Hướng dẫn kỹ năng vẽ biểu đồ
Biểu đồ tròn:
Dùng thể hiện quy mô và cơ cấu hiện tượng cần trình bày.
*Chú ý: xử lý số liệu tuyệt đối sang tương đối và xác định bán kính vòng tròn khác nhau giữa các năm. Nếu cho số liệu tương đối có thể vẽ 2 vòng tròn bằng nhau.
*Biểu đồ nửa hình tròn: với nửa hình tròn là 100% thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu.
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ 1. Khái quát chung: Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một đại lượng ( hoặc so sánh động thái phát triển của 2-3 đại lượng ); so sánh tương quan về độ lớn của 1 đại lượng ( hoặc 2-3 đại lượng ); thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của 1 tổng thể . Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. * Tuy vậy, bất kỳ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau : + Tính khoa học ( chính xác ) + Tính trực quan ( đúng, đầy đủ ) + Tính thẩm mỹ ( rõ ràng, đẹp ). * Các loại biểu đồ thường gặp trong chương trình dạy và học địa lí : - Biểu đồ đường ( đồ thị ) : bao gồm các dạng : 1 đường , 2 hoặc 3 đường trong cùng 1 biểu đồ . - Biểu đồ cột : bao gồm các dạng : cột đơn ( 1 đại lượng ); cột nhóm ( nhiều đại lượng ); cột chồng ( cơ cấu thành phần của một tổng thể ), biểu đồ thanh ngang. * Đối với mỗi loại và dạng biểu đồ, quá trình thực hành chọn vẽ khác nhau, do vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác và nguyên tắc vẽ của từng loại và dạng . 2.Hướng dẫn thực hành kỹ năng vẽ một số loại biểu đồ. 2.1. Đặc điểm của các loại và dạng biểu đồ 1. Biểu đồ đường ( đồ thị ) : thường được sử dụng để thể hiện một tiến trình ,động thái phát triển (tăng giảm ,biến thiên ) của một đại lượng , 2 hoặc 3 đại lượng ( hiện tượng ) qua thời gian a. Biểu đồ thể hiện 1 đại lượng : Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc (1 trục tung và 1 trục hoành) , (vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (% ) - thường la giá trị tuyệt đối ) . b. Biểu đồ thể hiện 2 hoặc 3 đại lượng :Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ( 2 trục tung và 1 trục hoành ) , ( vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (%) . 2.Biểu đồ cột. : Có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn của 1 đại lượng ,2 đại lượng hoặc nhiều đại lượng ,hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.( Tuy nhiên thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa (1 ), các đại lượng ) . a. Biểu đồ cột đơn : thể hiện tương quan độ lớn của 1 đại lượng qua thời gian .Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ,thường vẽ ở giá trị tuyệt đối . b. Biểu đồ cột nhóm : thể hiện tương quan độ lớn của 2 hoặc 3 đại lượng qua thời gian Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ,vẽ ở giá trị tuyệt đối , gộp 2 hoặc 3 đại lượng trong một năm lại làm một nhóm ,(năm thứ nhất - nhóm thứ nhất ,năm thứ hai -nhóm thứ hai ,năm thứ ba - nhóm thứ ba ). c. Biểu đồ cột chồng : thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và so sánh tổng thể đó qua nhiều năm . Có thể vẽ trong hệ trục tọa độ hoặc không dùng hệ trục tọa độ vuông góc, vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối (%) - thường là giá trị tương đối 3 . Biểu đồ hình - hình học ( thường dùng hình tròn ) : Thường dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể. Chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%) . a. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể trong 1 năm . Xử lí số liệu và chuyển sang số % , vẽ 1 hình tròn cho năm đó . b. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể qua 2 năm ,hoặc 3 năm (tối đa là 4 năm , thông thường là 3 năm ) : Xử lí số liệu và chuyển sang số % ,vẽ 2 hình tròn cho 2 năm ,3 hình tròn cho 3 năm ,( chú ý đặt 2 ,( 3 ) hình tròn ngang nhau và tính toán - xác định bán kính ( r ) của 2,( 3 ) năm đó . 4. Biểu đồ kết hợp (cột và đường ) : Thường gồm 1 cột + 1 đường để thể hiện cả động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng ( biểu đồ cột thể hiện tương quan độ lớn , biểu đồ đường thể hiện động thái phát triển ) qua thời gian .Chỉ vẽ được ở giá trị tuyệt đối . 