Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức Sinh học Lớp 9 - Bài 41 đến 44

Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

I – Nhiệt độ:

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).

- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:

 + Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

 + Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

 - Đối với thực vật:

 + Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.

 + Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.

 - Đối với động vật:

 + Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.

II – Độ ẩm:

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức Sinh học Lớp 9 - Bài 41 đến 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiến thức cơ bản các bài 41 – 44 (Sinh học 9)
PHẦN II – SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương I – Sinh vật và môi trường
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
	1. Môi trường: 
	Là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật .
+ Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.    
+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.
+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thuỷ sinh.
+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh. Cơ thế sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ : cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh ; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán,...
	2. Nhân tố sinh thái :
 - Nhân tố sinh thái: là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
 -  Các nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
    + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
	3.  Giới hạn sinh thái:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
*  Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu :
	- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
	- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
 Hình 3 : Sơ  đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật
* Một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật :
	Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ chống chịu là từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C.
Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
	1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới thực vật:
	Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.
-    Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường :
	+ Nhóm cây ưa sáng : bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
	+ Nhóm cây ưa bóng : bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
-    Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năna hút nước của cây.
Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây.
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà,
Đặc điểm hình thái:    
-  Lá            
- Thân                
Phiến lá nhỏ hẹp, màu xanh nhạt.      
Thân cây thấp, số cành cây nhiều.
Phiến lá nhỏ, màu xanh thẫm.                                          
Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tầng cây phía trên, của trần nhà,
Đặc điểm sinh lí:                   - Quang hợp                    
- Thoát hơi nước
Cường độ quang hợp trong điều kiện ánh sáng mạnh. Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước.
Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh. Cây điều tiết hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo.
	* Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?
* Thực vật ưa sáng
- Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào.
- Hoạt động sinh lí:
+ Cường độ quang hợp cao dưới điều lũện ánh sáng mạnh.
+  Cường độ hô hấp cao.
*Thực vật ưa bóng
 - Lá có mô giậu kém phát triển, ít lớp tế bào.
-  Có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu.
-  Cường độ hô hấp thấp hơn.
Câu hỏi: Hãy điền tiếp vào bảng 42.2
Câu hỏi: Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vi sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:
-   Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thê nào?
-   Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?
-   Vì sao cành cáy ở phía dưới lại sớm bị rụng?
	Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hâ'p và kèm khả Iiăng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
	2. Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thể nào?
	Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả nàng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật?
Gợi ý trả lời:
- Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
- Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Ví dụ 1: Chích chòe thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc, cú mèo lại kiếm ăn vào ban đêm.
Ví dụ 2: Mùa xuân, cá chép có thể đẻ trứng sớm hơn nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Có 2 nhóm:
+ Động vật ưa sáng: hoạt động ban ngày, như: trâu, bò, chim chào mào...
+ Động vật ưa tối: hoạt động ban đêm, sống trong hang, dưới đáy biển sâu như: rắn hổ, bạch tuột, cú mèo..
Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
I – Nhiệt độ:
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).
- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:
      + Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
      + Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
 - Đối với thực vật:
      + Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.
      + Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.
   - Đối với động vật:
      + Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.
II – Độ ẩm:
	Độ ẩm không khí và đất ảnh hường nhiều đến sinh trường và phát triển của sinh vật. Có sinh vật thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ầm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại, cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ờ hoang mạc, vùng núi đá...
	Những ví dụ về ảnh hưởng của độ ầm lên sinh vật:
-    Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng cỏ phiến lá mòng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiểu ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao cỏ phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
-    Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
-    Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt. Khi gặp điều kiện khô hạn, do da của ếch nhái là da trần nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. Ngược lại. bò sát có da được phù vảy sừng nên khả năng chông mất nước có hiệu quả hom, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc.
	Thực vật được chia thành hai nhóm : thực vật ưa ấm và chịu hạn. 
	Động vật cũng có hai nhóm : động vật ưa ầm và ưa khô.
Câu hỏi: Hãy so sánh đặc điếm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
+ Cây sông nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
+ Cảy sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng (ỡ ven bờ ruộng, hồ, ao) có phiến lá hẹp, mó giậu phát triển.
+ Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước hoặc lá và thàn cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
Câu hỏi: Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm dộng vật ưa ẩm và ưa khô.
- Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, môi, sâu ăn lá, con bà chằn, rết.
- Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khi.
Câu hỏi: Trong chương trình Sinh học 6  em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở môi trường nhiệt độ như thế nào?
	Gợi ý : Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ từ 20-30oC. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (40oC)
Câu hỏi: Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng hằng nhiêt theo mẫu bảng 43.1
Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt
- Vi khuẩn cố định đạm   
- Cây lúa                        
- Ếch                             
- Rắn hổ mang
- Rễ cây họ đậu                
 - Ruộng lúa                       
- Hồ, ao, ruông lúa, đàm lầy.            
- Cánh đồng lúa, rừng,
Sinh vật hằng nhiệt
- Chim bồ câu                 
- Chó                             
- Trâu
- Vườn cây                        
- Trong nhà                       
- Quanh nhà

Câu hỏi: Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu trên bảng 43.2
	Gợi ý làm bài:
Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường.
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
Thực vật ưa ẩm
- Cây lúa nước            
- Cây cói                    
- Cây thài lài                
- Cây ráy
- Ruộng lúa                    
- Bãi ngập ven biển        
-Dưới tán rừng                
- Dưới tán rừng
Thực vật chịu hạn
- Cây xương rồng        
- Cây thuốc bỏng        
- Cây phi lao                
-Cây thông
- Bãi cát                        
- Trong vườn                  
- Bãi cát ven biển          
-Trên đồi
Động vật ưu ẩm
- Ếch                          
-Ốc sen                      
- Giun đất
- Hồ, ao                        
- Trên thân cây              
- Trong đất
Động vật ưu khô
- Thằn lằn                  
-Lạc đà
- Vùng cát khô              
- Sa mạc

