Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 10 (cấp THPT)
Interfêron là những hợp chất hữu cơ có bản chất là prôtêin được sinh ra từ tế bào nhân thực đáp lại sự nhiễm virut và các hợp chất khác.
+ Tính chất của interfêron:
- Là những prôtêin hoặc dẫn xuất của prôtêin miễn dịch có chút ít gluxit với khối lượng phân tử lớn.
- Bền vững trước nhiều loại enzim, nhưng bị phân giải bởi proteaza và bị phá huỷ bởi nhiệt độ, kém bền trước axit.
+ Đặc tính sinh học của interfêron:
- Không có tác dụng đặc hiệu đối với virut.
- Có tính đặc hiệu loài.
Ở lớp 9, HS đã được học kiến thức chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. Tuy nhiên kiến thức nguyên phân ở lớp 9, HS được học trong phần di truyền học. Nên khi học cần chú ý đến sự vận động của NST như thế nào qua các kì của phân bào và sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào ra sao. Còn lớp 10, HS được học kiến thức nguyên phân trong phần sinh học tế bào, được xem xét là phương thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, làm cơ sở cho sự sinh trưởng của mô, cơ quan và cơ thể. Do đó, khi dạy bài này cần chú ý đến kết quả của nguyên phân nhiều hơn là chú ý đến sự vận động của NST, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của sự vận động NST. - Nắm được khái niệm chu kì tế bào, đặc điểm các pha của kì trung gian ( GV lưu ý cho HS trong pha G1 có nhắc đến sự tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng của tế bào - Như vậy đặc tính sinh trưởng được khảo sát) - Nắm được loại tế bào tham gia, ý nghĩa của từng kì của nguyên phân, kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân. SGV hướng dẫn cần chú ý giới thiệu đến nguyên lí chung của việc điều hoà chu kì tế bào. Do thời gian không đủ và đây là HS đại trà nên không cần thiết, GV chỉ cần thông báo cho HS biết chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ và lấy 1 vài ví dụ cho HS biết nếu cơ chế điều hoà này bị hư hỏng, hay trục trặc thì dẫn đến hậu quả gì ( Đối với HS khá, giỏi và HS chuyên, quỹ thời gian nhiều thì GV mới cần phân tích nguyên lí điều hoà chu kì tế bào). - Khái niệm chu kì tế bào: Là một trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và được lặp đi, lặp lại giữa các lần phân bào mang tính chất chu kì. Gồm 2 giai đoạn là: kì trung gian và nguyên phân. * Để nắm được đặc điểm của kì trung gian, GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I: Chu kì tế bào( trang 71 SGK) và trả lời câu hỏi: + Kì trung gian được chia làm mấy pha, đó là những pha nào? Sau đó, để HS nắm được những diễn biến chính ở 3 pha của kì trung gian, GV yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học tập sau: Các pha của kì trung gian Diễn biến cơ bản Pha G1 Pha S Pha G2 Nội dung của phiếu học tập: Các pha của kì trung gian Diễn biến cơ bản Pha G1 Là thời kì sinh trưởng của tế bào. - Độ dài pha G1 thay đổi và nó quyết định số lần phân chia của tế bào trong các mô khác nhau. - Chỉ tế bào nào vượt qua điểm kiểm tra G1 mới có khả năng phân chia Pha S - Diễn ra sự nhân đôi của ADN và NST - Trung tử nhân đôi Pha G2 - Diễn ra sự tổng hợp prôtêin( histon), prôtêin của thoi phân bào (tubulin...) * Để nắm được, những nội dung chính của các kì của nguyên phân, GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II: Quá trình nguyên phân và hoàn thành vào phiếu học tập sau: Các kì của nguyên phân Diễn biến cơ bản Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Nội dung của phiếu học tập: Các kì của nguyên phân Diễn biến cơ bản Kì đầu - NST kép bắt đầu co xoắn. - Trung tử tiến về 2 cực của tế bào. - Thoi vô sắc hình thành. - Màng nhân và nhân con biến mất. Kì giữa - NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. - NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài. Kì sau - Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào. Kì cuối - NST dãn xoắn dần. - Màng nhân và nhân con xuất hiện. - Thoi vô sắc biến mất. * Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. + Kết quả và ý nghĩa của nguyên phân: Phần này GV vấn đáp