Kế hoạch bài dạy Tuần 16,17,18 Lớp 2 soạn theo phương pháp Đan Mạch và mô hình VNEN - Chủ đề: Thiết kế thời trang đến trường của em (5 tiết)

*Khởi động

Lớp hát một bài

A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1.Giới thiệu bài:

 -Giáo viên ghi tiêu đề bài học

 -Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học: Vẽ cái túi xách.

2.Quan sát nhận xét

Học sinh xem một số túi xách có hình dáng khác nhau và trả lời các câu hỏi sau:

-Các túi xách có giống nhau không?

 +Giống nhau: Có thân, quai, có hoa văn trang trí

 +Khác nhau: Về hình dáng, màu sắc cũng như cách trang trí

-Em tả lại hình dáng, màu sắc của từng túi xách?

-Túi xách có những bộ phận nào?

-Túi xách dùng để làm gì?

-Các túi xách thường làm bằng chất liệu gì?

 +Giáo viên tóm lại: Túi xách dùng để đựng các đồ vật, làm tăng thêm vẻ đẹp cho người sử dụng, túi xách có nhiều hình dáng khác nhau, mỗi kiểu mang vẻ đẹp riêng.

 3.Hướng dẫn cách vẽ

Muốn vẽ túi xách đẹp, đúng em cần lưu ý:

 -Vẽ hình dáng chung của túi xách trước

 -Vẽ các bộ phận của túi như quai, nắp túi.và trang trí ,vẽ màu theo ý thích.

 Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

 Hđ1: Vẽ không nhìn mắt.

 - Học sinh thực hiện vẽ biểu cảm cái nón( không nhìn giấy)

 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.

 Hđ2 : Thảo luận về đường nét biểu cảm.

- Trưng bày các sản phẩm cho học sinh nhận xét và chia sẽ kinh nghiệm sau hđ1

Hđ3 : Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc:

