Hướng dẫn Soạn bài giảng điện tử - Bài 3: Làm việc với textbox, autoshape

Autoshape giúp bạn làm cho nội dung sinh động hơn, giúp bạn thể hiện sơ đồ, nội dung đặc biệt,. . Kích vào nút Autoshapes trên thanh công cụ Drawing để chọn một hình thích hợp cho nội dung của bạn và kích giữ chuột vẽ vào vùng soạn thảo.

Các thao tác định dạng đường viền, màu nền . đều tương tự như với các textbox như đã hướng dẫn ở phần trên.

Mặc định khi bạn vẽ xong một autoshape thì vẫn chưa thể gõ chữ vào bên trong nó, kích phải chọn Add text trên menu ngữ cảnh để gõ nội dung vào bên trong Autoshape.

Kinh nghiệm cho thấy khi đưa một nội dung vào Autoshape thì nội dung đó khó nằm giữa hình, vì vậy bạn nên kết hợp một textbox chứa nội dung không màu nền, không đường kẻ và đè lên Autoshape.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn Soạn bài giảng điện tử - Bài 3: Làm việc với textbox, autoshape, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3
LÀM VIỆC VỚI TEXTBOX, AUTOSHAPE
Tất cả các nội dung trong trình chiếu đều phải đặt trong các textbox, vì vậy làm việc với textbox là một yêu cầu tất yếu để soạn thảo các nội dung trình chiếu nhanh, hiệu quả.
1. Hiển thị thanh công cụ Drawing
Để thao tác nhanh với các đối tượng textbox, autoshape chúng ta nên hiển thị thanh công cụ Drawing bằng cách kích phải trên menu, đánh dấu chọn Drawing. Khi đó thanh công cụ Drawing sẽ xuất hiện phía góc dưới màn hình soạn thảo.
2. Textbox
Kích chọn nút trên thanh công cụ Drawing. Kích chuột kéo vào vùng soạn thảo tại vị trí bất kỳ.
Để thay đổi màu nền của textbox, kích vào mũi tên màu đen nhỏ ngay cạnh biểu tượng để chọn một màu thích hợp cho textbox.
Chọn No Fill để màu nền của textbox trong suốt. 
Chọn Automatic để lấy màu nền mặc định. 
Chọn 1 trong các màu có sẵn. Nếu các màu có sẵn không thích hợp, có thể kích vào nút More Fill Colors để chọn một màu thích hợp hơn trong bảng màu. 
Kích chọn Fill Effects để chọn các hiệu ứng đặc biệt khác. 
Để thay đổi màu đường viền bao quanh textbox, kích chọn mũi tên màu đen nhỏ ngay cạnh bên biểu tượng . Cách chọn màu tương tự như chọn màu nền. Để mất đường viền bao quanh textbox chọn No Line trong bảng màu.
Trong trường hợp sử dụng các textbox để chứa một nội dung chú thích cho một nội dung khác thì nên chọn tại  là No Fill để mất màu nền, và chọn tại để mất đường viền bao quanh textbox.
Để thay đổi màu chữ, kích chọn mũi tên màu đen ngay cạnh bên biểu tượng trên thanh công cụ Drawing. Chọn một màu thích hợp đảm bảo không trùng với màu nền của trang trình chiếu và màu nền của textbox đó. Nên sử dụng các màu sáng, có độ tương phản cao để sử dụng phù hợp trong mọi đều kiện ánh sách giúp học sinh, sinh viên dễ theo dõi.
Ngoài ra bạn còn có thể thay đổi kích thước, hình dạng các đường viền, các hiệu ứng 3D, đổ bóng .... để làm cho nội dung bên trong textbox nổi bật hơn.
Để lần sau khi kích chọn một textbox mới thì textbox có định dạng giống textbox hiện tại thì kích phải tại vị trí các đường khung của textbox, sao cho xuất hiện menu ngữ cảnh. Chọn Set Autoshape Defaults.
3. Autoshape
