Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 12 - Chương trình nâng cao

Bài 19: KIM LOẠI VÀ HỢP KIM

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Hiểu được :

 Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí của kim loại.

 Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim, khử ion H+ trong nước, dung dịch axit, khử ion kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối, một số axit có tính oxi hoá mạnh).

Biết được : Khái niệm, tính chất và ứng dụng của hợp kim.

Kĩ năng

 Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và cấu tạo của kim loại, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại.

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại.

 Giải được bài tập : Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm ; Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp chất phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

B. Trọng tâm

 Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng đặc trưng của kim loại

 Khái niệm và ứng dụng của hợp kim

C. Hướng dẫn thực hiện

 Đặc điểm cấu hình electron của kim loại: có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng

 Cấu tạo mạng tinh thể kim loại:

 + mạng tinh thể lục phương có độ đặc khít 74% (Be, Mg, Zn.)

 + mạng tinh thể lập phương tâm diện có độ đặc khít 74% (Cu, Ag, Au, Al.)

 + mạng tinh thể lập phương tâm khối có độ đặc khít 68% (Li, Na, K, V, Mo.)

 Liên kết kim loại: nguyên tử và một phần nhỏ ion kim loại ở nút mạng tinh thể và các electron tự do chuyển động trong mạng tinh thể liên kết với nhau bởi liên kết kim loại.

 Tính chất vật lí chung của kim loại:

 