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 16,17,18 Lớp 2 soạn theo phương pháp Đan Mạch và mô hình VNEN - Chủ đề: Thiết kế thời trang đến trường của em (5 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG GIÁO DỤC HUYỆN CẦN GIỜ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP
 Tam Thôn Hiệp,ngày 16 tháng 5 năm 2016
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 16.17.18 LỚP 2
SOẠN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH VÀ MÔ HÌNH VNEN
CHỦ ĐỀ “ Thiết Kế Thời Trang Đến Trường Của Em “ 5 tiết
 Bài 9: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI MŨ ( NÓN )	 
I. Mục tiêu: 
-Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón). 
-Biết cách vẽ cái mũ (nón).
-Vẽ được cái mũ (nón) theo mẫu.
*Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh thấy được ích lợi của cái mũ (che nắng, che mưa), biết bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
-Phiếu học tập cho HS
-Một số mũ thật, hình vẽ cái mũ
-Bài vẽ của học sinh năm trước
2. Đối với học sinh
-Cái mũ, vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
III. Tiến trình
*Khởi động
-Lớp hát một bài 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài học, đọc tiêu đề bài 9: Vẽ cái mũ (nón).
2.Quan sát nhận xét
Học sinh xem một số cái mũ của nhóm mang theo và thảo luận với câu hỏi trong phiếu học tập: 
 -Nêu điểm khác nhau giữa các mũ của nhóm em về hình dáng, màu sắc?
 -Em còn biết loại mũ nào nữa, màu sắc hình dáng như thế nào?
 Giáo viên treo hình vẽ mũ và hỏi:
 Gọi tên mũ ở hình vẽ ?
 +Mũ chú bộ đội, mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai
 Giáo viên yêu cầu học sinh miêu tả cái mũ của mình về hình dáng, màu sắc.
 +Giáo viên tóm lại: Mũ có địa phương còn gọi là cái nón. Mũ không những tạo ra vẻ đẹp cho người sử dụng mà còn đem lại lợi ích cho người dùng.
3.Cách vẽ cái mũ
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
Hđ1: Vẽ không nhìn mắt. 
- Học sinh thực hiện vẽ biểu cảm cái nón( không nhìn giấy)
-Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. 
Hđ2 : Thảo luận về dường nét biểu cảm.
- Trưng bày các sản phẩm cho học sinh nhận xét và chia sẽ kinh nghiệm sau hđ1
Hđ3 : Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc:
- Giáo viên đi và quan sát cả lớp, đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng
+ Trong bức “Vẽ không nhìn giấy” của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do?
Hđ4 : Thảo luận nội dung trưng bày kết quả học tập.
 Học sinh tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của nhau.
 -Hình vẽ: Cân đối, rõ đặc điểm của mũ
 -Màu - Cách trang trí: Tươi sáng, sạch đẹp
 -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung.
 Giáo viên khuyến khích các em lấy cảm hứng để “tạo ra những câu chuyện” bằng việc liên kết những bức vẽ riêng lẻ tạo thành các biểu đạt mới.
 C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 -Em giới thiệu bài vẽ cái nón “mũ” cho gia đình cùng xem.
*Trò chơi: Ghép mũ nhanh
 -Chơi theo tổ, tổ nào ghép các bộ phận của mũ, tạo thành cái mũ hoàn chỉnh, nhanh thì tổ đó thắng.
- Nhận xét rút kinh nghiệm:.
.
Bài 20 : Vẽ theo mẫu VẼ CÁI TÚI XÁCH
I. Mục tiêu: 
-Hiểu được hình dáng, đặc điểm của một vài loại túi xách.
-Học sinh biết cách vẽ cái túi xách.
-Vẽ được cái túi xách theo mẫu.
*Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh hạn chế sử dụng túi ni lông, gấp túi giấy để sử dụng.
II. Chuẩn bị
Đối với giáo viên
-Phiếu học tập 
-Một vài cái túi xách.
-Hình vẽ minh họa.
-Bài vẽ của học sinh năm trước.
-Bảng phụ.
Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy...
III. Tiến trình
*Khởi động
Lớp hát một bài
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Giới thiệu bài: 
 -Giáo viên ghi tiêu đề bài học
 -Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học: Vẽ cái túi xách.
2.Quan sát nhận xét
Học sinh xem một số túi xách có hình dáng khác nhau và trả lời các câu hỏi sau:
-Các túi xách có giống nhau không?
 +Giống nhau: Có thân, quai, có hoa văn trang trí
 +Khác nhau: Về hình dáng, màu sắc cũng như cách trang trí 
-Em tả lại hình dáng, màu sắc của từng túi xách?
-Túi xách có những bộ phận nào?
-Túi xách dùng để làm gì?
-Các túi xách thường làm bằng chất liệu gì?
 +Giáo viên tóm lại: Túi xách dùng để đựng các đồ vật, làm tăng thêm vẻ đẹp cho người sử dụng, túi xách có nhiều hình dáng khác nhau, mỗi kiểu mang vẻ đẹp riêng.
 3.Hướng dẫn cách vẽ
Muốn vẽ túi xách đẹp, đúng em cần lưu ý:
 -Vẽ hình dáng chung của túi xách trước
 -Vẽ các bộ phận của túi như quai, nắp túi..và trang trí ,vẽ màu theo ý thích. 
 Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 Hđ1: Vẽ không nhìn mắt. 