Autoshape giúp bạn làm cho nội dung sinh động hơn, giúp bạn thể hiện sơ đồ, nội dung đặc biệt,... . Kích vào nút Autoshapes trên thanh công cụ Drawing để chọn một hình thích hợp cho nội dung của bạn và kích giữ chuột vẽ vào vùng soạn thảo.
Các thao tác định dạng đường viền, màu nền ... đều tương tự như với các textbox như đã hướng dẫn ở phần trên.
Mặc định khi bạn vẽ xong một autoshape thì vẫn chưa thể gõ chữ vào bên trong nó, kích phải chọn Add text trên menu ngữ cảnh để gõ nội dung vào bên trong Autoshape.
Kinh nghiệm cho thấy khi đưa một nội dung vào Autoshape thì nội dung đó khó nằm giữa hình, vì vậy bạn nên kết hợp một textbox chứa nội dung không màu nền, không đường kẻ và đè lên Autoshape.
4. Thay đổi kích thước
Đưa con trỏ và vị trí các biên của textbox, autoshape cần thay đổi kích thước, khi xuất hiện con trỏ dạng: , , , thì nhấn giữ chuột để thay đổi độ rộng. Kết hợp phím Alt và kéo chuột sẽ giúp bạn thay đổi được kích thước theo ý muốn.
5. Thay đổi vị trí
Kích chọn textbox, autoshape tại vị trí các đường biên của chúng sau cho xuất hiện con trỏ di chuyển , giữa chuột và kéo hình đến vị trí mới. Kết hợp phím Alt và chuột để di chuyển hình đến vị trí mới dễ dàng và chuẩn xác hơn.
Trong một số trường hợp nếu bạn khó chọn hình thì kích chuột vào nút trên thanh công cụ Drawing và giữ chuột kéo quanh đối tượng cần chọn. Cách này cũng có thể dùng để chọn nhiều đối tượng cùng lúc thay vì nhấn phím Shift để chọn từng đối tượng 1.
Lưu ý: Trong khi thao tác với textbox, autoshape cũng như các đối tượng đồ họa khác trong PowerPoint bạn phải phân biệt thao tác chọn nội dung bên trong đối tượng hay chọn đối tượng để làm việc. Nếu chọn đối tượng để làm việc thì phải đưa con trỏ tới vị trí biên của đối tượng đó đến khi xuất hiện con trỏ 4 chiều rồi mới kích chọn. 
6. Xoay chiều
Kích chuột chọn textbox, autoshape hoặc đối tượng đồ họa khác cần xoay chiều khi xuất hiện con trỏ 4 chiều . Để xoay chiều hình bạn kích giữ chuột tại nút màu xanh ngay trên hình đó, giữ chuột và xoay theo chiều bất kỳ.
7. Nhóm các đối tượng
Trong quá trình soạn thảo trình chiếu có thể bạn sử dụng nhiều hình ảnh, textbox, autoshape để minh họa cho một nội dung, để tránh trường hợp khi sao chép, thay đổi làm ảnh hướng đến vị trí các đối tượng đồ họa bạn nên nhóm chúng thành một nhóm bằng cách chọn tất cả các đối tượng đồ họa liên quan, kích phải chọn Grouping - Group.
Khi cần sửa chữa một các đối tượng nào bên trong nhóm thì kích phải trên nhóm chọn lệnh phân rã: Grouping - Ungroup. Sửa xong nên nhóm lại bằng cách kích phải trên đối tượng đồ họa đó chọn Grouping - Regroup để phục hồi lại trạng thái nhóm các đối tượng như trước lúc sửa chữa.
8. Thực hành
- Yêu cầu nắm vững nguyên tắc chọn các đối tượng đồ họa để làm việc.
- Cách làm một hình ảnh có định dạng mẫu để các hình tiếp sau có định dạng giống nó.
- Cách hiển thị và sử dụng thanh công cụ Drawing để thao tác nhanh với các đối tượng đồ họa
- Cách nhóm các đối tượng đồ họa lại để khi di chuyển không bị lệch.
- Sử dụng phím Alt kết hợp với chuột để thay đổi kích thước, vị trí của các đối tượng đồ họa (so sánh việc có và không có sử dụng phím Alt bạn các thao tác này).

File đính kèm:

  • docBai 3 nhom cac doi tuong.doc