Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 10 thpt

Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian.

 [Nhận biết]

• Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật thể theo thời gian. Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật và những vật khác được coi như đứng yên. Vật đứng yên gọi là vật mốc. Chuyển động cơ có tính tương đối.

• Trong những trường hợp kích thước của vật nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó, ta có thể coi vật như là một chất điểm, chỉ như một điểm hình học và có khối lượng của vật.

• Hệ quy chiếu gồm :

 Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;

Một mốc thời gian và một đồng hồ.

• Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật.

 

doc144 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 10 thpt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cực đại của số chỉ lực kế.
- Ghi chép số liệu.
· Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.
- Tính được hệ số căng bề mặt từ số liệu đo được.
- Tính sai số .
- Nhận xét được các nguyên nhân gây ra sai số và đề xuất giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Chương I : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
a) Phương pháp nghiên cứu chuyển động.
b) Vận tốc, phương trình và đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều.
c) Chuyển động thẳng biến đổi đều. Sự rơi tự do. 
d) Chuyển động tròn. 
e) Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc.
f) Sai số của phép đo vật lí.
Kiến thức
- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
- Nêu được vận tốc tức thời là gì.
- Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).
- Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi đều. 
- Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được.
- Nêu được sự rơi tự do là gì và viết được công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.
- Phát biểu được định nghĩa về chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức tính tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.
- Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được công thức tính gia tốc hướng tâm.
- Viết được công thức cộng vận tốc: .
- Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối.
Kĩ năng
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
- Lập được phương trình toạ độ x = x0 + vt.
- Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.
- Vẽ được đồ thị toạ độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược chiều. Dựa vào đồ thị toạ độ xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau. 
- Vận dụng được phương trình chuyển động và công thức : vt = v0 + at ; s = v0t + at2;  = 2as.
- Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều và xác định được các đặc điểm của chuyển động dựa vào đồ thị này.
- Giải được các bài tập về chuyển động tròn đều.
- Giải được bài tập về cộng hai vận tốc cùng phương và có phương vuông góc.
- Xác định được các sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo trực tiếp và gián tiếp.
- Xác định được gia tốc của chuyển động nhanh dần đều bằng thí nghiệm.
- Vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ.
- Nếu quy ước chọn chiều của là chiều dương của chuyển động thì quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều được tính là 
s = v0t + at2 ;
 = 2as.
2. Hướng dẫn thực hiện
1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian.
[Nhận biết]
· Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật thể theo thời gian. Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật và những vật khác được coi như đứng yên. Vật đứng yên gọi là vật mốc. Chuyển động cơ có tính tương đối.
· Trong những trường hợp kích thước của vật nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó, ta có thể coi vật như là một chất điểm, chỉ như một điểm hình học và có khối lượng của vật.
· Hệ quy chiếu gồm :
- Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;
- Một mốc thời gian và một đồng hồ.
· Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật. 
2
Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
[Vận dụng]
· Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ).
· Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).
2. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
 Nêu được vận tốc tức thời là gì.
[Thông hiểu]
· Nếu khoảng thời gian Dt rất nhỏ, thì đại lượng (khi Dt rất nhỏ), gọi là vectơ vận tốc tức thời của chất điểm tại thời điểm t. Vận tốc tức thời tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh hay chậm của chuyển động tại thời điểm đó. Khi Dt rất nhỏ, trong chuyển động thẳng thì , nên độ lớn của vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời
 (khi Dt rất nhỏ)
Với chuyển động thẳng, ta có:
 (khi Dt rất nhỏ)
.· Đơn vị của vận tốc trung bình, vận tốc tức thời là mét trên giây (m/s).
Xét một chất điểm chuyển động theo quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1, chất điểm ở vị trí M1. Tại thời điểm t2, chất điểm ở vị trí M2. Trong khoảng thời gian Dt = t2 – t1, chất điểm đã dời từ vị trí M1 đến M2. Vectơ gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian đó.
Vectơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian Dt = t2 – t1 là
Với chuyển động thẳng, ta có:
Phương của vectơ vận tốc trung bình trùng với đường thẳng quỹ đạo.
Vectơ gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian Dt.
Trong chuyển động thẳng, chọn trục Ox trùng với chiều chuyển động, thì ta có giá trị đại số của vectơ độ dời là:
Dx = x2 – x1
trong đó, x1, x2 lần lượt là toạ độ của M1 và M2 trên trục Ox. 
2
Lập được phương trình toạ độ x = x0 + vt.
Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.
Vẽ được đồ thị toạ độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược chiều. Dựa vào đồ thị toạ độ xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau.
[Thông hiểu]
· Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi. Gọi x0 là toạ độ của chất điểm tại thời điểm t0 , x là toạ độ tại thời điểm t, ta có:
= hằng số. 
Từ đó, x – x0 = vt, ta có phương trình chuyển động thẳng đều là : 
x = x0 + vt
Toạ độ x là hàm bậc nhất của thời gian.
· Đồ thị toạ độ - thời gian : 
Đường biểu diễn x = x0 + vt là một đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm (x0, 0), có hệ số góc là :
tana = = v
Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn toạ độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc.
[Vận dụng]
· Biết cách tính toạ độ, các đại lượng trong phương trình chuyển động.
· Biết cách vẽ đồ thị toạ độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược chiều và dựa vào đồ thị toạ độ xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau. Cụ thể như sau:
- Vẽ hệ trục tọa độ - thời gian.
- Vẽ các đồ thị tọa - độ thời gian của vật chuyển động theo phương trình đã cho.
- Căn cứ vào đồ thị, biện luận, xác định vị trí hai vật chuyển động gặp nhau bằng cách chiếu tọa độ giao điểm của hai đồ thị lên các trục toạ độ.
Đồ thị vận tốc - thời gian: 
Đường biểu diễn 
v = v0 = hằng số
 là một đường thẳng song song với trục thời gian, cắt trục v tại v0.
Độ dời (x - x0) được tính bằng diện tích hình chữ nhật có cạnh là v0 và t.
3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi đều.
Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi (nhanh dần, chậm dần).
[Thông hiểu]
· Gọi là các vectơ vận tốc của chất điểm chuyển động trên đường thẳng tại các thời điểm t1 và t2. Trong khoảng thời gian Dt = t2 – t1 vectơ vận tốc biến đổi một lượng .
Vectơ gia tốc trung bình, được định nghĩa là
Giá trị đại số là của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng là :
· Vectơ gia tốc tức thời tại thời điểm t, được định nghĩa là
 (khi Dt rất nhỏ)
Vectơ gia tốc tức thời đặc trưng cho độ nhanh hay chậm của sự biến đổi vectơ vận tốc của chất điểm.
Vectơ gia tốc tức thời cùng phương với quỹ đạo của chất điểm chuyển động thẳng. Giá trị đại số của vectơ gia tốc tức thời là :
 (khi Dt rất nhỏ)
và được gọi tắt là gia tốc tức thời.
· Đơn vị của gia tốc là mét trên giây bình phương (m/s2).
Đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của vận tốc gọi là gia tốc.
Ví dụ về chuyển động thẳng nhanh dần : vật rơi từ trên cao xuống hoặc ô tô bắt đầu khởi hành. 
Ví dụ về chuyển động thẳng chậm dần : vật chuyển động trong khoảng thời gian được ném lên theo phương thẳng đứng hoặc ô tô dừng lại khi hãm phanh.
2
Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
Viết được công thức tính vận tốc: vt = v0 + at.
Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều và xác định được các đặc điểm của chuyển động dựa vào đồ thị này.
[Thông hiểu]
· Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi. Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
v = v0 + at
trong đó v0 là vận tốc của chất điểm tại thời điểm ban đầu t0 = 0 ; v là vận tốc tại thời điểm t.
Nếu tại thời điểm t, vận tốc v cùng dấu với gia tốc a thì giá trị tuyệt đối của v tăng theo thời gian, chuyển động là nhanh dần đều.
Nếu tại thời điểm t, vận tốc v khác dấu với gia tốc a thì giá trị tuyệt đối của v giảm theo thời gian, chuyển động là chậm dần đều.
[Vận dụng]
Biết cách vẽ được đồ thị của vận tốc theo thời gian là một đường thẳng xiên góc, xuất phát từ điểm (v0, 0). Hệ số góc của đường thẳng này có giá trị bằng gia tốc:
tana = = a
4. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Viết được phương trình chuyển động x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi.
Vận dụng được phương trình chuyển động và công thức : 
vt = v0 + at ; s = v0t + at2 ; 
.
[Thông hiểu]
· Công thức tính quãng đường đi của vật chuyển động biến đổi đều là:
s = v0t + at2
· Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều là
x = x0 + v0t + at2
trong đó, toạ độ x là một hàm bậc hai của thời gian t.
Đường biểu diễn sự phụ thuộc toạ độ theo thời gian có dạng là một phần của đường parabol.
[Vận dụng]
Biết tính các đại lượng gia tốc, vận tốc, quãng đường đi trong các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc là trong đó, v là vận tốc tại thời điểm t, v0 là tốc độ ban đầu (t0 = 0), a là gia tốc, Dx là độ dời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động, thì độ dời trùng với quãng đường đi được, Dx = s. Ta có công thức:
Nếu vật chuyển động từ trạng thái nghỉ (vận tốc đầu v0 = 0) thì s = at2,
thời gian đi hết quãng đường s là t =. Vận tốc v tính theo gia tốc và quãng đường đi được theo công thức: 
5. SỰ RƠI TỰ DO
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được sự rơi tự do là gì.
Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.
[Thông hiểu]
· Sự rơi tự do là sự rơi của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
· Đặc điểm :
- Chuyển động rơi tự do được thực hiện theo phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.
- Rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều.
- Ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g. Giá trị của g thường được lấy g » 9,8 m/s2.
- Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vĩ độ địa lí, độ cao và cấu trúc địa chất của nơi đo.
2
Viết được công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. 
[Thông hiểu]
Khi vật rơi tự do, không có vận tốc ban đầu thì công thức tính vận tốc của vật tại thời điểm t là: 
v = gt
và công thức tính quãng đường đi được của vật sau thời gian t là:
s = gt2
Hiểu được cách rút ra các công thức của chuyển động rơi tự do.
6. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU. TỐC ĐỘ DÀI VÀ TỐC ĐỘ GÓC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Phát biểu được định nghĩa về chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
Viết được công thức tính tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
[Thông hiểu]
· Chuyển động cong có quỹ đạo tròn gọi là chuyển động tròn. Chuyển động tròn là đều khi chất điểm đi được những cung tròn có độ dài bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau tùy ý.
· Tại một điểm trên đường tròn, vectơ vận tốc của chất điểm chuyển động tròn đều có phương trùng với tiếp tuyến và có chiều của chuyển động. Độ lớn của vectơ vận tốc bằng :
= hằng số
với Ds là cung tròn mà chất điểm đi được trong khoảng thời gian Dt.
· Ta gọi độ lớn của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều là tốc độ dài.
Chuyển động của một điểm trên vành bánh xe quay ổn định, một điểm trên cánh quạt điện quay ổn định là chuyển động tròn đều.
2
Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.
[Thông hiểu]
· Trong chuyển động tròn, thời gian để vật đi hết một vòng tròn là :
trong đó, r là bán kính đường tròn. Vì v không đổi nên T là hằng số, được gọi là chu kì.
Chu kì là một đặc trưng của chuyển động tròn đều. Sau mỗi chu kì, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là tuần hoàn với chu kì T.
· Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng chất điểm đi được trong một giây:
Đơn vị tần số là hec (Hz). 1 Hz = 1 vòng/s = 1 s-1. 
· Khi chất điểm đi được một cung Ds thì bán kính của nó quét được một góc Dj. Tốc độ góc là thương số giữa góc quét Dj và thời gian Dt : 
trong đó, w đo bằng rađian trên giây (rad/s).
Tốc độ góc đặc trưng cho sự quét nhanh hay chậm của vectơ tia của chất điểm.
3
Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
[Thông hiểu]
Ta có, nên hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc là v = rw. Hệ thức giữa w, T và f là , trong đó, w còn được gọi là tần số góc.
7. GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU 
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm.
Giải được các bài tập về chuyển động tròn đều.
[Thông hiểu]
· Trong chuyển động tròn đều, vectơ gia tốc vuông góc với vectơ vận tốc và hướng vào tâm đường tròn. Nó đặc trưng cho sự biến đổi về hướng của vectơ vận tốc và được gọi là vectơ gia tốc hướng tâm, kí hiệu là . Độ lớn của vectơ gia tốc hướng tâm là :
 hay aht = w2r
Trong đó, v là độ lớn vận tốc của chất điểm, r là bán kính quỹ đạo.
[Vận dụng]
