Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 23: Cây hoa - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thùy Dương

1.Giới thiệu bài: GV và HS giới thiệu cây hoa của mình.

_GV nói tên cây hoa và nơi sống của cây hoa mà mình đem đến lớp.

+ Đây là cây hoa hồng, nó được trồng ở trong vườn (trong chậu)

_GV hỏi:

+ Cây hoa các em mang đến lớp tên là gì ? Nó sống ở đâu ?

Hoạt động 1: Quan sát cây hoa

_Cách tiến hành:

*Bước 1:

_GV chia lớp thành các nhóm nhỏ.

_GV hướng dẫn các nhóm làm việc:

+ Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa em mang đến lớp.

Lưu ý: nếu cây hoa được trồng trong chậu hay cây hoa được trồng ngoài vườn trường thì các em sẽ không nhìn thấy rễ. Một số HS có thể chỉ mang một bông hoa hoặc một cành hoa đến lớp, khi đó các em sẽ chỉ vào các bộ phận của bông hoa hoặc cành hoa đó để giới thiệu với bạn.

+Sau đó thảo luận câu hỏi:

+Trong nhóm so sánh các loại hoa có trong nhóm, để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm giữa chúng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 23: Cây hoa - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thùy Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/02/2016
Thứ sáu , ngày 26 tháng 2 năm 2016
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Cây hoa
I - Mục tiêu
_ Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa.
_ Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
* Dành cho HS khá, giỏi : Kể tên một số cây hoa theo mùa : ích lợi, màu sắc, hương thơm.
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Cây hoa có ích lợi đối với con người như làm cảnh, làm thuốc, làm dầu thơm,  HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng
* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng kiên định – Từ chối lời rủ rệ hái hoa nơi công cộng.
II – Chuẩn bị 
_GV và HS đem cây hoa (hoa) đến lớp
_Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK
_Khăn bịt mắt
III - Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A – Khởi động lớp
B –Kiểm tra bài cũ
Gv nêu câu hỏi 
-Cây rau được trồng ở đâu?
-Kể tên một số loại rau mà em biết?
- Vì sao ta phải ăn nhiều rau ?
-Khi ăn rau ta phải làm gì ?
-GV nhận xét KTBC
C – Bài mới :
1.Giới thiệu bài: GV và HS giới thiệu cây hoa của mình.
_GV nói tên cây hoa và nơi sống của cây hoa mà mình đem đến lớp.
+ Đây là cây hoa hồng, nó được trồng ở trong vườn (trong chậu) 
_GV hỏi:
+ Cây hoa các em mang đến lớp tên là gì ? Nó sống ở đâu ?
Hoạt động 1: Quan sát cây hoa
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV chia lớp thành các nhóm nhỏ.
_GV hướng dẫn các nhóm làm việc:
+ Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa em mang đến lớp. 
Lưu ý: nếu cây hoa được trồng trong chậu hay cây hoa được trồng ngoài vườn trường thì các em sẽ không nhìn thấy rễ. Một số HS có thể chỉ mang một bông hoa hoặc một cành hoa đến lớp, khi đó các em sẽ chỉ vào các bộ phận của bông hoa hoặc cành hoa đó để giới thiệu với bạn.
+Sau đó thảo luận câu hỏi: 
+Trong nhóm so sánh các loại hoa có trong nhóm, để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm giữa chúng.
*Bước 2:
_GV gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
+ Các bông hoa thường có đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn, thích ngắm?
* Kết luận:
 GV giúp HS hiểu những ý sau (không yêu cầu HS phải nhớ).
-Các cây hoa đều có: rễ, thân, lá, hoa.
-Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau  Có loại hoa màu sắc rất đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa vừa có hương thơm vừa có màu sắc đẹp.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS tìm bài 23 SGK.
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
*Bước 2: GV yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
*Bước 3:
_GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Kể tên các loại hoa có trong bài 23 SGK. 
+Kể tên các loại hoa khác mà em biết.
* Kết luận:
-Các hoa có trong bài 23 SGK: hoa hồng (gồm ảnh cây hoa hồng, cành hoa hồng, bình hoa hồng), hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
-GV kể tên một số cây hoa có ở địa phương.
-Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa (ví dụ: hoa hồng )Ngoài ra người ta còn dùng hoa làm thuốc, nước hoa, . . .
-GV có thể giảng thêm : Cây hoa dâm bụt thường được trồng để làm hàng rào, cây hoa mua thường mọc dại ở vùng đồi trọc.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn hoa gì?”
_Cách tiến hành:
+GV yêu cầu mỗi tổ cử một bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt.
+Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp.
+GV đưa cho mỗi em một bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì?
Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc
2.Củng cố:
_ Cây hoa có những bộ phận nào ?
_ Người ta trồng hoa để làm gì ?
_ GDBVMT : gd cho các em biết bảo vệ và chăm sóc cây hoa.
_ Giáo dục HS yêu thích cây hoa, không bẻ cành hái hoa
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 24 “Cây gỗ”
-Hát
-Cây rau được trồng ở dưới đất
-Rau muống, rau dền, bắp cải.....
-Ăn nhiều rau để có sức khỏe, chống táo bón...
-Khi ăn rau chúng ta phải rửa sạch bằng nước thường hoặc nước muối.
-Hs trả lời – bạn nx
+HS nói tên cây hoa và nơi sống của cây hoa em mang đến lớp
_Làm việc theo nhóm 4
+Quan sát
_ Đại diện nhóm trình bày trước lớp
_ Đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ, hương thơm ngan ngát
_HS (theo cặp) quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
_Vài cặp lên hỏi và trả lời
_HS thảo luận theo câu hỏi của GV
_ Các loại hoa có trong SGK là: Hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
-Các loại hoa em biết: Hoa cúc, hoa hồng, hoa mai, hoa lan....
-Một số cây hoa ở địa phương như: hoa dâm bụt, hoa mai, hoa loa kèn....
_ 4 HS lên chơi trò chơi
+HS dùng tay sờ và dùng mũi để ngửi, đoán xem đó là hoa gì?
-Những bộ phận của cây hoa là:rễ, thân , lá, cành.
-Người ta trồng hoa để trang trí, làm thuốc...
-HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxBai_23_Cay_hoa.docx
Giáo án liên quan