HS Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ. Ý nghĩa: * Về mặt lí luận: + Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên, đối với cơ thể đơn bào nguyên phân là cơ chế sinh sản + Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính. + Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân * Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. Đối với HS khá, giỏi cần nắm được: - Loại tế bào tham gia. - Phân biệt được nguyên phân ở động vật và nguyên phân ở thực vật. Đồng thời tự tổng kết được các giai đoạn của chu kì tế bào bằng phiếu học tập sau: Các giai đoạn của chu kì tế bào Diễn biến cơ bản Các pha của kì trung gian Pha G1 Pha S Pha G2 Các kì của nguyên phân Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối BÀI 19: GIẢM PHÂN Kiến thức giảm phân HS đã được tìm hiểu ở lớp 9, giúp cho HS thấy rõ cơ sở tế bào học của quy luật Menđen. Lớp 10, GV cần chỉ ra được điểm khác khi dạy giảm phân ở lớp 9 với dạy kiến thức giảm phân ở lớp 10. Ở lớp 10, kiến thức giảm phân dạy cho phần tế bào và dạy để HS hiểu đây là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục chín. Do đó GV chú ý cho HS kết quả nhiều hơn là diễn biến chi tiết. Tuy nhiên, cũng nên nhấn mạnh diễn biến chính ở kì đầu I. - Ở mỗi lần giảm phân, GV đều đưa ra những nội dung chính cần nghiên cứu. Trọng tâm là nghiên cứu giảm phân I, vì giảm phân II về cơ bản giống như nguyên phân học ở bài 18. Để HS nắm được diễn biến chính ở các kì của giảm phân, GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục 1(trang76, SGK) và hoàn thành vào phiếu học tập sau: Các giai đoạn Diễn biến cơ bản Kì trung gian Kì đầu I Kì giữa I Kì sau I Kì cuối I Nội dung của phiếu học tập: Các giai đoạn Diễn biến cơ bản Giảm phân I Kì trung gian Kì đầu I - Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. - Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại - Thoi vô sắc hình thành - Màng nhân và nhân con dần tiêu biến Kì giữa I - NST kép co xoắn cực đại - Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Kì sau I - Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào. Kì cuối I - Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn. - Màng nhân và nhân con dần xuất hiện - Thoi phân bào tiêu biến Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa Đối với HS khá, giỏi cần: Phân biệt nguyên phân và giảm phân theo các tiêu chí ở bảng sau: Điểm phân biệt Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào tham gia Diễn biến Kết quả Ý nghĩa BÀI 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC KÌ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH Các bước tiến hành như SGK. Rèn luyện kĩ năng quan sát, giúp phát hiện được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi và vẽ được các tế bào ở từng kì. (Thường là dùng tiêu bản có sẵn) BÀI 21: ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO 1. Thành phần hoá học của tế bào. - Nắm được vai trò của 4 nguyên tố chính, đặc biệt nắm được cấu tạo của nguyên tử của C để thấy được vai trò quan trọng của nguyên tử C. - Phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng - Các nguyên tố liên kết với nhau tạo nên các hợp chất vô cơ và hữu cơ. - Hợp chất vô cơ chỉ nghiên cứu đến vai trò của nước: Do có tính phân cực nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống. - Các hợp chất hữu cơ như các cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic là các đại phân tử, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. GV hướng dẫn HS phân chia khái niệm cacbohidrat ( đường) theo sơ đồ sau: Glucoz¬ §êng ®¬n Fructoz¬ Galactoz¬ §êng Saccaroz¬ §êng ®«i Lactoz¬ Mantoz¬ Tinh bét §êng ®a Xenluloz¬. Glicogen Kitin. (Tương tự với prôtêin, lipit và axit nuclêic). GV cũng có thể hướng dẫn HS ôn tập theo bảng như sau: Nhóm Tên cacbohidrat Công thức phân tử Chức năng Pentozơ Deoxiribozơ C5H10O4 - Thành phần cấu tạo nên đơn phân của ADN - Thành phần của các chất vận chuyển hoặc chất mang H+ , thành phần cấu tạo nên ATP Ribozơ Hexozơ Glucozơ Fructozơ Galctozơ Disaccarit Saccarozơ Mantozơ Lactozơ Polisaccarit Xenlulozơ Tinh