5. Biểu đồ miền : Thường được sử dụng để thể hiện cả cơ cấu và động thái phát triển của một đối tượng (1 tổng thể) qua thời gian , chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%) . -Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các cách: gạch nền, dùng các ước hiệu tốn học...Khi chọn ký hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp. *Các loại biểu đồ thường gặp: hình cột, tròn, đường biểu diễn, miền.. Cách vẽ biểu đồ thích hợp Để vẽ được các biểu đồ thích hợp cần phải nắm đựơc khả năng và yêu cầu chung khi vẽ các biểu đồ .Có rất nhiều loại biểu đồ , tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu rèn luỵên của học sinh vẽ biểu đồ bằng tay thì ta chỉ giới hạn 1 số loại biểu đồ sau đây : +Biểu đồ cột. +Biểu đồ đường ( đồ thị ) . +Biểu đồ kết hợp cột và đường. +Biểu đồ hình tròn( còn gọi là biểu đồ bánh ). +Biểu đồ hình vuông (100 ô vuông ) +Biểu đồ miền. Khi vẽ các biểu đồ :cột, đồ thị, biểu đồ kết hợp cột và đường, các biểu đồ miền cần chú ý : -Trục giá trị Y (thường là trục đứng ) phải có mốc giá trị cao nhất cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu.Thường có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị .Phải ghi rõ ở đầu cột hay dọc theo cột ( vd:nghìn tấn, triệu kw.h, ...) -Ghi rõ gốc toạ độ bởi vì có trường hợp ta có thể chọn gốc toạ độ khác 0.Nếu có chiều âm thì phải ghi rõ. -Trục định loại( trục X ) cũng phải ghi rõ danh số (vd:năm, nhóm tuổi, vùng...).Trong trường hợp trục X thể hiện các mốc thời gian (năm) thì ở biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường thì cần chia các mốc trên trục X tương ứng với các mốc thời gian.Còn đối với biểu đồ cột thì điều này không bắt buộc. -Đối với các biểu đồ cột đơn có thể ghi số liệu ở trên đầu cột (nếu ít cột). -Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn , giả sử có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa 1 vài cột lớn nhất và các cột còn lại, ta có thể vẽ trục Y gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại và các cột có giá trị lớn nhất sẽ vẽ thành cột gián đoạn .Ta có thể hình dung cách làm như trong bản đồ Lâm ngư nghiệp của tập Atlat địa lí Việt Nam -Cần thiết kế kí hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau . Biểu đồ cần có chú giải. -Ghi tên biểu đồ ở trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ . Khi vẽ các biểu đồ hình tròn cần chú ý : -Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của các đối tượng. -Trật tự vẽ các hình quạt theo đúng trật tự trong bảng chú giải ( để tránh nhầm lẫn ) -Nếu vẽ từ 2 biểu đồ hình tròn trở lên thì cần thống nhất quy tắc vẽ (thuận hay ngược chiều kim đồng hồ). -Nếu bảng số liệu chỉ cho cơ cấu % thì nên vẽ các biểu đồ có kích thước giống nhau. -Nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì có thể biểu diễn các biểu đồcó kích thước khác nhau 1 cách tương ứng. Khi vẽ biểu đồ hình vuông : -Biểu đồ này cũng có thể dùng để thể hiện cơ cấu , nhưng nói chung kiểu biểu đồ này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn diện tích thể hiện, khả năng truyền tải thông tin có hạn ( ví dụ thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ tròn) Lưu ý khác khi vẽ biểu đồ : -Cần lưu ý rằng các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế nhau, tuỳ theo đặc trưng của các số liệu,yêu cầu của đề ra.Vì vậy khi lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng loại biểu đồ -Như vậy chúng ta cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ .Chẳng hạn, không nhất thiết phải biểu diễn cơ cấu bằng biểu đồ hình tròn, không nhất thiết bác bỏ khả năng của các loại biểu đồ khác trong việc biểu diễn cơ cấu và cả động thái của sự biến đổi cơ cấu .... CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP 1.Nhận dạng các loại biểu đồ: 1.1.Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển: Thể hiện các hiện tượng, điều kiện KT-XH về phương diện động lực, quá trình phát triển, tình hình phát triểnà cột và đường 1.2.Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu: Phản ánh cơ cấu các hiện tượng địa lý KT-XHà hình tròn 1.3.Dạng biến đổi: -Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu à biểu đồ miền Dấu hiệu câu hỏi: +Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch và thay đổi cơ cấu. +Bảng số liệu cho tương đối nhiều năm. -Biểu đồ kết hợp: cột và đường. 