 - Học sinh thực hiện vẽ biểu cảm cái nón( không nhìn giấy)
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. 
 Hđ2 : Thảo luận về đường nét biểu cảm.
- Trưng bày các sản phẩm cho học sinh nhận xét và chia sẽ kinh nghiệm sau hđ1
Hđ3 : Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc:
- Giáo viên đi và quan sát cả lớp, đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng
+ Trong bức “Vẽ không nhìn giấy” của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do?
Hđ4 : Thảo luận nội dung trưng bày kết quả học tập.
 Học sinh tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của nhau.
 -Hình vẽ: Cân đối, rõ đặc điểm của mũ
 -Màu - Cách trang trí: Tươi sáng, sạch đẹp
 -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung kết hợp với câu hỏi:
 -Túi xách được làm bằng nguyên liệu gì?
 +Vải, da, nhựa, giấy
 Giáo viên khuyến khích các em lấy cảm hứng để “tạo ra những câu chuyện” bằng việc liên kết những bức vẽ riêng lẻ tạo thành các biểu đạt mới.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh biết có ý thức giữ gìn bảo vệ các đồ vật mình sử dụng.
Để chung tay bảo vệ môi trường cùng với xã hội, chúng ta hạn chế sử dụng túi ni lông, hãy sử dụng túi giấy, túi vải.
Nhận xét rút kinh nghiệm:..
.
Ngày soạn:	 Mĩ thuật	 Ngày dạy: 
Tuần 7	 Bài 7 : Vẽ theo mẫu
 VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH	(BÀI 27)	 
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết được cấu tạo hình dáng, của một số cái cặp sách.
-Biết cách vẽ cái cặp sách.
-Vẽ được cái cặp sách theo mẫu.
-Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Chuẩn bị
Đối với giáo viên
-Phiếu học tập cho HS
-Một vài cặp sách có hình dạng, màu sắc khác nhau.
-Bài vẽ của học sinh năm trước.
-Bảng phụ vẽ ba hình vẽ cái cặp.
Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
-Cặp sách.
III.Tiến trình
*Khởi động
Lớp hát một bài hát
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Giới thiệu bài: 
Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh giới thiệu bài học, đọc tiêu đề bài học 27. Vẽ cặp sách học sinh.
2.Học sinh quan sát nhận xét
 Học sinh xem một số cặp sách có hình dáng, màu sắc, cách trang trí khác nhau và trả lời ở phiếu học tập các câu hỏi sau :
 -Em có nhận xét gì về các cặp sách này?
 +Chúng khác nhau về hình dáng, màu sắc, cách trang trí.
 -Cặp sách có những bộ phận nào?
 -Giáo viên yêu cầu học sinh miêu tả lại cái cặp của mình về hình dáng, màu sắc.
+Giáo viên tóm lại: Cặp sách có nhiều kiểu dáng khác nhau, mỗi kiểu mang vẻ đẹp riêng. Cặp sách giúp em gìn giữ sách vở...Vì vậy em phải biết giữ gìn và bảo vệ nó.
3.Cách vẽ chiếc cặp sách.
 Vậy để vẽ cặp sách đẹp em theo dõi.
 -Vẽ thân cặp trước 
 -Tìm phần nắp, quai, khóa cặp 
 -Vẽ các chi tiết cho giống cái cặp mẫu.
 -Vẽ họa tiết trang trí.
 -Vẽ màu theo ý thích 
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 - Hđ1: Vẽ không nhìn mắt. 
 - Học sinh thực hiện vẽ biểu cảm cái nón( không nhìn giấy)
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. 
 Hđ2 : Thảo luận về đường nét biểu cảm.
- Trưng bày các sản phẩm cho học sinh nhận xét và chia sẽ kinh nghiệm sau hđ1
Hđ3 : Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc:
- Giáo viên đi và quan sát cả lớp, đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng
+ Trong bức “Vẽ không nhìn giấy” của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do?
Hđ4 : Thảo luận nội dung trưng bày kết quả học tập.
 Học sinh tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của nhau.
 -Hình vẽ: Cân đối, rõ đặc điểm của mũ
 -Màu - Cách trang trí: Tươi sáng, sạch đẹp
 -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung kết hợp với câu hỏi:
 - Cặp sách được làm bằng nguyên liệu gì?
 +Vải,da,len.
 - Giáo viên khuyến khích các em lấy cảm hứng để “tạo ra những câu chuyện” bằng việc liên kết những bức vẽ riêng lẻ tạo thành các biểu đạt mới.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 -Em giới thiệu bài vẽ chiếc cặp sách cho gia đình cùng xem
 -Xem trước bài để chuẩn bị tốt cho giờ sau học.
Giáo viên nhận xét chung tiết học.
Nhận xét rút kinh nghiệm;:.
Ngày soạn: 	 	 Mĩ thuật	 Ngày dạy: 	
Tuần 32	 Bài 32 : Vẽ trang trí
 TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG (BÀI 31)	 
I. Mục tiêu: 
-Hiểu cách trang trí hình vuông.
-Biết cách trang trí hình vuông đơn giản.
-Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
-Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông.
II. Chuẩn bị
Đối với giáo viên
-Phiếu học tập
-Một số bài trang trí hình vuông.
-Khăn vuông có trang trí
-Một số họa tiết hoa, lá...
-Bài vẽ của học sinh năm trước.
Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
