Kế hoạch bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Bài: Sầu riêng
2. Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu
- Chúng ta coi sau mỗi dấu chấm xuống dòng là một đoạn vậy 1 bạn cho cô biết bài được chia làm mấy đoạn?
- Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp lần 1 vàchỉ ra những từ khó đọc
- Những từ khó đọc: quyến rũ, khẳng khiu, trái rộ, dáng nghiêng, chiều quằn, thẳng đuột, quyện.
- Vì sao những từ trên lại khó đọc?
- Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp và chỉ ra những từ khó hiểu?
- Gọi 2 bạn đọc toàn bài
3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- Giới thiệu: ở miền Nam có rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng sầu riêng cũng được coi là một trong những đặc sản của miền Nam. Nơi nổi tiếng với trồng nhiều sầu riêng nhất đó là Bình Long và Phước Long.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- Chúng ta đã được nghe bạn đọc toàn bài rồi thì 1 bạn hãy nêu những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tập đọc Bài: Sầu riêng I.Mục đích Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng, từ khó đọc, dễ lẫn Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu, giữa các cụm từ, phân giọng ở những từ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng Biết đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, chậm Đọc – hiểu Hiểu được các từ khó trong bài Hiểu được nội dung của bài: ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: tranh ảnh, SGK, giáo án Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ Gọi 3 học sinh đọc thuộc bài thơ “bè xuôi sông La” và trả lời câu hỏi về nội dung Nhận xét II. Dạy bài mới 1. Dạy bài mới Cả lớp quan sát tranh trang 33 và cho cô biết trong tranh vẽ gì? Giới thiệu: Từ tuần 22 đến tuần 24 chúng ta sẽ chuyển sang chủ điểm “Vẽ tranh muôn màu” Bài đầu tiên trong chủ điểm này chúng ta sẽ học bài “Sầu riêng”. Qua bài này chúng ta sẽ thấy sầu riêng là một trong những đặc sản của miền Nam. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn các em sẽ thấy mùi vị của sầu riêng như thế nào. 2. Luyện đọc Giáo viên đọc mẫu Chúng ta coi sau mỗi dấu chấm xuống dòng là một đoạn vậy 1 bạn cho cô biết bài được chia làm mấy đoạn? Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp lần 1 vàchỉ ra những từ khó đọc Những từ khó đọc: quyến rũ, khẳng khiu, trái rộ, dáng nghiêng, chiều quằn, thẳng đuột, quyện. Vì sao những từ trên lại khó đọc? Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp và chỉ ra những từ khó hiểu? Gọi 2 bạn đọc toàn bài 3. Tìm hiểu bài Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? Giới thiệu: ở miền Nam có rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng sầu riêng cũng được coi là một trong những đặc sản của miền Nam. Nơi nổi tiếng với trồng nhiều sầu riêng nhất đó là Bình Long và Phước Long. Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. Chúng ta đã được nghe bạn đọc toàn bài rồi thì 1 bạn hãy nêu những nét đặc sắc của hoa sầu riêng? Miêu tả những đặc sắc của quả sầu riêng? Miêu tả nhưng đặc sắc của dáng cây sầu riêng? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa, quả, dáng cây sầu riêng? Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây khác hẳn với hoa, quả để làm nổi bật lên mùi vị ngạt ngào của nó. Đó là cách tương phản mà không phải nhà văn nào cũng thể hiện được. Theo em từ “quyến rũ” nghĩa là gì? Trong câu “hương vị quyến rũ đến kì lạ” em có thể thay thế bằng những từ nào? Trong những từ trên từ nào dùng hay nhất? Vì sao? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng? Qua bài đọc 1 bạn cho cô biết ý nghĩa của bài là gì? 4. Đọc diễn cảm Giáo viên đọc mẫu đoạn 1. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần chú ý giọng đọc nhấn giọng ở các từ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng Gọi 1 đến 2 bạn đọc. Tổ chứ cho lớp thi đọc. Tuyên dương học sinh đọc tốt. Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. Nhận xét. III. Củng cố, dặn dò. Liên hệ thực tế: các em hãy suy nghĩ xem ở miền Bắc chúng ta có những loại trái cây gì? Ở miền Bắc chúng ta cũng có rất nhiều loại trái cây ăn quả. Ở vùng miền nào thì cũng có loại cây ăn quả riêng như miền Nam có sầu riêng, nho, thì miền Bắc cũng có vải, nhãn, na, những loại cây miền Nam thì không thể trồng được ở miền Bắc còn cây miền Bắc cũng không thể trông được ở miền Nam nên 2 vùng miền sẽ sẽ trao đổi trái cây cho nhau. Hôm nay chúng ta học bài sầu riêng 1 bạn hãy cho cô biết nội dung của bài? Nhận xét tiết học: tuyên dương những bạn hay giơ tay phát biểu ý kiến và động viên các bạn ít giơ tay. Dặn học sinh đọc lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau. 3 học sinh đọc Quan sát tranh và nêu trong tranh vẽ sông núi, nhà cửa, chùa chiền, có cây và có hình ảnh con người trèo đò. Hs lắng nghe Hs lắng nghe Hs lắng nghe 3 đoạn Đoạn 1: Sầu riêng đến kỳ lạ. Đoạn 2: Hoa sầu riêng năm ta. Đoạn 3: Đứng nắm cây đam mê. 3 học sinh đọc và các bạn khác giải nghĩa từ 1 bạn đọc cả lớp theo dõi Loại trái cây quý của miền Nam Hs lắng nghe 1 bạn đọc cả lớp theo dõi Hoa: trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, màu trăng ngà, cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Quả: lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí; còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt, thơm cái mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ông già hạn, vị ngọt dến đam mê. Dáng cây: thân khẳng khiu,cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá hơi khép lại tưởng là lá héo. Hoa, quả, dáng cây được tác giả miêu tả rất đặc sắc, vị ngọt đến đam mê còn dáng cây thì ngược lại hoàn toàn. Quyễn rũ: làm cho người khác phải mê mẩn vì cái gì đó. Hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người Trong các từ trên từ quyễn rũ dùng hay nhất vì nó nói rõ ý nghĩa mời mọc, gọi cảm đến hương vị của trái sầu riêng Những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Vậy mà khi trái chín hương tỏa ra ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê. Hs trả lời Hs theo dõi Hs tìm và gạch chân các từ cần nhấn giọng. Ở miền Bắc có vải, nhãn, na, đào Nội dung của bài: tác giả đã miêu tả về đặc điểm riêng của hoa, quả, dáng cây sầu riêng.
File đính kèm:
- Tuan_2526_MRVT_Dung_cam.doc