Hướng dẫn một số vấn đề địa lí 9

Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ? (Bài 25)

- Đây là hai tỉnh (Ninh Thuận Và Bình Thuận) khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số trung bình năm tại trạm Phan Rang về nhiệt độ: 270C, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí 77%, số giờ nắng: 2500- 3000, số ngày nắng: 325 ngày, nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.

- Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu thế mở rộng. Dải ven biển Ninh Thuận trải dài 105km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm hơn 18% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc theo ven biển. Các đồi cát và cồn cát có diện tích rất rộng với chiều dài khoảng 52 km, chỗ rộng nhất tới 20km. Các cồn cát ở đây có dạng hình lượn sóng và thường di động dưới sự tác động của gió.

Tại hội nghị quốc tế về sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội 9/2004), một số nhà khoa học cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Vì vậy, vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là biện pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế sa mạc hoá, đồng thời phát triển kinh tế rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn một số vấn đề địa lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ 9
Hậu quả của việc dân số đông và tăng nhanh?
HẬU QUẢ GIA TĂNG DÂN SỐ
KINH TẾ
XÃ HỘI
MÔI TRƯỜNG
Môi trường ô nhiễm
Cạn kiệt tài nguyên
Thu nhập
Y tế và chăm sóc sức khoẻ
Giáo dục 
Tích luỹ
Tốc độ phát triển kinh tế 
Lao động và việc làm
Phát triển bền vững
Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những giải pháp nào?
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giưa các vùng.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn (nghề truyền thống, thủ công nghiệp…), phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo 
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?
-Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
-Thúc đẩy việc phát triển các vùng chuyên canh
-Nâng cao hiệu qủa sản xuất nông nghiệp.
→Nông nghiệp không thể trở thành ngành sản xuất hàng hoá nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến.
Cho ví dụ chứng minh nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ càng trở nên đa dạng.
Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển nhân dân ta đi thăm hỏi nhau, chủ yếu đi bộ; muốn truyền đạt thông tin hay vui chơi giải trí đều rất khó khăn và hạn chế.
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, nhà nước đầu tư xây dựng mô hình đường- trường- trạm (dịch vụ công cộng). Việc đi giữa Bắc- Nam, miền núi- đồng bằng, trong nước và nước ngoài rất thuận tiện đủ các loại phương tiện từ hiện đại – đơn giản (dịch vụ sản xuất). Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dịch vụ khách sạn, khu vui chơi, giải trí… (dịch vụ tiêu dùng).
Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước?
- Vai trò thủ đô (đối với Hà Nội) và vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam (đối với thành Phố Hồ Chí Minh).
- Hai thành phố lớn nhất cả nước
-Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước (Đặc biệt là các hoạt động công nghiệp)
Vì vậy, ở đây tập trung nhiều nhất các dịch vụ về tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng. Chính sự phát triển của các ngành dịch vụ có vai trò thúc đẩy hơn nữa các vị thế của hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước.
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất?
- Có vị trí đặc biệt thuận lợi
- Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
- Hai thành phố đông dân nhất cả nước.
- Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.
Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ? (Bài 17)
- Trung du Bắc Bộ nằm liền kề đồng bằng sông Hồng, một vùng có trình độ phát triển cao về kinh tế - xã hội. 
- Trung du có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
- Đây còn là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đỗ tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
- Nguồn đất ở tương đối lớn, giao thông dễ dàng, khí hậu không khắc nghiệt… là điều kiện cho dân cư sinh sống. 
- Ngược lại miền núi Bắc Bộ là vùng khó khăn do không có điều kiện như trên; mặt khác, giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc, thời tiết diễn biến thất thường; đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền và của và công sức. Thị trường kém phát triển.
Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? (Bài 17)
Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Trong thực tế, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp. 
Ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? (Bài 18)
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng tháng 11/ 1979 và hoàn thành tháng 12/ 1994 (15 năm xây dựng). Công suất: 1920 MW
Trữ lượng nước (khoảng 9,5 tỉ m3) của hồ thuỷ điện Hoà Bình là nguồn tài nguyên có giá trị lớn cho việc sản xuất điện năng, điều tiết lũ và cung cấp nước tưới trong mùa mưa ít cho vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà khí hậu.
Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với toàn quốc? 
- Cây chè: cây thích hợp với nhiệt độ ôn hoà (15- 20oC), chịu được lạnh dưới 10oC, lượng mưa 1500- 2000mm. Độ cao thích hợp 500- 1000m.
- Vùng TDMNBB có đủ các điều kiện sinh thái trên. đặc biệt vùng có diện tích đất feralit đồi núi lớn, khí hậu có một mùa đông lạnh rất thích hợp cho cây chè phát triển.
- Chè nước ta đã được công nhận thương hiệu chè Việt được người trong nước và nước ngoài ưa chuộng nên thị trường ngày càng mở rộng, đặc biệt là thị trường EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…nhà nước đã có chính sách khuyến khích phát triển cây chè.
Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế - xã hội? (Bài 20)
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hơn nữa, người dân ở đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh nông nghiệp lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao; đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo.
- Khó khăn: bình quân đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) hiện ở mức thấp nhất trong cả nước; tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc; nhu cầu lớn về việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng.
- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt
- Diện tích đất phù sa vùng cửu sông Hồng không ngừng mở rộng.
- Địa bàn phân bố dân cư phủ khắp châu thổ. Làng mạc trù phú, dân cư đông đúc; nông nghiệp thâm canh tăng vụ; công nghiệp; dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
- Hệ thống đê được coi là nét đặc sắc của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam.
Lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng:
Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thời tiết ở đồng bằng sông Hồng thường lạnh, khô. Gió mùa đông bắc mỗi lần tràn về thường gây rét đậm hoặc rét hại. Ngày nay, nhờ có các giống ngô năng suất cao lại chịu hạn, chịu rét tốt nên ngô là cây được trồng nhiều vào vụ đông. Cùng với ngô và khoai tây, vùng còn phát triển mạnh rau quả ôn đới và cận nhiệt, do đó cơ cấu cây trồng trong vụ đông trở nên đa dạng, đem lai lợi ích kinh tế cao.
Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ? (Bài 24)
- Đề phòng lũ quét
- Hạn chế nạn cát bay, cát lấn
- Hạn chế nạn gió phơn tây nam và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ? (Bài 25)
- Đây là hai tỉnh (Ninh Thuận Và Bình Thuận) khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số trung bình năm tại trạm Phan Rang về nhiệt độ: 270C, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí 77%, số giờ nắng: 2500- 3000, số ngày nắng: 325 ngày, nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.
- Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu thế mở rộng. Dải ven biển Ninh Thuận trải dài 105km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm hơn 18% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc theo ven biển. Các đồi cát và cồn cát có diện tích rất rộng với chiều dài khoảng 52 km, chỗ rộng nhất tới 20km. Các cồn cát ở đây có dạng hình lượn sóng và thường di động dưới sự tác động của gió.
Tại hội nghị quốc tế về sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội 9/2004), một số nhà khoa học cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Vì vậy, vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là biện pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế sa mạc hoá, đồng thời phát triển kinh tế rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.
Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? (Bài 29)
- Cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước (…)
- Cây cà phê: không chịu được sương muối, cần có lượng mưa 1500- 2000mm. Độ ẩm không khí 7- 80% , không chịu được gió mạnh, đặc biệt thích hợp với đất đỏ badan, có tầng canh tác dày trên 70cm, tơi xốp, thoát nước.
- Tây Nguyên đất badan có chất lượng tốt, có diện tích lớn; khí hậu cao nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài thích hợp cho thu hoạch, bảo quản và chế biến cà phề. 
Quan trọng hơn cả là do thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng rộng mở (Nhật Bản, Đức), do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo cho Tây Nguyên cơ hội khai thác nguồn tài nguyên phong phú này.
- Việt Nam (2003) đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê (sau Braxin)
Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Vùng Đông Nam bộ là vùng có nền kinh tế phát triển cao nhất cả nước, các tiêu chí như: thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức độ đô thị hoá đều cao hơn mức trung bình cả nước. hiện nay, do sức ép của dân số thấp nghiệp và thuế việc làm mà lao động từ nhiều vùng khác đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hy vọng có thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn. Làm việc ở Đông Nam Bộ, một số người có tay nghề có thu nhập cao hơn.
Vì sao trồng cây cao su lại tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ? (Bài 32)
Cây cao su là cây công nghiệp trọng điểm, được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ với diện tích là 281,3 nghìn ha (năm 2002). Đông Nam Bộ cho thấy một số lợi thế đặc biệt về thổ nhưỡng (đất xám, đất đỏ); khí hậu nóng quanh năm, địa hình (đồi lượn sóng) với chế độ gió ôn hoà rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).
Cây cao su được đưa vào trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước nên người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kỹ thuật; lại có nhiều cơ sở chế biến và quan trọng hơn cả là thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ và liên minh châu Âu (EU), cây cao su đang trên đà phát triển.
Nhờ những điều kiện thuận lợi nào Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất của nước ta? 
Đất badan và đất xám
Khí hậu cân xích đạo
Tập quán và kinh nghiệm sản xuất…
Các cơ sở công nghiệp chế biến…
Thị trường xuất khẩu…
Tại sao tuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp? (Bài 33)
- Vị trí địa lí: TP Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch phía Nam, khách du lịch đông.
- Đông Nam Bộ có số dân đông, thu nhập cao nhất nước.
- Các thành phố này có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp.
- Khí hậu quanh năm ấm và ánh nắng chan hoà tốt cho sức khoẻ, phong cảnh đẹp.
Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long?
Đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm diện tích rất lớn, khoảng 2,5 triệu ha. Hai loại đât này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo, trước hết phải áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn. Đồng bằng sông Cửu Long cần tới lượng phân bón lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là phân lân để cải tạo đất; đồng thời lựa chọn hệ thống cây trồng để sử dụng thích hợp với đất phèn. đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long?
Hai chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của đồng bằng sông Cửu Long hiện đang ở mức thấp so với trung bình của cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.
Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản?
Vùng biển rộng và ấm quanh năm.
Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.
Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương.
Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
Thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh không xa về phía tây nam, khoảng 200 km. Cầu Mỹ Thuận và cầu sông Hậu (đang triển khai xây dựng) sẽ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Đây là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất trong toàn vùng; đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất đối với đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của tiểu vùng Mê Công. Hiện nay, thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, với số dân hơn 1 triệu người (năm 2003)
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản?
- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển rất lớn, nhiều rừng ngập mặn, nguồn tôm cá dồi dào: nước ngọt, nước mặn, mước lợ. Các bãi tôm cá trên biển rộng lớn.
- Nguồn lao động: có kinh nghiệm và tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đông đảo. Người dân đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế.
- Thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực Đông Nam Á, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.

File đính kèm:

  • docmot so cau hoi tra loi hay O Dia Li 9.doc