doc42 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 12 - Chương trình nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 + Giải thích cơ chế ăn mòn điện hoá học trong thực tế
	 + Đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại trong thực tế
Bài 24: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Hiểu được :
- Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại : Phương pháp điện phân, nhiệt luyện, thuỷ luyện.
Biết được : Định luật Farađay và biểu thức tính khối lượng các chất thu được ở các điện cực.
Kĩ năng 
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ,... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.
- Giải được bài tập : Tính khối lượng kim loại bám trên các điện cực hoặc các đại lượng có liên quan dựa vào công thức Farađay, bài tập khác có nội dung liên quan.
B. Trọng tâm
- Các phương pháp điều chế kim loại 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Nguyên tắc điều chế kim loại: khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại 
	 Mn+ + ne ® M
- Các phương pháp điều chế kim loại:
	+ Phương pháp nhiệt luyện: khử ion kim loại trong oxit kim loại ở nhiệt độ cao bằng H2, CO, C, Al...
	+ Phương pháp thủy luyện: khử ion kim loại trong dung dịch bằng các kim loại có tính khử mạnh hơn nhưng không có phản ứng với dung dung môi.
	+ Phương pháp điện phân: khử ion kim loại mạnh trong hợp chất nóng chảy hoặc ion kim loại trung bình, yếu trong dung dịch bằng dòng điện.
- Định luật Faraday: m = 
- Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế kim loại theo các phương 
 pháp đã học.
	 + Lựa chọn phương pháp thích hợp để điều chế kim loại từ hợp chất hoặc hỗn 
 hợp nhiều chất
	 + Bài toán điện phân có sử dụng biểu thức Faraday 
Bài 26: THỰC HÀNH DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI - ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Sức điện động của pin điện hoá Zn - Cu, Zn - Pb.
- Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực graphit.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Sức điện động của pin điện hoá ; 
- Điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân .
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Lắp dụng cụ pin điện hóa và dụng cụ điện phân 
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Sức điện động của pin điện hoá Zn - Cu, Zn - Pb.
	+ Epin (Zn - Cu) < Epin (Zn - Pb) .
	+ Yếu tố ảnh hưởng đến Epin: * bản chất cặp oxi hóa – khử
	* nồng độ, nhiệt độ, áp suất 
Thí nghiệm 2. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực graphit
	+ Ở cực âm có bột Cu màu đỏ bám trên điện cực Cu2+ +2e ® Cu ¯
	 Ở cực dương có bọt khí thoát ra 2H2O ® O2­ + 4H+ + 4e 
	+ pH của dung dịch điện phân giảm dần
	2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2 + 2H2SO4 
Bài 27: THỰC HÀNH ĂN MÒN KIM LOẠI – CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- ăn mòn điện hoá.
- Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Ăn mòn điện hóa học và chống ăn mòn bằng phương pháp bảo vệ điện hóa 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
	+ Thả chất rắn vào chất lỏng 
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Ăn mòn điện hóa học 
	+ Phần dung dịch quanh lá Fe có kết tủa màu xanh chàm (xanh Tuabun) xuất hiện do Fe bị ăn mòn 	 Fe ® Fe2+ + 2e 
	và 	Fe2+ + K3[Fe(CN)6] ® KFe[Fe(CN)6] ¯ + 2K+
Thí nghiệm 2. Bảo vệ Fe bằng phương pháp bảo vệ điện hóa
	+ Ở cốc (2) xuất hiện màu hồng do Zn ® Zn2+ + 2e (Zn bị ăn mòn)
 	và 2H2O + O2 + 4e ¾® 4OH– (Fe được bảo vệ)
 	+ Ở cốc (1) xuất hiện kết tủa màu xanh chàm (xanh Tuabun) và dung dịch nhuốm màu hồng do Fe bị ăn mòn	 Fe ® Fe2+ + 2e 
	 	Fe2+ + K3[Fe(CN)6] ® KFe[Fe(CN)6] ¯ + 2K+
 và 2H2O + O2 + 4e ¾® 4OH– 
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
Bài 28: KIM LOẠI KIỀM 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Hiểu được : 
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm.
- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm.
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của kim loại kiềm. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hoá học điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân.
- Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
B. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm
C. Hướng dẫn thực hiện
- Đặc điểm cấu hình electron của kim loại kiềm: có 1e lớp ngoài cùng [ ] ns1
	+ Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất
	+ Cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn với giá trị rất âm
	+ Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1 
	+ Các kim loại kiềm có cấu trúc tinh thể mạng lập phương tâm khối (độ đặc khít 68%) 
- Các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm: tính khử mạnh M ® M+ + e
	+ Tác dụng với phi kim (Na tác dụng với O2 tạo Na2O và Na2O2)
	+ Tác dụng với axit
	+ Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm: điện phân hợp chất nóng chảy
	2MCl 2M + Cl2 ­
	4MOH 4M + O2 ­ + 2H2O
- Luyện tập: + Viết cấu hình electron của một số nguyên tử kim loại kiềm; so sánh mức độ tính khử giữa các kim loại kiềm dựa vào năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn...
	 + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm.
	 + Viết phương trình hoá học biểu diễn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất
	 + Bài toán tính theo phương trình, xác định kim loại kiềm và tính thành phần 
 hỗn hợp
Bài 29: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