2.Quy trình vẽ biểu đồ: Lựa chọn vẽ biểu đồ dựa vào câu hỏi và số liệu đã cho. -Căn cứ câu hỏi: đọc kỹ để xác định -Căn cứ bảng số liệu: không quan trọng nhưng đối với biểu đồ miền thể hiện rất cụ thể. -Xử lý số liệu: +Số liệu tuyệt đối thường yêu cầu thể hiện sự phát triển à cột, đường, cột kết hợp đường. +Số liệu tương đối thể hiện dạng cơ cấu và sự chuyển dịch à tròn, miền. -Vẽ biểu đồ: đúng, rõ ràng, thẩm mỹ. 3.Một số biểu đồ thường gặp: 3.1.Biểu đồ cột: - Cột đơn: thể hiện sự khác biệt về quy mô số lượng của một đại lượng nào đó, thể hiện các đại lượng khác nhau có thể đặt cạnh nhau-biểu đồ đơn gộp nhóm. - Cột chồng: chồng nối tiếp thể hiện tổng đại lượng nào đó. -Thanh ngang cũng là dạng biểu đồ cột. Ví dụ: Diện tích cây công nghiệp nước ta (đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 1995 2000 2004 Cây công nghiệp hàng năm 542 717 778 851 Cây công nghiệp lâu năm 657 902 1451 1536 3.2.Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): -Biểu diễn sự thay đổi một đại lượng theo thời gian. -Nếu có 2 đại lượng khác nhau có thể vẽ 2 trục tung (số liệu tuyệt đối). Còn chuyển sang số liệu tương đối (%) có thể vẽ 1 trục tung. -Chọn năm đầu tiên trong bảng số liệu trùng với gốc tọa độ. Ví dụ: Sản lượng lương thực nước ta (đơn vị: nghìn tấn) Năm 1980 1985 1990 1995 2000 Sản lượng lương thực 14406 18200 21489 27571 35463 3.3.Biểu đồ tròn: Dùng thể hiện quy mô và cơ cấu hiện tượng cần trình bày. *Chú ý: xử lý số liệu tuyệt đối sang tương đối và xác định bán kính vòng tròn khác nhau giữa các năm. Nếu cho số liệu tương đối có thể vẽ 2 vòng tròn bằng nhau. *Biểu đồ nửa hình tròn: với nửa hình tròn là 100% à thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu. Ví dụ: Cơ cấu dân số nước ta năm 1999 (đơn vị: %) Dưới tuổi lao động 33.1 Trong tuổi lao động 59.3 Ngoài tuổi lao động 7.6 3.4.Biểu đồ kết hợp cột và đường: - Thường dùng thể hiện 2 đối tượng khác nhau (2 trục đứng) àlưu ý chia thời gian đúng theo khoảng cách từ bảng số liệu. - Nó phản ánh 2 phương diện: thành phần và sự phát triển (bảng số liệu thường cho: chia ra, phân ra, trong đóthể hiện thành phần). Ví dụ: Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Năm 1992 1994 1996 1998 2000 Số dự án 197 343 325 275 371 Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 2165 3765 8497 3897 2012 3.5.Biểu đồ miền: - Thường thể hiện cơ cấu và động thái phát triển các đối tượng. - Là trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột và đường, có thể hiện chuỗi thời gian và cơ cấu. - Cần xử lý số liệu đã cho và đưa ra bảng số liệu đã xử lý. Ví dụ: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo 2 nhóm ngành A và B nước ta (đơn vị: %) Năm 1980 1985 1990 1995 Nhóm A 37.8 32.7 34.9 44.7 Nhóm B 62.2 67.3 65.1 55.3 4. Hoàn thiện một biểu đồ : * Mỗi một biểu đồ thông thường gồm có 3 phần : - Tên của biểu đồ. - Phần thực hiện vẽ . - Chú giải cho biểu đồ. > Tên của biểu đồ thường nằm trên biểu đồ ,viết chữ in đứng, viết 2 dòng, dòng đầu tiên ghi nội dung của biểu đồ và địa điểm ( phạm vi không gian ); dòng thứ 2 ghi thời gian. Lưu ý nên ghi ngắn gọn, chính giữa biểu đồ . Ví dụ : BIỂU ĐỒ - GIA TĂNG DÂN SỐ - VIỆT NAM ( 1930 - 1998 ) - “Gia tăng dân số” : là : nội dung thể hiện của biểu đồ - “ Việt Nam “ : là : địa điểm (phạm vi không gian ) - “1930 - 1998 “ : là : thời gian . * Phần thực hiện vẽ, yêu cầu thực hiện đầy đủ các nội dung sau : - Đối với biểu đồ đồ thị ,trên trục tung ghi : tên đại lượng ( Số dân , sản lượng lúa ,bình quân sản lượng lúa, diện tích , đơn vị tính ( triệu người, triệu tấn, kg/ng, nghìn ha,). Trên trục hoành ghi đơn vị năm, với đầy đủ các năm ( có chia khoảng cách năm ). Trên đường đồ thị, ứng với các năm, ghi các trị số của đại lượng ( có thể là số % hoặc là số tuyệt đối tuỳ theo số liệu đã cho ) . - Đối với biểu đồ cột, trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như đối với biểu đồ - đồ thị ; trên đầu mỗi cột ghi các trị số của đại lượng (số tuyệt đối hoặc số %) . - Đối với biểu đồ hình tròn, trong mỗi diện tích hình rẽ quạt, ghi các trị số cho từng đại lượng theo giá trị % ; ví dụ : 56 %, 32% , 27 % Ghi số chỉ thời gian (năm) xuống dưới hình tròn . - Đối với biểu đồ kết hợp, ta làm tương tự như đối với biểu đồ - đồ thị và biểu đồ cột ( chú ý ghi cả 2 trị số cho 2 đại lượng là đường và cột ) . - Đối với biểu đồ miền ,trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như biểu đồ - đồ thị, trong biểu đồ miền trên các đường - đồ thị ta ghi các trị số ( giá trị %) cho tất cả các đại lượng
File đính kèm:
- OTTN__KI_NANG_VE_CAC_LOAI_BIEU_DO__20150726_041938.doc