Câu hỏi: Vì sao nói nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật?
	Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ ánh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vặt có lông dày).
	Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
	Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngủ đông,...
Câu hỏi: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nàu có khả năng chịu dựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
	Sinh vật hằng nhiệt  có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:
-  Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
-  Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
	Sinh vật hằng nhiệt điều chinh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..
Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
I-  Thế nào là quan hệ cùng loài?
Sinh vật cùng loài thường sống chung tạo thành quần tụ cá thể . Trong quần tụ, chúng có quan hệ hỗ trợ và quan hệ canh tranh.
- Quan hệ hỗ trợ: các cá thể cùng loài giúp nhau tìm thức ăn, chỗ ở, giúp nhau tự vệ và duy trì nòi giống tốt hơn. Ví dụ: các cây thông sống tập trung sẽ có khả năng chống gió, chống mất nước tốt hơn các cây thông sống đơn lẻ; trâu rừng sống thành bầy có khả năng tự vệ chống kẻ thù tốt hơn
Quan hệ hỗ trợ thường diễn ra khi điều kiện sống thuận lợi như môi trường sống có nhiều thức ăn, chỗ ở rộng rãi, số lượng con đực : con cái là tương đương
- Quan hệ cạnh tranh: khi điều kiện sống bất lợi như thiếu thức ăn, nơi ở chật chộicác cá thể trong quần tụ cạnh tranh nhau. Khi sự cạnh tranh trở nên gay gắt, một số cá thể tách khỏi quần tụ, đó là sự cách li.
Sự cách li sẽ làm giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa việc gia tăng dân số và hạn chế cạn nguồn thức ăn.
II-  Thế nào là quan hệ khác loài?
	Các sinh vật khác loài có các mối quan hệ qua lại với nhau chủ yếu về mặt dinh dưỡng và nơi ở. Quan hệ khác loài gồm hai mặt: quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch cạnh tranh.
- Quan hệ hỗ trợ: xảy ra giữa các sinh vật giúp nhau thích nghi dễ dàng với môi trường sống. Quan hệ này gồm các dạng:
+ Quan hệ cộng sinh: Là hiện tượng hai loài sinh vật sống chung cùng nhau và cả hai đều có lợi. Ví dụ: quan hệ giữa vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu; quan hệ giữa tảo lam và nấm trong địa y; quan hệ giữa trùng roi Trichomonas và mối
+ Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau , chỉ có một bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không bị hại. Ví dụ: sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; hải quỳ sống nhờ trên mai cua; cá ép sống trên mai rùa biển
- Quan hệ đối địch: Gồm các dạng quan hệ sau:
+ Quan hệ cạnh tranh nơi ở, nguồn dinh dưỡng: xảy ra khi loài sinh vật có nhu cầu gần giống nhau. Ví dụ: quan hệ giữa lúa và cỏ dại; giữa nai và ngựa; giữa dê và bò
+ Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. Ví dụ quan hệ giữa hổ và nai
Các con mồi bị ăn thịt thường là các con vật yếu, mang bệnh nên mối quan hệ này có tác dụng chọn lọc, loại trừ khỏi quần thể con mồi những cá thể yếu (chọn lọc tự nhiên).
+ Quan hệ giữa kí sinh vật chủ. Ví dụ: sán kí sinh trong ruột người.
+ Quan hệ ức chế và cảm nhiễm: sinh vật này tiết chất làm ảnh hưởng đến hoạt động của sinh vật khác. Ví dụ: tảo tiểu cầu tiết ra chất kìm hãm sự phát triển của rận nước
Các câu hỏi trong bài:
Câu hỏi: Quan sát hình trên và trả lời các câu hỏi sau:
- Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với thực vật sống riêng rẽ?
	Gợi ý làm bài:
Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.
- Trong điều kiện tự nhiên, động vật sống thành bày đàn có lợi gì?
	Gợi ý làm bài:
Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.
* Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt thức ăn trong rừng.
Câu hỏi: Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ hoặc đối địch?
	Gợi ý làm bài:
- Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nốt sần của rễ cây đậu.
- Hội sinh: cá ép và rùa; địa y bám trên cành cây.
- Cạnh tranh: lúa và cỏ dại; dê và bò.
- Kí sinh: rận, bét kí sinh trên trâu, bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
- Sinh vật ăn sinh vật ăn sinh vật khác: hươu, nai và hổ; cây nắp ấm và côn trùng.
Câu hỏi: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
	Gợi ý làm bài:
- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi ( hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả sinh vật.
- Trong quan hệ đối địch, một bên là sinh vật được lợi còn bên kia bị hại, hoặc cả hai cùng bị hại.
Câu hỏi: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện:
+ Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhỏm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sông đầy đủ.
+ Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở...
Câu hỏi: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điểu kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
	Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
Câu hỏi: Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?
	Quan hệ đối địch:
-  Trong ruộng lúa có nhiều loài cỏ dại gây hại cho lúa, sâu rầy gây hại cho lúa.
-  Bọ dừa phá hoại vườn dừa làm năng suât vườn dừa giảm.
	Quan hệ hỗ trợ:                                                                   •
Trong vườn xen canh dừa và chuối. Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuôi, ngược lại chuôi che mát, giử ẩm cho đát ờ gốc dừa.
Câu hỏi: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gi để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
- Cần trồng câv và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ản đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_on_tap_kien_thuc_sinh_hoc_lop_9_bai_41_de.doc