Kế hoạch bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 - Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 1)

2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

*Mục đích: Giúp HS hiểu về người khuyết tật và sự cần thiết phải giúp đỡ họ.

- GV đưa tranh trong vở bài tập Đạo đức yêu cầu HS quan sát.

- Hỏi: Bức tranh trên vẽ gì?

- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- Hỏi: Việc làm của các bạn trong tranh giúp được gì cho bạn khuyết tật?

- GV: Các bạn khuyết tật cũng khao khát được cắp cặp tới trường để học tập, vui chơi, hòa đồng với bạn bè. Nếu có mặt ở đó con sẽ làm gì?

- GV chốt: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.

- Thái độ của các bạn đối với bạn khuyết tật trong tranh được miêu tả như thế nào?

- GV chốt: Khi giúp đỡ các bạn, chúng ta cần chú ý quan tâm, chia sẻ với thái độ niềm nở, vui vẻ.

- Chuyển ý: Qua bài tập vừa rồi các con đều biết giúp đỡ bạn nhỏ khuyết tật ngồi xe lăn. Đó là hành động đáng quý, đáng khen. Nhưng các con biết không? Xung quanh chúng ta còn rất nhiều người khuyết tật khác như người khiếm thính, khiếm thị Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ họ? Cô trò mình cùng chuyển sang hoạt động 2 nhé!

