thực hiện.
File đính kèm:
- Tuan_28_Cay_dua.doc