Biết cách tính tốc độ góc, chu kì, tần số, gia tốc hướng tâm và các đại lượng trong các công thức của chuyển động tròn đều.
8. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Viết được công thức cộng vận tốc
[Thông hiểu]
Công thức cộng vận tốc là: , trong đó: 
 là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là vận tốc tuyệt đối.
 là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động, gọi là vận tốc tương đối.
 là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là vận tốc kéo theo.
Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
Kết quả xác định tọa độ và vận tốc của cùng một vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Tọa độ (do đó quỹ đạo của vật) và vận tốc của một vật có tính tương đối.
2
Giải được bài tập về cộng hai vận tốc cùng phương và có phương vuông góc. 
[Vận dụng]
Biết cách áp dụng được công thức cộng vận tốc trong các trường hợp:
- Vận tốc tương đối cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo.
- Vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo.
- Vận tốc tương đối có phương vuông góc với vận tốc kéo theo.
9. SAI SỐ TRONG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH 
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối.
[Thông hiểu]
Mọi phép đo đều có sai số. Nguyên nhân gây ra sai số của phép đo có thể là do dụng cụ đo, quy trình đo, chủ quan của người đo...
Khi ta đo một độ dài:
- Giá trị trung bình: 
- Kết quả đo 
- Sai số tuyệt đối : .
- Sai số tỉ đối : (%).
2
Xác định được các sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo trực tiếp và gián tiếp.
[Thông hiểu]
Số chữ số có nghĩa trong kết quả đo càng nhiều cho biết kết quả có sai số càng nhỏ (độ chính xác càng cao).
Các phép tính sai số gián tiếp :
- Sai số của tổng : D(a ± b) = Da + Db
- Sai số tỉ đối của một tích : .
- Sai số tỉ đối của một thương : .
- Sai số tỉ đối của một lũy thừa : .
- Sai số tỉ đối của một căn : .
Sai số hệ thống là loại sai số có tính quy luật ổn định. Ví dụ, sai số do dụng cụ thường được lấy bằng nửa độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
Sai số ngẫu nhiên là sai số do tác động ngẫu nhiên gây nên.
10. Thực hành: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Xác định được gia tốc của chuyển động nhanh dần đều bằng thí nghiệm.
[Thông hiểu]
Hiểu được cơ sở lí thuyết:
- Trong chuyển động rơi tự do, vận tốc ban đầu bằng 0. Do đó có thể xác định g theo biểu thức g = .
- Biết dòng điện xoay chiều dân dụng có tần số 50 Hz.
[Vận dụng]
· Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm:
Phương án 1
- Biết sử dụng an toàn nguồn điện.
- Biết sử dụng thước thẳng đo khoảng cách.
- Biết lắp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.
Phương án 2
- Biết mắc đồng hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện và sử dụng được chế độ đo phù hợp.
- Biết sử dụng nguồn biến áp.
- Lắp ráp được các thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ.
· Biết cách tiến hành thí nghiệm:
Phương án 1
- Treo quả nặng vào đầu băng giấy, lổng băng giấy vào dưới cần rung.
- Bật công tắc bộ cần rung.
- Thả quả nặng kéo theo băng giấy rơi tự do.
- Thu lại băng giấy, dùng thước đô khoảng cách giữu các chấm mực.
- Ghi số liệu.
Phương án 2
- Đo thời gian rơi nhiều lần ứng với cùng quãng đường rơi.
- Ghi chép các số liệu.
· Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:
- Tính các giá trị trong bảng số liệu.
- Vẽ đồ thị v(t) và s(t2).
- Nhận xét về kết quả phép đo.
Chọn 1 trong 2 phương án để thực hiện.
Chương II : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
a) Lực. Quy tắc tổng hợp và phân tích lực.
b) Ba định luật Niu-tơn. 
c) Các lực cơ : lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát.
d) Lực hướng tâm.
e) Hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính.
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp các lực tác dụng lên một chất điểm và phân tích một lực thành hai lực theo các phương xác định.
- Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.
- Phát biểu được định luật I Niu-tơn.
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).
- Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. 
- Nêu được đặc điểm ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn. Viết được công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt.
- Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức =.
- Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.
- Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
- Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được hệ thức 
= mw2r
- Nêu được hệ quy chiếu

File đính kèm:

  • docPhan hai VL10.doc
  • docBia-1.doc
  • docPhan chung (15-9).doc
Giáo án liên quan