Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập Vật lí 6- Học kì 2

Câu 9. Bình chứa ga nấu bếp phải có vỏ dày, bền chắc. Sử dụng bình chứa ga nấu bếp không được để quá gần bếp nấu. Giải thích tại sao ?

Trả lời

Trong bình ga chứa khí hoá lỏng nên khi để gần bếp, nhiệt độ cao khí trong bình ga nóng lên, nở ra, do khí hoá lỏng nên nở ra rất lớn, bình ngăn cản nên nó có thể gây ra lực rất lớn làm nổ bình. rất nguy hiểm.

Câu 10, Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và phồng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chúng tỏ cách giải thích trên là sai.

Trả lời

Dùi một lỗ nhỏ ở quả bóng bàn bẹp rồi nhúng vào nước nóng.Khi đó nhựa vẫn nóng nhưng bóng không phồng lên được

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập Vật lí 6- Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập vật lí 6- học kì 2- năm học 2014-2015
Câu 1 . Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Trả lời
 Vì khi nóng lên, nước nở ra và tràn ra khỏi ấm, gây lãng phí năng lượng hoặc có thể gây cháy nổ.
Câu 2. Một quả cầu bằng sắt bị kẹt trong một vòng tròn bằng nhôm. Nếu ta mang nhúng cả quả cầu sắt và vòng tròn nhôm vào chậu nước nóng thì ta có lấy được quả cầu sắt ra không? Tại sao ?
Trả lời
Không. Vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.
Câu 3.Một cái đinh vít bằng đồng có ốc sắt bị kẹt chặt. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất, em hãy đề xuất một phương án để có thể tháo ốc ra khỏi ra khỏi đinh vít dễ dàng ?
Trả lời:
 Bỏ cả quả cầu đồng và ốc sắt vào nước đá lạnh(làm lạnh), do quả cầu đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn ốc sắt nên có thể tháo ốc sắt ra khỏi đinh vít dễ dàng.
Câu 4. Tại sao trên đường bê tông người ta phải đổ bê tông thành từng tấm và đặt mỗi tấm cách nhau vài centimét ?
Trả lời
Để cho bê tông co dãn vì nhiệt mà không ngăn cản. Nếu đặt sát các tấm bê tông sát nhau, sự nở của bê tông bị ngăn cản nên nó có thể gây ra lực lớn làm nứt, gảy và hỏng đường bê tông.
Câu 5: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
Để cho nươc nọt trong chai nở ra vì nhiệt mà không bị ngăn cản. Nếu đóng đầy, khi nóng lên nươc ngọt nở ra, do nắp ngăn cnả nên nó có thể gây ra lực lớn làm bật nắp.
Câu 6: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ?
Trả lời
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên,nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ lượng khí tràn vào phích nóng lên và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 7. Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng, thoạt tiên các em thấy mực chất lỏng trong ống tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Giải thích tại sao ?
Trả lời
Vì khi đun nóng, bình thủy tinh nhận nhiệt nên nở ra trước, còn nước chưa được làm nóng nên ban đầu mực nước trong ống tụt xuống một chút. Sau đó nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên cao hơn mức ban đầu.
Câu 8:  Một học sinh định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh. Có nên làm như vậy không ? Tại sao?
Trả lời
Không nên làm như vậy vì chai có thể bị vỡ. Do nước có sự nở đặc biệt, khi đông đặc lại thành đá thì thể tích tăng, còn thuỷ tinh thì co lại, kết quả chai sẽ bị vỡ, rất nguy hiểm.
Câu 9. Bình chứa ga nấu bếp phải có vỏ dày, bền chắc. Sử dụng bình chứa ga nấu bếp không được để quá gần bếp nấu. Giải thích tại sao ? 
Trả lời
Trong bình ga chứa khí hoá lỏng nên khi để gần bếp, nhiệt độ cao khí trong bình ga nóng lên, nở ra, do khí hoá lỏng nên nở ra rất lớn, bình ngăn cản nên nó có thể gây ra lực rất lớn làm nổ bình. rất nguy hiểm.
Câu 10, Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và phồng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chúng tỏ cách giải thích trên là sai.
Trả lời
Dùi một lỗ nhỏ ở quả bóng bàn bẹp rồi nhúng vào nước nóng.Khi đó nhựa vẫn  nóng nhưng bóng không phồng lên được
Câu 11: Thả một miếng thép vào chì đang nóng chảy thì miếng thép có nóng chảy không? Tại sao?
Trả lời
Miếng thép không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của thép(13000C ) lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của chì (3270C) rất nhiều.
Câu 12: (22.14*). HS tự vẽ câu a
b) Nhiệt độ thấp nhất 120C vào lúc 22h, cao nhất trong ngày là vào lúc 13h nhiệt độ là 200C. Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày là 80C.
Câu 13. Câu a HS tự vẽ
Trả lời
b) Có hiện tựơng gì xảy ra đối với chất rắn đang được đun nóng từ phút 12 đến phút 16: Chất rắn đng nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi giữ nguyên 800C
hiện tựơng này kéo dài trong 4 phút.
c/ Đây là băng phiến. 
Câu 14: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ ?
Trả lời
Vì khi nước sôi nhiệt độ của nó không thay đổi. Vì vậy người ta dùng dùng nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ. 
Câu 15. Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ ?
Trả lời
Vì khi nước đá đang tan nhiệt độ của nó không thay đổi. Vì vậy người ta dùng dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ 
Câu 16. (24-25-14). Tại sao ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời?
Trả lời
Vì ở những nước này, nhiệt độ ngoài trời có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc của thủy ngân là -390C, còn rượu có thể đo được vì rượu có nhiệt độ đông đặc thấp -1170C.
Câu 17. Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta thường phải thực hiện các hoạt động nào ?
Trả lời
Khi tìm hiểu một hiện tượng vật lí người ta thường tiến hành các bước sau: 
- Quan sát hiện tượng.
- Đề ra giả thiết
- Làm thí nghiệm kiểm tra.
- Rút ra kết luận
18. Theo dõi nhiệt độ trong quá trình đúc một vật bằng chì người ta vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chì theo thời gian như sau :
30
20
10
0
110
327
400
Nhiệt độ ( 0C )
Thời gian ( phút)
Trả lời
a) Nêu đặc điểm nhiệt độ của chì (Tăng, giảm hay không đổi) trong các khoảng thời gian Từ 0 đến 10 phút, nhiệt độ của chì tăng từ 1100C đến 3270C. 
Từ 10 phút đến 20 phút, nhiệt độ giữ nguyên 800C, 
Từ 20 phút đến 30 phút, nhiệt độ tăng từ 3270C đến 4000C. 
b) Chì đang ở thể rắn, thể lỏng hay đang đông đặc, đang nóng chảy trong các khoảng thời gian: 0 đến 10 phút, 10 phút đến 20 phút, 20 phút đến 30 phút? 
Từ 0 đến 10 phút, chì đang ở thể rắn. 
Từ 10 phút đến 20 phút, chì đang nóng chảy, ở thể rắn và lỏng .
Từ 20 phút đến 30 phút, chì ở thể lỏng.
Câu19. Người làm nông nghiệp muốn phơi lúa nhanh khô phải đưa lúa ra chỗ sân thoáng rộng, có nắng và trải rộng ra để phơi. hãy giải thích tại sao ? 
Trả lời
“ Tôi” ở đây là sự ngưng tụ.
Chúc các em ôn tập để thi tốt 

File đính kèm:

  • docBai_30_Tong_ket_chuong_II__Nhiet_hoc_20150725_091100.doc
Giáo án liên quan