bột Glicogen Kitin (Tương tự với prôtêin, lipit và axit nuclêic). * Đối với HS khá, giỏi phải hoàn thiện đủ các nội dung của các chất trong bảng. Còn lại chỉ cần hoàn thành nội dung của các chất: Deoxiribozơ ribozơ, glucozơ 2. Cấu trúc tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc, đơn vị chức năng của cơ thể sống. Một tế bào đều có cấu trúc chung gồm 3 phần: Màng, chất nguyên sinh và nhân (hoặc vùng nhân ). GV hệ thống cấu trúc cho HS nhìn thấy được khái quát cấu trúc tế bào. Tuy nhiên ở chương này chỉ học cấu trúc của tế bào nhân sơ nói chung và cấu trúc của tế bào nhân thực nói chung. Với mỗi loại tế bào, GV hướng dẫn HS hệ thống hoá bằng bảng hoặc theo sơ đồ Có thành TB Tảo Nấm Thực vật Tế bào nhân thực ( có màng nhân) Động vật nguyên sinh Động vật Vi khuẩn cổ (Archaea) Vi khuẩn ( Bacteria) Không có thành TB Tế bào nhân sơ (không có màng nhân) Tế bào(TB) Tế bào(TB) Tế bào nhân sơ (không có màng nhân) Không có thành TB Vi khuẩn ( Bacteria) Vi khuẩn cổ (Archaea) Động vật Động vật nguyên sinh Tế bào(TB) Tế bào nhân sơ (không có màng nhân) Không có thành TB Vi khuẩn ( Bacteria) Vi khuẩn cổ (Archaea) Tế bào nhân thực ( có màng nhân) Tế bào(TB) Tế bào nhân sơ (không có màng nhân) Tế bào(TB) Tế bào(TB) Tế bào(TB) Tế bào nhân sơ (không có màng nhân) Tế bào nhân thực ( có màng nhân) Vi khuẩn cổ (Archaea) Vi khuẩn ( Bacteria) không có thành TB Có thành TB Động vật nguyên sinh Động vật Tảo Nấm Thực vật vật Tế bào nhân thực ( có màng nhân) Tế bào nhân sơ (không có màng nhân) Không có thành TB Có thành TB Thực vật Nấm Tảo Động vật Động vật nguyên sinh Vi khuẩn ( Bacteria) Vi khuẩn cổ (Archaea) + Cấu trúc của tế bào nhân sơ Thành phần Chức năng Màng nhày Bám dính trên bề mặt, chống lại sự thực bào, dự trữ chất dinh dưỡng Thành tế bào Màng sinh chất Mezôxôm ADN - NST Ribôxôm Roi Lông nhung Hạt dự trữ Plasmit * Các thành phần mezôxôm, lông nhung, hạt dực trữ, plasmit chỉ dành cho HS khá, giỏi + Cấu trúc của tế bào nhân thực Thành phần Cấu trúc Chức năng Màng sinh chất - Prôtêin: + Prôtêin bám màng(ngoài, trong) +Prôtêin xuyên màng. - Lipit: + Photpholipit + Côlestêrôn. - Cacbohidrat: + Liên kết với prôtêin tạo glicoprôtêin. + Liên kết với lipit tạo glicolipit - Ngăn cách tế bào với môi trường - Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc. - Vận chuyển các chất qua màng tế bào - Tiếp nhận và xử lí thông tin Nhân Trung thể Khung xương tế bào Ribôxôm Ti thể Lục lạp Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn Bộ máy gôngi Lizôxôm Không bào Perôxixôm 3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. - Nắm chắc vai trò của ATP. - Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng được tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ. Quang hợp gồm 2 pha là pha sáng và pha tối. - Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng được tích luỹ trong phân tử ATP. Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử. - Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. 4. Phân bào. GV ôn lại cho HS kiến thức nguyên phân và giảm phân theo hướng dẫn ở bài 18, 19. Trên cơ sở đó hướng dẫn cho HS so sánh nguyên phân và giảm phân Bài ôn tập chỉ được học trong một tiết. Do đó, tuỳ thuộc vào trình độ của HS mà GV hướng dẫn ôn tập sao cho có hiệu quả cao nhất. Sau khi ôn tập xong 4 chương, GV hệ thống lại bằng sơ đồ dưới đây. Để HS nhìn thấy được quan điểm cấu trúc hệ thống khi học sinh học tế bào Phần ba : SINH HỌC VI SINH VẬT Phần sinh học vi sinh vật là phần mới và khó. Cụ thể nội dung của từng chương, bài cần nắm được như sau CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT BÀI 22: DINH DƯỠNG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT - Để hình thành khái niệm vi sinh vật, GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I(SGK trang 88), kết hợp với kiến thức đã học - Tuy nhiên, khái niệm vi sinh vật trong SGK chưa làm rõ được các nhóm phân loại của vi sinh vật. Do đó GV cần làm nhấn mạnh cho HS hiểu được: Vi sinh vật không phải là đơn vị phân loại mà là tập hợp một số sinh vật thuộc nhiều