 Hiểu được : Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (có tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và rút ra kết luận về tính chất hoá học của một số hợp chất kim loại kiềm. 
- Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất một số hợp chất.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số hợp chất.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp chất phản ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
B. Trọng tâm
- Tính chất hoá học cơ bản của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3. 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:
	+ NaOH: tính bazơ mạnh (bazơ kiềm)
	 	Được điều chế trong CN bằng cách điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn
 2NaCl + H2O 2NaOH + H2­ + Cl2­
	+ NaHCO3: * có tính lưỡng tính axit – bazơ (vừa tác dụng với bazơ, vừa tác dụng với axit)
	HCO + H+ ® CO2 ­ + H2O
	HCO + OH - ® CO + H2O
	 * Dễ bị nhiệt phân huỷ tạo Na2CO3 và CO2 ­
	+ Na2CO3: * Dung dịch nước có môi trường bazơ, tác dụng với dung dịch axit
 CO + H2O ® HCO + OH -
 CO + H+ ® HCO
 CO + 2H+ ® CO2 ­ + H2O
	+ KNO3: * Dễ bị nóng chảy và phân huỷ khi đun nóng Þ có tính oxi hoá mạnh
	2KNO3 2KNO2 + O2 ­
	được sử dụng làm thuốc nổ
	2KNO3 + 3C + S N2 ­ + 3CO2 ­ + K2S
	và còn được sử dụng làm phân bón 
- Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của hợp chất kim 
 loại kiềm.
	 + Viết phương trình hóa học chuyển đổi từ hợp chất này thành hợp chất khác
	 + Bài toán tính theo phương trình, xác định công thức hợp chất và tính thành 
 phần hỗn hợp
Bài 30: KIM LOẠI KIỀM THỔ 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức 
Hiểu được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, năng lượng ion hoá, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm thổ.
- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm (tác dụng với oxi, clo, axit).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ.
- Tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá học.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại và một số bài tập khác có nội dung liên quan.
B. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ
C. Hướng dẫn thực hiện
- Đặc điểm cấu hình electron của kim loại kiềm thổ: có 2e lớp ngoài cùng [ ] ns2
	+ Cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn với giá trị rất âm
	+ Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hóa +2 
- Các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ: tính khử mạnh chỉ kém kim loại kiềm thuộc cùng chu kỳ
	M ® M2+ + 2e
	+ Tác dụng với phi kim
	+ Tác dụng với dung dịch axit 
	+ Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ: điện phân hợp chất nóng chảy
	MCl2 M + Cl2 ­
- Luyện tập: + Viết cấu hình electron của một số nguyên tử kim loại kiềm thổ; 
	+ Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ 
 	+ Viết phương trình hóa học điều chế kim loại kiềm thổ từ các hợp chất
	+ Bài toán tính theo phương trình, xác định kim loại kiềm thổ và tính thành phần 
 hỗn hợp
Bài 31: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức 
Hiểu được :
- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O 
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.
 Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của Ca(OH)2.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan. 
B. Trọng tâm
- Tính chất hoá học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3. 
- Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất cứng
C. Hướng dẫn thực hiện
- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:
	+ Ca(OH)2: tính bazơ mạnh, rẻ tiền (vôi tôi); dung dịch Ca(OH)2 gọi là nước vôi trong
	Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 ¯ + H2O
	+ CaCO3: * Bị nhiệt phân huỷ tạo CO2 ­
	 * Bị hoà tan bởi CO2 trong nước ở nhịêt độ thường
 	CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2
	+ CaSO4: * Trong tự nhiên tồn tại CaSO4. 2H2O (thạch cao sống)
	Đun nóng có thể tạo ra thạch cao nung 2CaSO4.H2O và thạch cao khan CaSO4. 
 (các chất này hút nước thành khối nhão và dễ đông cứng) Þ dùng làm khuôn...
- Nước cứng: là nước chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+.
	+ Độ cứng tạm thời: Ca2+; Mg2+ và HCO
	+ Độ cứng vĩnh cửu: Ca2+; Mg2+ và Cl- ; SO
	+ Độ cứng toàn phần: Ca2+; Mg2+ và Cl- ; SO; HCO
	+ Phương pháp làm mềm nước cứng là loại bỏ các ion Ca2+; Mg2+ 
- Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của hợp chất kim 
 loại kiềm thổ và nước cứng.
	 + Bài toán tính theo phương trình, xác định công thức hợp chất và tính thành 
 phần hỗn hợp
Bài 33: NHÔM 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức 
Hiểu được : 
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.
- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (Phản ứng của nhôm với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại).
- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy.
Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hoá học và nhận biết ion nhôm.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại phản ứng, một số bài tập có nội dung liên quan.
B. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm
- Phương pháp điều chế nhôm
C. Hướng dẫn thực hiện
- Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử nhôm: có 3e lớp ngoài cùng [10Ne] 3s23p1
	+ Năng lượng ion hóa I3 : I2 = 1,5 : 1 nên nguyên tử Al dễ tách 3e
	+ Trong các hợp chất, nguyên tố Al chỉ có số oxi hóa +3
	+ Đơn chất Al có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện
- Các tính chất hóa học của nhôm: tính khử mạnh Al ® Al3+ + 3e
	+ Tác dụng với phi kim
	+ Tác dụng với dung dịch axit và các axit có tính oxi hoá mạnh
