Hướng dẫn ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Phần 2: Sinh vật và môi trường - Nguyễn Duy Cường
Câu 112: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ.
- Quần xã sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Ví dụ: Khóm trúc, bụi tre, đàn kiến, bầy ong
Câu 113: Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào? Kết quả và ý nghĩa của các mối quan hệ đó?
Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
- Quan hệ hỗ trợ:
+ Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
- Quan hệ cạnh tranh:
+ Khi mật độ các cá thể tăng cao, nguồn sống không đủ làm cho các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau.
+ Giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.
sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. Ví dụ sgk. - Thực vật chia 2 nhóm: 1/ Nhóm ưa ẩm : Lúa nước : ruộng lúa nước cây cói : bãi ngập ven biển Cây thài lài: dưới tán rừng Cây ráy: dưới tán rừng. 2/ Nhóm chịu hạn - Cây xương rồng : bãi cát - Cây thuốc bỏng: trong vườn - Cây phi lao: bãi cát ven biển - Cây thông, cây sim: trên đồi * Động vật chia 2 nhóm: 1/ động vật ưa ẩm - Êch : hồ ao, - Sâu rau - Ôc sên : trên cây trong vườn - Giun đất: trong đất - Ruồi, muỗi: nơi tối tăm 2 / Động vật ưa khô : - Thằn lằn : vùng cát khô .,đồi - Lạc đà : sa mạc Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT Câu 107: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện: - Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ. - Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, Câu 108: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng. Câu 109: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. Câu 110: So sánh hai hình thức quan hệ sinh vật khác loài là: Cộng sinh và hội sinh. Cho ví dụ. 1. Những điểm giống nhau: - Đều là mối quan hệ của sinh vật khác loài. - Các sinh vật hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống. 2. Những điểm khác nhau: Cộng sinh Hội sinh Biểu hiện - Hai loài cùng sống chung với nhau và cùng có lợi. - Hai loài cùng sống chung với nhau, nhưng chỉ một loài có lợi, còn một loài không có lợi mà cũng không có hại. Ví dụ - Nấm và tảo sống chung với nhau để tạo thành địa y. - Hải quỳ cộng sinh với tôm kí cư. - Một số loài sâu bọ sống trong tổ kiến. - Địa y sống trên thân của cây gỗ. Câu 111: Nêu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (hoặc Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào)? Cho ví dụ. Hãy nêu các mối quan hệ khác loài. a) Quan hệ cùng loài: - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. Gặp điều kiện bất lợi (Ví dụ: Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. - Ý nghĩa: Giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống. b) Quan hệ khác loài: Quan hệ Đặc điểm Ví dụ Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. Giun đũa sống trong ruột người. Sinh vật ăn sinh vật khác Gồm các trường hợp: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ... Cây nắp ấm bắt côn trùng. Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 112: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. - Quần xã sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ: Khóm trúc, bụi tre, đàn kiến, bầy ong Câu 113: Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào? Kết quả và ý nghĩa của các mối quan hệ đó? Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. - Quan hệ hỗ trợ: + Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. - Quan hệ cạnh tranh: + Khi mật độ các cá thể tăng cao, nguồn sống không đủ làm cho các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau. + Giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Câu 114: Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể. Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Những đặc trưng cơ bản của quần thể: + Tỉ lệ giới tính. + Thành phần nhóm tuổi. + Mật độ quần thể. - Mật độ quần thể là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì mật độ quần thể quyết định cả hai tính chất còn lại là tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi. Câu 115: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi,Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng. Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI Câu 116: Quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với những quần thể sinh vật khác? - Giống nhau: Đặc điểm của quần thể người giống với đặc điểm của quần thể sinh vật: Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong, - Khác nhau: Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, Câu 117: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Câu 118: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Tháp dân số trẻ Tháp dân số già - Hình dạng tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. - Hình dạng tháp dân số có đáy hẹp. - Cạnh thấp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ người tử vong cao. - Đỉnh không nhọn và cạnh thấp gần như thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. - Tuổi thọ trung bình thấp - Tuổi thọ trung bình cao. Câu 119: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì? Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng tài nguyên, môi trường của đất nước. * Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? - Thiếu nơi ở - Thiếu lương thực - Thiếu trường học, bệnh viện - Ô nhiễm môi trường - Chậm phát triển kinh tế - Tắc nghẽn giao thông Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT Câu 120: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. - Ví dụ: Ao cá tự nhiên. Câu 121: Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một sinh cảnh . - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau sống trong một sinh cảnh. - Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Đơn vị cấu trúc là quần thể - Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ sinh sản và di truyền. - Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ dinh dưỡng. - Độ đa dạng thấp. - Độ đa dạng cao. - Không có hiện tượng khống chế sinh học - Có hiện tượng khống chế sinh học. - Chiếm một mắt xích trong chuỗi thức ăn. - Bao gồm một đến nhiều chuỗi thức ăn. BSCâu hỏi: Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể nh thế nào? - Quần xã sinh vật khác với quần thể Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Là tập hợp nhiều cỏ thể sinh vật của cùng một loài. Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài khác nhau. Về mặt sinh học có cấu trúc thay đổi hơn quần xã và phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã. Về mặt sinh học có cấu trúc ổn định hơn quần thể và phạm vi phân bố rộng hơn quần thể. Quan hệ chủ yếu giữa các cá thể về mặt sinh sản, di truyền Quan hệ chủ yếu giữa các cá thể về mặt dinh dưỡng. Câu 122: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật. Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát Thành phần loài trong quần xã Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác Câu 123: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho ví dụ minh họa. Nêu ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. a) Khái niệm: - Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng các cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm, làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng. - Ví dụ: Sử dụng ong mắt đỏ để khống chế sâu cuốn lá lúa, dùng bọ rùa để tiêu diệt rệp cam, b) Ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học: - Ý nghĩa sinh học: + Phản ánh mối quan hệ đối địch trong quần xã. + Làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. - Ý nghĩa thực tiễn: + Là cơ sở khoa học cho các biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi loài theo hướng có lợi cho con người. Câu 124: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học. - Cân bằng sinh học là số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Ví dụ: Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ẩm cao,), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm. Câu 125: Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu các thành phần chính của hệ sinh thái. - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Rừng mưa nhiệt đới. - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục, + Thành phần hữu sinh: ● Sinh vật sản xuất là thực vật. ● Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. ● Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm, Câu 126: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. - Ví dụ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái. - Thành phần chính trong hệ sinh thái: + Thành phần vô sinh: Đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ, + Thành phần sống: ● Sinh vật sản xuất: Cây gỗ, cây cỏ, ● Sinh vật tiêu thụ cấp 1: Sâu ăn lá cây, chuột, hươu, ● Sinh vật tiêu thụ cấp 2: Bọ ngựa, cầy, ● Sinh vật tiêu thụ cấp 3: Rắn, đại bàng, hổ, ● Sinh vật phân giải: Vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất, Câu 127: Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ. - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. - Ví dụ: Cây cỏ à Chuột à Rắn. Câu 128: Thế nào là một lưới thức ăn? Nêu thành phần chủ yếu của lưới thức ăn hoàn chỉnh. - Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm ba thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 129: So sánh sự khác nhau giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Chuỗi thức ăn Lưới thức ăn - Là một dãy nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã hợp thành lưới thức ăn. - Là thành phần nhỏ trong lưới thức ăn, có một số mắt xích chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới. - Là cấu trúc lớn, chứa các chuỗi thức ăn. - Phạm vi loài trong chuỗi thức ăn ít hơn trong lưới thức ăn. - Phạm vi loài trong lưới thức ăn nhiều hơn chuỗi thức ăn. - Điều kiện sinh thái trong chuỗi thức ăn ít phức tạp hơn trong lưới thức ăn. - Điều kiện sinh thái trong lưới thức ăn phức tạp hơn trong chuỗi thức ăn. - Các chuỗi thức ăn đều là tạm thời, không bền vững do chế độ ăn của các loài động vật thường thay đổi theo mùa, theo tuổi và trạng thái sinh lí của con vật. - Trong lưới thức ăn nếu càng có nhiều chuỗi thức ăn thì càng có nhiều dạng ăn rộng nên tính ổn định của quần xã càng được tăng cường. Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Câu 130: Tác động của con người tới môi trường như thế nào qua các thời kì phát triển của xã hội? - Thời kì nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ à giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi. + Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất. à Thay đổi đất và tầng nước mặt. - Xã hội công nghiệp: Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp à đất càng thu hẹp, lượng rác thải rất lớn. Câu 131: Những hoạt động nào của con người phá hủy môi trường tự nhiên, hậu quả từ những hoạt động đó là gì? - Nhiều hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, đô thị hóa, gây hậu quả xấu, làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái. - Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét Câu 132: Đứng trước những hậu quả nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường con người đã và đang làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? - Con người đã và đang nổ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: + Hạn chế sự gia tăng dân số. + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng mới. + Xử lí chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt - Mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. Bài 54 – 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Câu 133: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường : + Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. + Các chất phóng xạ. + Các chất thải rắn. + Vi sinh vật gây bệnh. Câu 134: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? - Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: Ô nhiễm do thải các khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học, - Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, khí đốt), trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu và do một số hoạt động của tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, lũ lụt, bảo cát - Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. - Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. Câu 1335: Hãy nêu nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ. Tác hại của chúng thế nào đến con người? - Nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân. - Tác hại: gây đột biến, các bệnh ung thư và các bênh di truyền ở người. Câu 136: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải làm gì? - Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: + Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. + Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. + Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời... + Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu + Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. + Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau. Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Câu 137: Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. - Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa,) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như than đá, dầu lửa, khoáng sản - Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước,) - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, song, thủy triều) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng ngày một cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 138: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng như cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tài, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Câu 139: Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Năng lượng sạch là nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng nhiệt từ lòng đất,... Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ Câu 140: Nêu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. - Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như: lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường... - Hiện nay môi trường ở nhiều vùng trên Trái Đất đang bị suy thoái gây tác hại đáng kể đến cuộc sống của con người và sinh vật . Vì vậy , mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững . Câu 141: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Bảo vệ tài nguyên sinh vật: + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn... + Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. + Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. + Không săn bắt
File đính kèm:
- huong_dan_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_phan_2_sinh_vat_va_moi_t.doc