giới có chung đặc điểm: Cơ thể đơn bào ( một số là tập đoàn đơn bào), nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước hiển vi, hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống. Bao gồm: + Vi khuẩn thuộc giới khởi sinh: vi khuẩn và vi khuẩn cổ + Giới nguyên sinh: Động vật nguyên sinh, vi tảo , nấm nhầy. + Giới nấm: Vi nấm (nấm men, nấm sợi). Phần II: - HS cần nắm được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản trong thí nghiệm. Đó là : + Môi trường tự nhiên ( gồm các chất tự nhiên). + Môi trường tổng hợp (bao gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng) + Môi trường bán tổng hợp (bao gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học). Giúp các em hiểu được các kiểu dinh dưỡng, GV yêu cầu hS nghiên cứu mục II.2 ( trang 89, SGK) và hoàn thành vào phiếu học tập sau: - Căn cứ vào nguồn C và nguồn năng lượng, chia ra thành 4 kiểu dinh dưỡng theo bảng sau : Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Hoá tự dưỡng Quang dị dưỡng Hoá dị dưỡng Phần III: Hô hấp và lên men. Phần này dài và khó, GV cần giảng ngắn gọn cho HS hiểu. Trọng tâm phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men * Để HS nắm được hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí GV có thể sử dụng hình vẽ mô tả sự sinh trưởng của vi sinh vật trong điều kiện có oxi và không có oxi. * Đối với HS khá, giỏi cần phân biệt được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và hô hấp vi hiếu khí Phần này GV có thể kẻ bảng để HS dễ phân biệt các hình thức hô hấp và lên men như sau. Kiểu hô hấp Chất nhận electron Sản phẩm Mức năng lượng Ví dụ Lên men Chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ đơn giản( VD chất nhận e là axetalđehit đối với lên men rượu etanol) Chất hữu cơ không được oxi hoá hoàn toàn (VD rượu etanol...) Khoảng 2% Nấm men rượu (Saccaromyces..) Hô hấp kị khí Chất nhận electron cuối cùng là oxi liên kết (VD hô hấp nitrat thì oxi liên kết trong hợp chất NO3- Chất hữu cơ không được oxi hoá hoàn toàn tạo ra sản phẩm trung gian Khoảng từ 20 – 30% Vi khuẩn phản nitrat hoá ... Hô hấp hiếu khí Chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử CO2, H2O Khoảng 40% Trùng đế giày... * Cần chú ý ở vi khuẩn khi hô hấp hiếu khí, chuỗi chuyền electron ở trên màng sinh chất, còn ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi chuyền eletron diễn ra ở màng trong của ti thể ( Dành cho HS khá, giỏi). BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC HỢP CHẤT Ở VI SINH VẬT Bài này SGK chưa nêu được đặc điểm của 2 quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. Do đó nhiệm vụ của GV là giúp các em nắm được đặc điểm của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. Đồng thời phân tích được mối quan hệ giữa 2 quá trình tổng hợp và phân giải các chất. GV chỉ hướng dẫn nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi đặc điểm của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật - Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. đa dạng, + Đặc điểm của quá trình tổng hợp: Diễn ra với tốc độ nhanh, phương thức tổng hợp đa dạng. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất là thành phần chủ yếu của tế bào như axit nucleic, prôtêin, polisaccarit.. nhờ sử dụng năng lượng và các enzim nội bào. + Đặc điểm của quá trình phân giải: Diễn ra bên ngoài cơ thể nhờ các enzim do vi sinh vật tiết ra, hoặc bên trong tế bào. Hình thức phân giải đa dạng. Ý nghĩa: Do tốc độ sinh sản cao nên con người đã sử dụng vi sinh vật tạo ra các loại axit amin quý như glutamic, lizin và prôtêin đơn bào... Bài này có rất nhiều ứng dụng, GV hướng dẫn các em trả lời các lệnh trong SGK và sưu tầm các câu hỏi về ứng dụng của các quá trình tổng hợp và phân giải. BÀI 24: THỰC HÀNH : LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC - Biết làm thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men êtilic. - Biết làm sữa chua, muối chua rau quả. GV cho HS làm trước thí nghiệm, sau đó báo cáo. Cách tiến hành giống như SGK CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT Bài này dài và khó, GV cần xây dựng công thức tính số lượng tế bào của quần thể sau thời gian t giờ, với số lượng không phải là một tế bào mà là N0 tế bào. - GV cần nhấn mạnh cho HS, sự sinh trưởng của vi sinh vật là sinh trưởng của cả quần thể - Nắm được đặc điểm của từng pha trong nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. * Để HS nắm được những nội dung chính ở từng pha GV yêu cầu HS nghiên cứu nôị dung mục II( SGK trang 100) và hoàn thành vào phiếu học tập sau: Các pha sinh trưởng Đặc điểm Pha tiềm phát ( pha lag) Pha luỹ thừa (pha log) Pha cân bằng Pha suy vong Nội dung của phiếu học tập: Các pha sinh trưởng Đặc điểm Pha tiềm phát ( pha lag) - Vi khuẩn thích nghi với môi trường, - Không có sự gia tăng số lượng tế bào, - Enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất. Pha luỹ thừa (pha log) - Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. - Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân. - Tốc độ sinh trưởng cực đại. Pha cân bằng Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi). Pha suy vong Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều). - Phân biệt được sự sai khác giữa 2 hình thức nuôi cấy này. Đó là trong nuôi cấy liên tục thì không có pha tiềm phát vì trong nuôi cấy liên tục môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần phải làm quen với môi trường.( dành cho HS khá, giỏi) BÀI 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Đây là bài khó, không đi sâu vào cơ chế mà chỉ kể tên các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực và trình bày được cơ chế của quá trình sinh sản theo kiểu phân đôi của vi khuẩn . - Sinh sản bằng hình thức phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. Quá trình sinh sản nhờ sự hình thành các nếp gấp của màng sinh chất gọi là mezôxôm. Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào. GV cũng lưu ý cho HS sinh sản phân đôi ở vi khuẩn không giống như nguyên phân đó là không hình thành thoi vô sắc, không có các pha và các kì. - Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử ở vi khuẩn ( Dành cho HS khá, giỏi). + Ngoại bào tử: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn . Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng. + Nội bào tử : Không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn mà là hình thức bảo vệ của vi khuẩn khi gặp điều kiện bất lợi... ( Giáo viên chú ý nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngoại bào tử và nội bào tử. Ngoại bào tử là bào tử sinh sản, mỗi tế bào vi khuẩn có thể hình thành nhiều ngoại bào tử. Còn nội bào tử được hình thành ở một số vi khuẩn ở cuối giai đoạn sinh trưởng, khi mà môi trường cạn kiệt chất dinh dưỡng hoặc điều kiện môi trường không thuận lợi, vi khuẩn hình thành bào tử bên trong tế bào goi là nội bào tử và mỗi vi khuẩn chỉ tạo được một nội bào tử nên loại bào tử này không phải là bào tử sinh sản. Vỏ nội bào tử đặc trưng bằng hợp chất dipicolinat calcium. tất cả các bào tử sinh sản không tìm thấy hợp chất này) +Nảy chồi: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước.Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới. Vi khuẩn còn có hình thức sinh sản bằng bào tử đốt ( ở xạ khuẩn). Như vậy ở vi khuẩn có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi và phân đôi. Trong số các bào tử vi khuẩn thì nội bào tử không phải là bào tử sinh sản. Phần sinh sản của vi sinh vật nhân thực, GV chỉ cần thông báo cho HS biết các hình thức sinh sản. Hướng dẫn HS phân biệt bào tử kín và bào tử trần ( hình 26.3 trang 104 SGK) Ở vi sinh vật nhân thực cũng có các hình thức sinh sản: Phân đôi; nảy chồi và sinh sản bằng bào tử. GV cũng cần nhấn mạnh cho HS biết bào tử sinh sản ở vi khuẩn gồm bào tử đốt và ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính. Còn bào tử sinh sản ở nấm có 2 loại: + Bào tử vô tính: bào tử đính ( bào tử trần) có ở nấm Aspergillus (nấm cúc); nấm penicilium ( nấm chổi) và bào tử túi có ở nấm Muco + Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiế
File đính kèm:
- CHUAN KIEN THUC SINH HOC 10.doc