	+ Tác dụng với nước 
	+ Tác dụng với dung dịch kiềm
	+ Tác dụng với oxit kim loại 
- Phương pháp điều chế nhôm: điện phân nhôm oxit nóng chảy
	2Al2O3 4Al + 3O2 ­
- Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của nhôm 
	 + Viết phương trình điều chế nhôm từ các hợp chất của nhôm
	 + Bài toán xác định thành phần hỗn hợp
Bài 34: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất : Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm.
Hiểu được :
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3.
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của nhôm.
- Nhận biết ion nhôm.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
- Giải bài tập : Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng ; Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan.
B. Trọng tâm
- Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. 
- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:
	+ Al2O3: là oxit lưỡng tính
	Al2O3 + 6H+ ® 2Al3+ + 3H2O
	Al2O3 + 2OH- + 3H2O ® 2[Al(OH)4]- 
	+ Al(OH)3: * là hiđroxit lưỡng tính
	Al(OH)3 + 3H+ ® Al3+ + 3H2O
	Al(OH)3 + OH- ® [Al(OH)4]- 
	 * Bị nhiệt phân tích
 	2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 
	* Điều chế bằng tác dụng của Al3+ với dung dịch NH3 hoặc [Al(OH)4]- với CO2:
 	Al3+ + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3 ¯ + 3NH
	 [Al(OH)4]- + CO2 ® Al(OH)3 ¯ + HCO
	+ Al2(SO4)3 : * Trong dung dịch nước có môi trường axit
	Al3+ + 3H2O Al(OH)3 ¯ + 3H+
	* Ứng dụng: phèn chua KAl(SO4)2.12H2O
- Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch: dùng dung dịch NaOH từ từ đến dư
	+ trước hết xuất hiện kết tủa: Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3 ¯ 
	+ sau đó kết tủa tan khi dư NaOH: Al(OH)3 + OH- ® [Al(OH)4]- 
- Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của hợp chất nhôm 
	 + Phân biệt Al3+, Al2O3, Al(OH)3 với các chất khác
	 + Bài toán xác định nồng độ mol và tính thành phần hỗn hợp
Bài 36: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ 
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.
- Phản ứng của MgO với nước.
- So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4 .
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.
- Tính tan và phản ứng của hợp chất kim loại kiềm thổ với nước.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
	+ Cắt miếng kim loại Na
	+ Thả chất rắn vào chất lỏng
	+ Lắc chất lỏng trong ống nghiệm
	+ Đun nóng ống nghiệm 
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước
	+ Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra mạnh, bọt khí thoát ra nhanh và nhiều, dung dịch nhuốm màu hồng nhanh chóng. 
	+ Ở ống nghiệm (2) phản ứng xảy ra chậm, chỉ có ít bọt khí thoát ra, ở ống nghiệm (3) hầu như chưa thấy phản ứng xảy ra. 
	+ Khi đun nóng hai ống (2) và (3) thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Thí nghiệm 2. Phản ứng của MgO với nước
	+ Lúc đầu MgO phản ứng chậm với nước nên giấy phenolphtalein chưa đổi màu.
	+ Khi đun sôi, MgO phản ứng nhanh hơn tạo Mg(OH)2 tan một phần nên dung dịch có tính bazơ và giấy phenolphtalein đổi màu hồng.
Thí nghiệm 3. So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4 .
	+ kết tủa tạo thành ở ống nghiệm chứa BaCl2 nhanh hơn và đục hơn so với ống nghiệm chứa CaCl2; chứng tỏ tính tan của CaSO4 lớn hơn so với BaSO4.
	(độ tan của CaSO4 = 0,015 mol/lít >> BaSO4 = 1,1´10-5 mol/lít )
Bài 37: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA NHÔM 
VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng của Al với dung dịch CuSO4.
- Phản ứng của Al với dung dịch NaOH.
- Điều chế Al(OH)3
- Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của Al (với dung dịch muối và dung dịch kiềm).
- Điều chế Al(OH)3 và thử tính chất lưỡng tính của Al(OH)3 .
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
	+ Thả chất rắn vào chất lỏng
	+ Lắc chất lỏng trong ống nghiệm
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Phản ứng của Al với dung dịch CuSO4
	+ Có một lớp bột đỏ (Cu) bám vào phần lá Al trong dung dịch . 
	+ Màu xanh của dung dịch nhạt đi một phần
Thí nghiệm 2. Nhôm phản ứng với dung dịch NaOH
	+ Lúc đầu chưa thấy có bọt khí thoát ra, sau một lúc thì bọt khí thoát ra nhanh hơn, do lúc đầu dung dịch NaOH hòa tan Al2O3 bao bọc bên ngoài, sau đó Al tan trong dung dịch NaOH và khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn.
Thí nghiệm 3. Điều chế Al(OH)3 .
	+ kết tủa keo trắng ở phần dung dịch trong ống nghiệm;
Thí nghiệm 4. Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3 .
	+ Thêm H2SO4 loãng và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt. 
	+ Thêm NaOH và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt. 
CHƯƠNG 7: CROM – SẮT – ĐỒNG
Bài 38: CROM 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Hiểu được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vật lí của crom.
- Tính chất hoá học : Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).
- Phương pháp sản xuất crom.
Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của crom.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của crom.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.
B. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử crom 
- Các phản ứng đặc trưng của crom
C. Hướng dẫn thực hiện
- Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử crom: [18Ar] 3d54s1
	+ Trong các phản ứng hóa học crom thường tạo ra các hợp chất có số oxi hóa +2; +3; +6 
	+ Crom có cấu t

File đính kèm:

  • docchuan-12-nang-cao.doc
Giáo án liên quan