III. Tiến trình
*Khởi động
 Lớp hát một bài 
1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu sao cho phù hợp với nội dung bài học, học sinh đọc tiêu đề bài học, đọc mục tiêu.
2.Quan sát nhận xét
Học sinh xem một số bài trang trí hình vuông và trả lời câu hỏi ở phiếu học tập:
 -Nêu điểm khác nhau giữa các hình vuông?
 -Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì?
 -Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
 +Họa tiết to chính giữa, họa tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh.
 -Màu sắc trong bài trang trí hình vuông như thế nào?
 +Màu họa tiết khác với màu nền.
 +Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau.
 *Giáo viên tóm lại: Có nhiều cách trang trí hình vuông, mỗi cách mang vẻ đẹp riêng. Người ta vận dụng cách trang trí hình vuông để làm tăng thêm các đồ vật.
3.Cách trang trí
Giáo viên cho học sinh xem một số họa tiết đã chuẩn bị để học sinh tham khảo vận dụng vào bài trang trí hình vuông.
 Giáo viên hướng dẫn và vẽ từng bước minh họa lên bảng.
 -Chia hình vuông thành các phần bằng nhau (Hình a)
 -Vẽ họa tiết chính vào giữa hình vuông, họa tiết phụ ở bốn góc và xung quanh.
 -Họa tiết giống nhau vẽ đều nhau. (Hình b) 
 -Vẽ màu theo ý thích vào hình vuông
 +Họa tiết giống nhau vẽ màu như nhau.
 +Màu họa tiết khác với màu nền.(Hình c)
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 -Học sinh thực hành vẽ cá nhân trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
 +Học sinh khá, giỏi vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 -Về nhà tập trang trí thêm một số hình vuông đẹp khác
 -Chuẩn bị vật mẫu cái bình đựng nước cho bài 32
*ĐÁNH GIÁ
Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
 -Họa tiết: Đều, đẹp
 -Màu sắc: Có đậm nhạt
 -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao?
Giáo viên nhận xét chung.
Nhận xét rút kinh nghiệm:..
Ngày soạn:	 Mĩ thuật Ngày dạy: 
Tuần 5	Bài 5: Tập nặn tạo dáng
 NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
-Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
-Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
*Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh yêu mến các con vật, có ý thức và biết chăm sóc vật nuôi.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
-Phiếu học tập cho HS
-Tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc
-Bài vẽ con vật của học sinh
-Bài vẽ, bài xé dán minh họa
-Giấy màu, đất nặn
2. Đối với học sinh
-Vở, giấy màu, đất nặn
III. Tiến trình
*Khởi động
Hát tập thể 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Giới thiệu bài
Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung. Học sinh đọc tiêu đề bài học, đọc mục tiêu bài học.
2.Quan sát nhận xét
Học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập:
 -Nêu tên con vật được vẽ trong tranh?
 -Nêu tên con vật được chụp trong ảnh?
 -Em tả hình dáng, màu sắc, đặc điểm của con mèo, gà, thỏ, trâu...?
 -Con vật có những bộ phận nào?
 -Em thấy con vật có đáng yêu không. Em thể hiện tình yêu đối với con vật như thế nào?
 -Em thích nhất con vật nào?
+Giáo viên tóm lại: Các em vừa xem hình các con vật. Mỗi con vật mang vẻ đẹp riêng. Chúng là những con vật đáng yêu, vì vậy các em phải thương yêu, chăm sóc và bảo vệ chúng.
3.Cách vẽ, cách xé dán, cách nặn con vật
*Cách vẽ: Giáo viên vẽ minh họa theo từng bước lên bảng
 -Vẽ các bộ phận chính của con vật trước
 -Vẽ nét chi tiết, đặc điểm của con vật (Hình a)
 -Vẽ thêm các hình ảnh tạo tranh con vật thêm sinh động.
 -Vẽ màu theo cảm nhận của em (Hình b)
*Cách xé dán: Giáo viên xé dán minh họa cho học sinh theo dõi
 -Xé phần chính: Đầu, thân, đuôi trước
 -Phần chi tiết xé sau
 -Sắp xếp hình vừa xé sao cho cân đối rồi dán hình.
 *Cách nặn: Giáo viên nặn minh họa cho học sinh quan sát
 -Nhào đất, nặn các bộ phận chính đầu, mình, chân của con vật trước, nặn các chi tiết sau.
 -Ghép dính các bộ phận vừa nặn lại với nhau
 -Tạo dáng cho con vật thêm sinh động
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 -Học sinh chọn một trong ba cách mà giáo viên đã
 hướng dẫn.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành
 C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 -Em cho bố, mẹ xem bài vẽ, nặn hoặc xé dán đã thực hành
 -Tập xé dán thêm một số con vật khác.
*ĐÁNH GIÁ
 Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét.
 -Hình vẽ, hình xé dán, hình nặn: Rõ đặc điểm, sinh động, ngộ nghĩnh.
 -Màu sắc: Tươi sáng, hài hòa
 -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
 Giáo viên nhận xét chung.
Nhận xét rút kinh nghiệm:.

File đính kèm:

  • docxmy_thuat_vn_chu_de_thoi_tuan_16.docx
Giáo án liên quan