Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 5 - Tiết 26: Em yêu hòa bình - Năm học 2015-2016 - Đinh Thị Thùy Linh

Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin (SGK/37,38)

Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh về chiến tranh .Tìm hiểu thông tin 1,2 về chiến tranh và hậu quả chiến tranh trên thế giới.

- Yêu cầu học sinh đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi sau:

+ Từ năm 1900 đến năm 2000 chiến tranh đã để lại hậu quả như thế nào?

- Yêu cầu học sinh đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi sau:

+ Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã để lại hậu quả như thế nào?

-GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời câu hỏi: “Em thấy những gì trong các trnh ảnh đó”

- Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi trong SGK

1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh?

2. Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 5 - Tiết 26: Em yêu hòa bình - Năm học 2015-2016 - Đinh Thị Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày soạn: 09/03/2016
Ngày dạy: Thứ Bảy ngày 12 tháng 03 năm 2016
Người soạn: Đinh Thị Thùy Linh
Đạo đức 5 -Tiết 26: Em yêu hòa bình
Mục tiêu:
Qua bài học này, giúp học sinh:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em;
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày;
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh;
- Tranh, ảnh về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, Thế Giới;
- Bảng phụ;
- Thẻ màu dùng cho Bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
- Gọi HS đọc lại Ghi nhớ bài “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Em có thể làm gì để thể hiện tình yêu đối với Tổ Quốc?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu bài:
- Cho HS nghe“Trái đất này của chúng ta” nhạc: Trương Quang Lục
- Bài hát nói lên điều gì?
- Để Trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình chúng ta cần phải làm gì?
- GV giới thiệu bài: Chiến tranh đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, các em muốn biết hậu quả của chiến tranh nghiêm trọng như thế nào không? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu hậu quả của chiến tranh qua bài “ Em yêu hòa bình”
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin (SGK/37,38)
Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh về chiến tranh .Tìm hiểu thông tin 1,2 về chiến tranh và hậu quả chiến tranh trên thế giới.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi sau:
+ Từ năm 1900 đến năm 2000 chiến tranh đã để lại hậu quả như thế nào?
Yêu cầu học sinh đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi sau:
+ Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã để lại hậu quả như thế nào?
-GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời câu hỏi: “Em thấy những gì trong các trnh ảnh đó”
- Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi trong SGK
1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh?
2. Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
- Gọi các nhóm trả lời
- Giáo viên nhận xét 
- Tìm hiểu thông tin 3, mời học sinh đọc.
- Cho học sinh quan sát tranh:
+ Em thấy gì trong tranh?
.
-Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì?
- Cho học sinh quan sát tranh về bảo vệ hòa bình.
- GV kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát; đã có biết bao người dân vô tội bị chết, trẻ em bất hạnh, thất học người dân sống khổ cực đói nghèo, chiến tranh là một tội ác. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cùng nắm tay nhau, cùng bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập
Bài tập 1: Bày tỏ thái độ
Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hòa bình, có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình.
Hình thức tổ chức: cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1 
- GV đọc từng ý kiến trong bài và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.Tán thành giơ màu xanh, không tán thành giơ màu đỏ.
- GV mời một số HS giải thích lý do
- GV kết luận: các ý kiến a. d đúng; b, c sai
Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia và bảo vệ hòa bình
Bài tập 2: 
Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
Hình thức tổ chức: nhóm đôi, cá nhân
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh
- Gọi một số HS trình bày
- GV nhận xét
- Gọi HS nêu một số trường hợp thể hiện lòng yêu hòa bình
- GV kết luận: Để bảo vệ hòa bình, trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hòa bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, các quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm b, c trong bài
Bài tập 3: 
Mục tiêu: HS biết được những hành động cần làm bảo vệ hòa bình
Hình thức tổ chức: nhóm 4
- Yêu cầu HS đọc bài tập 3
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- GV nhận xét- khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng
* Chơi trò chơi” Đoán hình”
- Cách chơi: Hs chọn 1 ô số để trả lời câu hỏi, trả lời đúng thì mảnh ghép sẽ mở ra.Sau khi trả lời hết học sinh tìm ra hình.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK
- Sưu tầm tranh, ảnh, báo về hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và Thế giới
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề em yêu hòa bình
- Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hòa bình
- Nhận xét – tuyên dương
- Hát
- 2 HS đọc lại ghi nhớ
- 2 HS trả lời
Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc,
- HS nhận xét – bổ sung
- HS nghe.
 HS trả lời
+ Trái Đất này đều là của chúng ta.
- HS trả lời
+ Yêu hòa bình, yêu Tổ quốc
- HS lắng nghe
-Học sinh quan sát
1 em đọc 
+ 2 triệu trẻ em bị chết, hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích, tàn phế, 20 triệu trẻ em phải sống bơ vơ do bị mất nhà cửa,hơn 300000 trẻ ở độ tuổi thiếu niên bị buộc phải đi lính, cầm súng giết người.
1 em đọc
+3 tiệu người chết, 4,4 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người nhiễm chất độc da cam đang bị di chứng, nhiều thành phố làng mạc, đường sá, di tích lịch sử và văn hóabị phá hủy.
-Cuộc sống của nhân dân vùng chiến tranh rất khổ cực, nhiều trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn mất đi người thân.
- HS thảo luận
1. Cuộc sống của người dân ở các vùng có chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn thất lớn mà trẻ em phải gánh chịu như: mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế, sống bơ vơ mất nhà, mất của. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm sung giết người.
2. Đói nghèo, chết choc,bệnh tật, đau thương, thất học..
- Các nhóm trả lời và bổ sung
- 1 em đọc
- Hs quan sát
+ Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng nhân dân Hà Nội thả chim hòa bình trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
- HS giơ thẻ
- HS giải thích
- HS nhận xét – bổ sung
+ Giải thích lí do cho từng ý kiến.
a/ Tán thành : vì cuộc sống người dân nghèo khổ, đói kém, trẻ em thất học nhiều.
b/ Không tán thành : Vì trẻ em các nước bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giàu nghèo đều có quyền sống trong hoà bình.
c/ Không tán thành : Nhân dân các nước có trách nhiệm bảo vệ hoà bình nước mình và tham gia bảo vệ hoà bình thế giới.
d/ Tán thành
- HS đọc bài
- Làm việc cá nhân
- Trao đổi với bạn bên cạnh
- HS trình bày
- HS nhận xét – bổ sung 
- Một số trường hợp thể hiện lòng yêu hòa bình: 
+ Biết phê phán các hành động bạo lực
+ Biết kiềm chế, trao đổi hòa nhã với mọi người
- Lắng nghe
- HS đọc
- Thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét – bổ sung
Hs chơi
- HS đọc 
- HS lắng nghe – thực hiện

File đính kèm:

  • docBai_12_Em_yeu_hoa_binh.doc