Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Lớp 8

Nội dung 3: Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới

GV giúp HS nắm được:

- Một số phát minh chủ yếu về kĩ thuật và quá trình công nghiệp hoá ở các nước Âu - Mĩ từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

- Đánh giá được hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp.

- các cuộc Cách mạng tư sản diễn ra ở một số nước với những hình thức khác nhau: thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a, Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, nội chiến ở Mĩ, cải cách nông nô ở Nga.

- Trình bày quá trình xâm lược thuộc địa và sự hình thành hệ thống thuộc địa.

- Đôi nét về quá trình đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới.

ã Trọng tâm

- Cách mạng công nghiệp ở Anh.

- Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu trong các thế kỷ XVI-XVII.
- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các lực lượng sản xuất mớ - tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó, thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc phong kiến là tất yếu nổ ra.
- Cách mạng Hà Lan - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa.
- Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVI:
+ Những biểu hiện của sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh và những hệ quả của nó.
+ Những sự kiện chính và đánh giá được vai trò của Crômoen trong tiến trình cách mạng.
+ ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng tư sản Anh.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản:
+ Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh.
+ Nét chính về diễn biến.
+ Kết quả, ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Sự ra đời của Hợp chúng quốc Mĩ - nhà nước tư sản.
Trọng tâm
Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Những sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới TBCN đã ra đời ở châu Âu vào các thế kỷ XV và XVII?
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh?
Câu 3: Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII, Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có ý nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế đọ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”.
- Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác?
- Nêu kết quả của Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII?
Câu 4: Kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ?
Nội dung 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
GV giúp HS nắm được:
- Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng:
+ Tình hình nông nghiệp, công thương nghiệp.
+ Sự cản trở của chế độ phong kiến.
+ Đặc điểm chế độ chính trị - xã hội.
+ Vai trò quan trọng của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
+ Những biểu hiện khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế và nguyên nhân bùng nổ cách mạng.
- Sự kiện 14 - 7 - 1789: Mở đầu thắng lợi của cách mạng.
- Diễn biến của cách mạng:
+ Chế độ quân chủ lập hiến (Từ 14 - 7 - 1789 đến 10 - 8 - 1792):
	- Những nét chính về chế độ quân chủ lập hiến ở Pháp.
	- Mặt tiến bộ và hạn chế của bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, của Hiến pháp 1791.
	- Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi Tổ quốc lâm nguy?
+Bước đầu nền cộng hoà (Từ 21 - 9 - 1792 đến 2 - 6 - 1793): Diễn biến chính của cuộc Cách mạng trong những năm 1792 - 1793.
+ Chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh (Từ 2 - 6 - 1793 đến 27 - 7 - 1794): Nét nổi bật của nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh.
- Những nhiệm vụ mà cách mạng đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ; vai trò của quần chúng nhân dân; ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp? Vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng này được thể hiện như thế nào? Tại sao nói đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? Nêu những hạn chế của cuộc cách mạng này?
Câu 2: Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp?
Nội dung 3: Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới
GV giúp HS nắm được:
- Một số phát minh chủ yếu về kĩ thuật và quá trình công nghiệp hoá ở các nước Âu - Mĩ từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.
- Đánh giá được hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp.
- các cuộc Cách mạng tư sản diễn ra ở một số nước với những hình thức khác nhau: thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a, Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, nội chiến ở Mĩ, cải cách nông nô ở Nga.
- Trình bày quá trình xâm lược thuộc địa và sự hình thành hệ thống thuộc địa.
- Đôi nét về quá trình đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới.
Trọng tâm
Cách mạng công nghiệp ở Anh.
Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Quá trình và kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỷ XVIII - XIX?
Câu 2: Chứng minh rằng: Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, CNTB đã từng bước được xá lập trên phạm vi thế giới?
Nội dung 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
GV giúp HS nắm được:
- Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tình cảnh của giai cấp công nhân.
- Những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 1830 - 1840.
+ Những hình thức đấu tranh buổi đầu của công nhân: đập phá máy móc, bãi công.
+ Phong trào công nhân 1830 - 1840.
- Vai trò của Mác, ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học: Những hoạt động cách mạng, những đóng góp to lớn của hai ông đối với phong trào công nhân quốc tế.
- Nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
- Phong trào công nhân quốc tế sau khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời:
+ Nét nổi bật của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870.
+ Nguyên nhân thành lập Quốc tế thứ nhất; vai trò của Quốc tế thứ nhất; vai trò của Mác trong hoạt động của Quốc tế thứ nhất.
Trọng tâm
Phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX.
Nét nổi bật của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 và Quốc tế thứ nhất.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Nêu hoàn cảnh ra đời, hoạt động và ý nghĩa của Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ nhất)? Vai trò cảu Các Mác đối với sự ra đời và phát triển của Quốc tế thứ nhất?
Chủ đề 2: Các nước Âu - Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nội dung 1: Công xã Pa-ri
GV giúp HS nắm được:
- Mâu thuẫn giai cấp ở Pháp trở nên gay gắt và sự xung đột giữa tư sản và công nhân.
- Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của công xã Pa-ri.
- Một số chính sách quan trọng của Công xã Pa-ri:
+ Cấu tạo bộ máy của Công xã Pa-ri.
+ Những chính sách chứng tỏ Công xã Pa-ri phục vụ cho quyền lợi của nhân dân.
 => Chứng minh Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới.
- ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Nguyên nhân, diễn biến và tính chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871?
Câu 2: Tại sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pa-ri?
Nội dung 2: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
GV giúp HS nắm được:
- Những nét chính về các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.
+ Những đặc điểm về chính sách chính trị, xã hội.
+ Chính sách bành chướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa.
- Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc: Sự hình thành các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Trọng tâm
Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc
Hệ thống câu hỏi thường gặp
	 Những chuyển biến quan trọng ở ác nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
Nội dung 3: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Những nét chính về phong trào công nhân quốc tế; sự phục hồi và phát triển phong trào đấu tranh của công nhân các nước.
- Sự thành lập Quốc tế thứ hai:
+ Hoàn cảnh ra đời.
+ Hoạt động và vai trò.
- Phong trào công nhân Nga và sự ra đời của chủ nghĩa Lê-nin.
- Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga:
+ Tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX.
+ Diễn biến chính Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.
+ Tính chất, ý nghĩa Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.
Trọng tâm
Quốc tế thứ hai.
Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, hoạt động và ý nghĩa lịch sử của Quốc tế thứ hai?
Câu 2: Tại sao nói Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng vô sản kiểu mới?
Câu 3: ý nghĩa lịch sử của cách mạng (1905 - 1907) ở Nga?
Nội dung 4: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX
GV giúp HS nắm được:
- Các thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật:
+ Những phát minh tiêu biểu về kỹ thuật và vai trò của chúng đối với sự phát triển của công nghiệp, giao thông vận tải trong các thế kỷ XVIII-XIX.
+ Những tiến bộ quan trọng về kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và quân sự.
- Các thành tựu tiêu biểu về khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX:
+ Những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
+ Những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội: Chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng, chủ nghĩa xã hội không tưởng,...
+ Những thành tựu quan trọng và vai trò của văn học, nghệ thuật.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Nêu những thành tựu chủ yéu về kỹ thuật thế kỷ XVIII-XIX? Tại sao nói thế kỷ XIX là thế kỷ của máy móc, sắt thép và động cơ hơi nước?
Câu 2: Nêu những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỷ XVIII-XIX?
Chủ đề 3: Châu á thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XX
GV giúp HS nắm được:
- Tình hình Trung Quốc trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản:
+ Nguyên nhân trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
+ Diễn biến chính các phong trào đấu tranh chống phong kiến, đế quốc: Cuộc vân động Duy tân (1898), phong trào Nghĩa Hoà đoàn (1895 - 1900).
- Cách mạng Tân Hợi (1911): Diễn biến, ý nghĩa lịch sử.
- Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây và phong trào đấu tranh chống thực dân.
- Cuộc Duy tân Minh Trị và quá trình Nhật Bản trở thành một nước đế quốc:
+ Những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.
+ Chính sách xâm lược từ rất sớm của giới cầm quyền Nhật Bản.
+ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Trọng tâm
Cách mạng Tân Hợi (1911).
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: ý nghĩa lịch sử và những hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)? Tại sao nói đây là một cuộc Cách mạng tư sản?
Câu 2: Hoàn cảnh, nội dung, kết quả, tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản? Tại sao nói đây là một cuộc Cách mạng tư sản?
Chủ đề 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
GV giúp HS nắm được:
- Những nét chính về mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự ở châu Âu: Khối Liên minh (Đức, áo-Hung, I-ta-li-a) và khối hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Chiến tranh thế giới thứ nhất là cáh giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
- Sơ lược diễn biến, hậu quả, tính chất của chiến tranh.
- Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
	Nêu nguyên nhân, kết cục và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
 II. Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chủ đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)
GV giúp HS nắm được:
- Sự bùng nổ Cách mạng tháng Hai năm 1917 và từ Cách mạng tháng Hai đến Câch mạng tháng Mười năm 1917.
- Cách mạng tháng Mười năm 1917: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941):
+ Tình hình nước Nga sau chiến tranh.
+ Nội dung của Chính sách kinh tế mới và tác động của nó đối với nước Nga.
+ Thành tựu, một số sai lầm, thiếu sót.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: So sánh cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 và các cuộc Cách mạng tư sản thời cân đại theo mẫu sau:
Cách mạng tư sản
thời cận đại
Cách mạng tháng Hai
năm 1917
Nhiệm vụ
Giai cấp lãnh đạo
Động lực của Cách mạng
Xu thế phát triển
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
Câu 3: Hoàn cảnh, nội dung và kết quả của Chính sách kinh tế mới?
Câu 3: Công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết của nhân dân Liên Xô diễn ra như thế nào? Tại sao nhân dân Liên Xô lại bảo vệ được chính quyền cách mạng của mình?
Câu 4: Hoàn cảnh, quá trình và những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941?
Chủ đề 2: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Nội dung 1: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
GV giúp HS nắm được:
- Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 1918-1939: 
+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sự phát triển kinh tế, ổn định tạm thời và khủng hoảng.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng (1918-1939) ở châu Âu và sự thành lập của Quốc tế Cộng sản.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và tác động của nó đối với châu Âu: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả.
- Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở một số nước, nguy cơ chiến tranh thế giới.
Trọng tâm
Quốc tế Cộng sản.
Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, hoạt động và ý nghĩa lịch sử của quốc tế ba?
Câu 2: Nguyên nhân, tính chất và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
Nội dung 2: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
GV giúp HS nắm được:
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân của sự phát triển.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Hoàn cảnh, nội dung và kết quả của Chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven?
Chủ đề 3: Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Nội dung 1: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
GV giúp HS nắm được:
- Những nét khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nguyên nhân dẫn tới quá trình “phát xít hoá” ở Nhật Bản và những hậu quả của nó đối với Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
	Nêu điểm giống và khác nhau của nước Mĩ và Nhật Bản giai đoạn 1918 - 1939?
Nội dung 2: Phong trào độc lập dân tộc ở châu á (1918 - 1939)
GV giúp HS nắm được
- Những nét mới về phong trào giải phóng dân tộc ở châu á trong những năm 1919-1939:
+ Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ ở một số nước, giai cấp công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, một số Đảng Cộng sản ở các nước châu á đã được thành lập.
- Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á trong thời kỳ này.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Vì sao sau chiến tranh thế giưói thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu á lại bùng nổ mạnh mẽ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 
Chủ đề 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
GV giúp HS nắm được:
- Những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh: nguyên nhân của chiến tranh.
- Những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ hai.
- Kết cục và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân, kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Chủ đề 5: Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỷ XX
GV giúp HS nắm được:
- Những tiến bộ vượt bậc của khoa học - kỹ thuật thế giới đầu thế kỷ XX.