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 - Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài giảng môn Đạo đức
Bài: Giúp đỡ người khuyết tật.
Lớp : 2A2
Người thực hiện: Lưu Ngân Hà
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bình
Đạo đức
 Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết: mọi người đều cần phải giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ đối với những người khuyết tật, không nên xa lánh, phân biệt, đối xử.
Biết được một số việc nên làm để giúp đỡ người khuyết tật và những việc không nên làm đối với người khuyết tật.
Kĩ năng:
Học sinh có kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn, kĩ năng quan sát, kĩ năng thảo luân nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát, trải nghiệm một tình huống cụ thể.
Học sinh có kĩ năng bày tỏ, quan điểm thái độ của mình trước các ý kiến: đồng tình hay không đồng tình.
Thái độ:
Học sinh có thái độ cảm thông, chia sẻ với người khuyết tật; có ý thức giúp đỡ người khuyết tật, không phân biệt đối xử với họ.
Bồi dưỡng lòng yêu thương con người.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: 
Vở bài tập Đạo đức lớp 2, phiếu học tập, que chỉ, phấn
Học sinh: 
 Thẻ màu xanh, đỏ; bút viết, vở bài tập Đạo đức lớp 2
Hoạt động dạy – học chủ yếu
ND và TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức lớp. 
(1 phút) 
 Ổn định tổ chức lớp.
 Giới thiệu đại biếu.
HS lắng nghe.
HS vỗ tay.
I.Kiểm tra bài cũ. (3 phút)
- GV nêu câu hỏi:
Câu 1: Chúng ta phải cư xử như thế nào khi đến nhà người khác?
Câu 2: Vì sao chúng ta phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác?
- GV yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét cá nhân, nhận xét chung và khen thưởng.
- HS lắng nghe.
 HS trả lời.
HS nhận xét, bổ sung.
HS lắng nghe
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (2 phút)
- GV đưa một số hình ảnh về những người khuyết tật, đàm thoại và yêu cầu HS nhận xét về những người trong tranh.
GV giải nghĩa: Người khuyết tật là những người bị thiếu hụt, khiếm khuyết một phần cơ thể hay trí tuệ.
- Hỏi: Khi bị thiếu hụt một phần cơ thể họ có gặp khó khăn trong cuộc sống không?
GV nhắc lại và dẫn dắt vào bài mới: Khi người khuyết tật thiếu hụt, khiếm khuyết một phần cơ thể, họ sẽ gặp những khó khăn nào trong cuộc sống? Họ cần được giúp đỡ như thế nào và chúng mình có thể làm gì để giúp đỡ người khuyết tật? Cô trò mình cùng nhau đi tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài học ngày hôm nay:
 Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
 GV ghi tên bài, gọi HS đoc tên bài.
HS quan sát, đưa ra nhận xét của mình.
HS lắng nghe.
Họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- HS lắng nghe
HS đọc tên bài
2. Dạy bài mới:(29 phút)
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:(8 phút)
2.2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 (8 phút)
2.3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến 
 (7 phút)
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
*Mục đích: Giúp HS hiểu về người khuyết tật và sự cần thiết phải giúp đỡ họ.
- GV đưa tranh trong vở bài tập Đạo đức yêu cầu HS quan sát.
 Hỏi: Bức tranh trên vẽ gì?
 Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
 Hỏi: Việc làm của các bạn trong tranh giúp được gì cho bạn khuyết tật?
 GV: Các bạn khuyết tật cũng khao khát được cắp cặp tới trường để học tập, vui chơi, hòa đồng với bạn bè. Nếu có mặt ở đó con sẽ làm gì?
 GV chốt: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
 Thái độ của các bạn đối với bạn khuyết tật trong tranh được miêu tả như thế nào?
 GV chốt: Khi giúp đỡ các bạn, chúng ta cần chú ý quan tâm, chia sẻ với thái độ niềm nở, vui vẻ.
 Chuyển ý: Qua bài tập vừa rồi các con đều biết giúp đỡ bạn nhỏ khuyết tật ngồi xe lăn. Đó là hành động đáng quý, đáng khen. Nhưng các con biết không? Xung quanh chúng ta còn rất nhiều người khuyết tật khác như người khiếm thính, khiếm thịChúng ta cần làm gì để giúp đỡ họ? Cô trò mình cùng chuyển sang hoạt động 2 nhé! 
2.2: Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
*Mục đích: Giúp HS kể được những việc nên làm/không nên làm đối với người khuyết tật.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Nhóm 1,3 kể về những việc nên làm đối với người khuyết tật. Nhóm 2,4 kể tên những việc không nên làm đối với người khuyết tật. Thời gian thảo luận 3 phút. Sau khi thảo luận viết kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
- GV gõ thước ra hiệu thời gian bắt đầu.
- GV đi quan sát, giúp đỡ (nếu cần)
- Yêu cầu đai diện 2 nhóm lên báo cáo.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đưa đáp án và yêu cầu HS đọc lại.
- Liên hệ: Trong những việc làm nói trên có nhắc tới việc mua tăm tre ủng hộ người mù. Đó là hoạt động các con được tham gia ở đâu?
 Lớp mình có những bạn nào đã mua tăm ủng hộ người mù?
Hỏi: Ngoài việc mua tăm có bạn nào đã làm những việc khác để giúp đỡ người khuyết tật? Hãy chia sẻ với cô và cả lớp?
Hỏi: Khi làm những việc đó con cảm thấy như thế nào? Tại sao?
GV đưa một số hình ảnh mọi người giúp đỡ người khuyết tật, yêu cầu HS nêu nội dung của từng tranh.
Chuyển ý: Có rất nhiều việc làm khác nhau để giúp đỡ người khuyết tật và cũng có rất nhiều tấm lòng hảo tâm sẵn sàng giúp đỡ họ phải không các con. Trước một việc làm, các con cần biết bày tỏ ý kiến của mình: đồng tình hay không không đồng tình? Tại sao? Cô trò mình sẽ cùng xem các bạn có ý kiến với các tình huống cụ thể như thế nào qua hoạt động 3 nhé!
2.3.Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến:
- Yêu cầu HS đọc các ý kiến
- Gọi một HS lên làm quản trò: Với ý kiến đồng tình lớp giơ thẻ màu xanh, với ý kiến không đồng tình lớp giơ thẻ màu đỏ.
- GV đưa đáp án đúng sau mỗi ý kiến 
- GV nhận xét, khen ngợi.
- GV hỏi:
+ Vì sao con không đồng tình với ý kiến” Chỉ giúp đỡ người khuyết tật là thương binh”?
+ “Thương binh” là người như thế nào? Con đã gặp các bác thương binh ở đâu?
 GV giảng giải:
 + Thương binh là người bị thương do chiến đấu hoặc phục vụ cho chiến đấu trong chiến tranh.
 + Quyền trẻ em là những lợi ích trẻ em được hưởng như quyền được học hành, vui chơi và tham gia hoạt động xã hội.
 GV chốt ý: Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm để góp phần làm giảm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi cho họ. 
 Liên hệ với HS khuyết tật của trường mình và việc HS giúp đỡ một số bạn khuyết tật trong trường.
GV khen ngợi.
 HS quan sát tranh.
- HS trả lời (Bức tranh vẽ các bạn HS đang đẩy xe, cầm cặp sách cho một bạn bị khuyết tật trên đường tới trường).
- HS nhận xét, bổ sung.
 HS trả lời.
 HS trả lời (Xách cặp, đẩy xe, trò chuyện với bạn)
- HS nghe
 Chăm chú nói chuyện với bạn, nét mặt vui vẻ
 HS lắng nghe
 HS nghe, nhận nhiệm vụ.
 HS thảo luận.
 Đại diện 2 nhóm báo cáo.
 Nhận xét, bổ sung.
 HS đọc lại.
 HS trả lời theo ý của mình.
 HS giơ tay và kể việc làm của mình và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
HS trả lời từng tranh.
HS lắng nghe.
 HS đọc.
 Một HS làm quản trò. Dưới lớp giơ thẻ màu sau mỗi ý kiến.
 HS trả lời theo ý hiểu của mình.
 HS lắng nghe.
HS lắng nghe. 
HS trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu của GV.
III.Củng cố, dặn dò 
 (6 phút)
GV cho HS xem phim “Cuộc gặp gỡ may mắn”
GV hỏi:
 + Vì sao bà cụ bị ngã?
 + Bà đã được ai giúp đỡ?
 + Nếu không có anh thanh niên, bà cụ sẽ ra sao?
 + Khi giúp bà, anh thanh niên có thái độ gì?
 + Nếu là con, con sẽ làm gì khi gặp bà cụ?
 GV chốt: Nhờ có anh thanh niên mà bà cụ bị mù lòa đã trở về nhà an toàn. Không những anh đã giúp được bà cụ mà ngay cả bản thân anh cũng nhận được món quà quý giá đó là tìm thấy niềm tin, biết quý trọng sự sống và có thêm nghị lực sống phải không nào? 
 Cô mong rằng qua bài học ngày hôm nay chúng ta luôn biết giúp đỡ,quan tâm, cảm thông với người khuyết tật để họ luôn cảm thấy vui vẻ, có thêm nghị lực và niềm tin vào cuộc sống nhé! 
Nhận xét giờ học. 
Dặn dò: 
 + Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện về giúp đỡ người khuyết tật. 
 + Chuẩn bị bài:” Giúp đỡ người khuyết tật” (tiết 2).
- Kết thúc tiết học
- HS xem phim.
HS trả lời theo ý hiểu.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docBai_13_Giup_do_nguoi_khuyet_tat.doc
Giáo án liên quan