Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lý 7 - Nguyễn Thị Thanh

Câu 1:

Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng như hình vẽ. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương là 300. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Câu 2: Chiếu một tia sáng SI lên gương phẳng như hình vẽ

a) Vẽ tia phản xạ IR

b) Cho tia phản xạ hợp với tia tới 1 góc 60 ⁰ . Tìm góc phản xạ.

Câu 3: Trên hình vẽ là một gương phẳng và hai điểm N, M.

a/ Vẽ ảnh của điểm M tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.

b/ Vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia tới đi qua điểm M và tia phản xạ đi qua điểm N

 

doc3 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lý 7 - Nguyễn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VẬT LÝ 7 - HK I
I. Lí thuyết: 
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì ? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Câu 4: Nhật thực, nguyệt thực xảy ra khi nào? 
Câu 5: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 6: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi?
Câu 7: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? 
Câu 8: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 9: Nguồn âm là gì? Cho ví dụ. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Câu 10: Khi nào vật phát ra âm phát ra cao (âm bổng)? Khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?
Câu 11: Khi nào âm phát ra to ? Khi nào âm phát ra nhỏ? 
Câu 12: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, lỏng, khí?
Câu 13: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
Câu 14: Ô nhiễm tiếng ồn là gì ? Nêu một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
II. Bài tập:
Câu 1: 
Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng như hình vẽ. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương là 300. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ. 
	
Câu 2: Chiếu một tia sáng SI lên gương phẳng như hình vẽ
Vẽ tia phản xạ IR
Cho tia phản xạ hợp với tia tới 1 góc 600 . Tìm góc phản xạ.
M
N
Câu 3: Trên hình vẽ là một gương phẳng và hai điểm N, M. 
a/ Vẽ ảnh của điểm M tạo bởi gương phẳng 
bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
b/ Vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia tới đi qua điểm M và tia phản xạ đi qua điểm N
Câu 4: Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng trong các trường hợp sau:
Câu 5. Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB và BOA đặt trước gương phẳng
A
B
B
A
O
Câu 6: Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn?
Câu 7: Tại sao trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
Câu 8: Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đốt nóng được vật đặt ở trước gương?
Câu 9: Vì sao khi ngồi học, chúng ta nên để đèn bàn học phía bên tay trái?
Câu 10: Quan sát bạn Hải khi đang đàn ghita.
a/ Bộ phận nào của đàn phát ra âm ?
b/ Dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra âm cao và âm thấp ?
c/ Dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra âm to và âm nhỏ ?
Câu 11: Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa từ xa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao ?
Câu 12: Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào em nghe rõ hơn? Giải thích ?
Câu 13: Trong phòng hòa nhạc, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung. Làm thế có tác dụng gì ? Tại sao ?
Câu 14: Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát ra siêu âm rồi thu lại siêu âm phản xạ sau 1,4 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển.	
Câu 15: Một người đứng cách vách núi 34m và hét to. Biết vận tốc âm truyền trong không khí là 340m/s.
Sau bao lâu kể từ lúc hét to thì người đó nghe được âm phản xạ?
Người đó có nghe được tiếng vang hay không ? Vì sao?
Câu 16: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang, biết vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s và để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ và âm trực tiếp cách nhau ít nhất 1/15 giây?
Câu 17: Có một bệnh viện nằm cạnh một đường quốc lộ có rất nhiều xe cộ qua lại. Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này.
Câu 18: Một vật A có tần số dao động là 15Hz, vật B có tần số dao động là 20Hz. Vật nào phát ra âm cao? Vật nào dao động nhanh hơn? Tai người nghe được âm của hai vật không ? Tại sao?
Câu 19: Một nguồn âm thực hiện được 1800 dao động trong thời gian 1 phút.
Tính tần số dao động của nguồn âm.
Một nguồn âm khác có tần số dao động 300Hz, trong cùng một thời gian. Nguồn âm nào dao động nhanh hơn? Nguồn âm nào phát ra âm trầm hơn.
Câu 1: (3 điểm)
Màng loa dao động phát ra âm có tần số 880Hz.
Tính thời gian màng loa thực hiện một dao động.
b)Trong thời gian ấy, âm truyền đi được đoạn đường bao nhiêu trong không khí? Trong nước? Biết vân tốc âm trong không khí là 340m/s và trong nước là 1500m/s.
Câu 2: (4 điểm) 
Tia sáng Mặt Trời nghiêng 1 góc =480 so với phương ngang. Cần đặt một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang?
Câu 3: (3 điểm)
Một ống bằng thép dài 25m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ: Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s.
a, Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng?
b, Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn âm truyền trong không khí.
Câu 4: (4 điểm)
Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn biết rằng: khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1 = 21,75 gam, còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2 = 51,75 gam (Trong cả hai trường hợp vật đều chìm hoàn toàn). Cho biết khối lượng riêng của nước là D1= 1g/cm3, của dầu là D2 = 0,9g/cm3.
 Câu 5: (3 điểm) 
Cho hai điểm sáng S1 và S2 trước một gương phẳng như hình vẽ:
a/ hãy vẽ ảnh S1’ và S2’ cả các điểm sáng S1; S2 
 qua gương phẳng.
b/ Xác định các miền mà nếu ta đặt mắt ở đó thì
có thể quan sát được
1/ S1’
2/ S2’
3/ cả hai ảnh
4/không quan sát được bất cứ ảnh nào.
Câu 6: (3 điểm)
 	Hai quả cầu nhẹ bằng kim loại A và B được treo gần nhau bằng 2 sợi chỉ tơ, chúng hút nhau. Hỏi các quả cầu đã bị nhiễm điện như thế nào? 

File đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_ly_7_nguyen_thi_thanh.doc