- Sự hình thành và phát triển của nền văn hoá Xô viết.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật thế giới đầu thế kỷ XX?
Bảng thống kê các sự kiện chính của lịch sử thế giới
(Từ năm 1917 đến năm 1945)
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Nước Nga – Liên Xô
2 - 1917
Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi
- Lật đổ chế độ Nga hoàng.
- Hai chính quyền song song tồn tại.
7 - 11 - 1917
Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi
- Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
- Thành lập nước cộng hoà Xô viết, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, mở đầu thời kỳ xây dựng chế độ xã hội mới.
1918 - 1920
Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.
Xây dựng hệ thống chính trị - nhà nước mới, thực hiện cải cách XHCN; chiến thắng thù trong, giặc ngoài.
1921 - 1941
Liên xô xây dựng CNXH
Công cuộc công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá nông nghiệp, Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc XHCN.
Các nước khác
1918 - 1923
Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu á
- Các Đảng Cộng sản lần lượt ra đời.
- Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.
1924 - 1929
Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB
Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị tương đối ổn định.
1929 - 1933
Khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ và lan rộng ra toàn thế giới
Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp, bất ổn về chính trị.
1933 - 1939
Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
- Khối Đức - Italia - Nhật Bản phát xít hoá chế độ chính trị; chuẩn bị chiến tranh bành chướng xâm lược.
- Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ, tư sản.
1939 - 1945
Chiến tranh thế giới thứ hai
- 72 nước trong tình trạng chiến tranh.
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.
- Thắng lợi thuộc về Liên Xô và phe Đồng minh cùng nhân loại tiến bộ trên thế giới.
Phần hai: Lịch sử Việt Nam (Từ năm 1858 đến năm 1918)
Chủ đề 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)
GV giúp HS nắm được:
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Nguyên nhân sâu xa.
+ Duyên cớ trực tiếp.
- Âm mưu xâm lược của chúng.
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và sự thất bại của chúng; tấn công Gia Định, mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Hiệp ước 1862:
+ Nội dung hiệp ước.
+ Hậu quả.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.
- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì (diễn biến, kết quả).
- Những đề nghị canh tân đất nước:
+ Một số nhà cải cách duy tân tiêu biểu.
+ Nội dung, kết quả.
- Âm mưu của thực dân Pháp sau khi chiếm được Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì: Xâm lược cả nước Việt Nam.
- Thái độ của triều đình Huế trước việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- Sự chống trả quyết liệt của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.
- Các điểm chính của các hiệp ước 1883, 1884 và hậu quả của nó.
- Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước ta vào tay Pháp.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam? Diến biến chiến sự ở Đà Nẵng? Âm mưu của Pháp khi tấn công vào Đà Nẵng?
Câu 2: Tại sao Pháp kéo quân vào Gia Định? Chiến sự ở Gia Định?
Câu 3: Hiệp ước 1862, Nguyên nhân, hậu quả?
Câu 4: Phong trào kháng chiến của nhân dân ta, thái độ của nhà Nguyễn khi Pháp tấn công vào Đà Nẵng và xâm lược các tỉnh Nam Kỳ?
Câu 5: Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp?
Câu 6: Từ năm 1858 đến 1884, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh?
Câu 7: Hoàn cảnh,, nội dung và kết cục của những đề nghị, cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX? Vì sao những đề nghị, cải cách này không được thực hiện? ý nghĩa của những đề nghị, cải cách đó?
Chủ đề 2: Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỷ XIX (Từ sau năm 1884)
GV giúp HS nắm được:
- Việc phân hoá trong triều đình Huế từ sau hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hoà.
- Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương:
+ Khởi nghĩa Ba Đình: Thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy: Thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.
+ Khởi nghĩa Hương Khê: Thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.
- Phong trào nông dân Yên Thế: Thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Câu 1: Phong trào Cần Vương (1885 - 1896)?
Câu 2: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
Câu 3: Nêu những điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
b. Những vấn đề cần lưu ý
- Trong quá trình lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như trong qúa trình soạn giảng, tham khảo các tài liệu, tư liệu, yêu cầu các thầy cô bám sát Chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Giới hạn chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8: 
+ Toàn bộ phần Lịch sử thế giới.
+ Phần Lịch sử Việt Nam: Toàn bộ chương I: Cuộc kháng chiến chống 

File đính kèm:

  • docde thi hsg_12677041.doc
Giáo án liên quan