Hướng dẫn học sinh giải các bài tập địa lí tự nhiên đại cương trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Hồng Quang
Bài làm
a/ Ngày 21/3 & 23/9 do MT chiếu vuông góc với xích đạo nên bất cứ địa điểm nào trên trái đất cũng thấy MT mọc đúng hướng Đ lặn đúng hướng T
Vì: MT chiếu vuông góc với xích đạo mà tia MT song song
b/ Ngày 20/5 MT ở trên xích đạo nên MT sẽ mọc hướng ĐĐB và lặn hướng TTB (Vào tất cả các ngày từ 22/3 đến22/9)
Vì: xích vĩ mặt trời không quá CTB và CTN nên chỉ trong cunghướng ĐĐB hoặc ĐĐN)
xích vĩ MT là góc tạo bởi tia sáng MT với mặt phẳng xích đạo.
+Từ 22/3-22/9 MT mọc hướng ĐĐB, lặn hướng TTB
+Từ 24/9-20/3 ĐĐN TTN
Bài tập 2 : Một chiếc máy bay xuất phát từ thủ đô Hà Nội bay theo phương B 1000 Km,rẽ hướng Đ 1000 Km, sau đó đi về hướng N 1000 Km,bay về hướng T 1000 Km. Hỏi máy bay có về nơi xuất phát không?
Bài làm
+Muốn xác định phương hướng phải dựa vào mạng lưới KT,VT.
+Mà KT,VT tạo mạng lưới hình thang cân có đáy nhỏ hướng về phía cực (ở BBC )
ận thức của mình với những điều mình đã biết với tri thức của nhân loại. Căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lí thì từ những lớp cuối của cấp THCS, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số học sinh có khả năng và ham thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện năng khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt Thực tế giảng dạy cho thấy phần đông học sinh sẽ yêu thích môn học nếu được thầy định hướng chỉ bảo tận tình. - Cơ sở giáo dục học: Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi tốt hơn giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú học tập. Cần cho học sinh thấy được nhu cầu nhận thức là quan trọng, con người muốn phát triển cần phải có tri thức cần phải học hỏi. Qua đó người thầy cần biết phân loại, định hướng và có các biện pháp phát triển phù hợp với học sinh. II. Thực trạng của sáng kiến Thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn Địa lí thì số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên chiếm khoảng 30%. Trong số đó có những em có triển vọng song chưa được đầu tư nhiều nên chưa thực sự phát huy được khả năng của bản thân. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp còn ít. Các bài giảng ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên: - Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội). Không phải là môn học thuộc lòng nên học sinh chưa thật sự yêu thích. - Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp. III. Các biện pháp giải quyết vấn đề 1. Các dạng bài tập địa lí tự nhiên đại cương 1.1. Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục Dạng 1. Tính giờ và tính kinh tuyến khi biết giờ Để giải các bài tập địa lí tự nhiên liên quan đến tính giờ học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản về hệ quả tự quay quanh trục của Trái đất. - Giờ địa phương (giờ Mặt Trời) là giờ của các địa điểm khác nhau thuộc các kinh tuyến khác nhau. - Giờ quốc tế (giờ GMT) là giờ được tính từ múi số 0. Quy ước: - Chia TĐ thành 24 múi giờ (đánh số từ 0 đến 23 từ Đ - T). Múi giờ 0 có kinh tuyến gốc đi qua ở giữa - Mỗi khu vực giờ cạnh nhau hơn kém nhau 1h. - Nếu đi từ BCĐ vượt KT 180º sang BCT lùi 1 ngày - và nguợc lại. Dạng 2. Xác định phương hướng trên bản đồ Để xác định được phương hướng trên bản đồ học sinh cần ghi nhớ các khái niệm: * Địa cực + Khái niệm: Trái đất quay quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. - Địa cực là- vị trí khi trái đất quay nó quay tại chỗ. - Nơi trục trái đất tiếp xúc với bề mặt trái đất. - Phía trên gọi là địa cực bắc, phía dưới gọi là địa cực nam. + Đặc điểm: - Địa cực là nơi gặp gỡ của các kinh, vĩ tuyến - nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm. - Hai địa cực đối xứng qua tâm trái đất. - Ở hai địa cực có ngày dài 6 tháng , đêm dài 6 tháng. - Địa cực là khoảng cách ngắn nhất đến tâm trái đất. - Khi trái đất quay địa cực quay tại chỗ. * Xích đạo: + Khái niệm: Là mặt phẳng tưởng tượng chứa tâm trái đất và vuông góc với trục trái đất cắt trái đất thành vòng tròn lớn nhất. + Đặc điểm: - Là vĩ tuyến dài nhất trên trái đất: 40075,7Km - Mặt phẳng xích đạo chia trái đất thành hai nửa cầu bằng nhau - Mọi địa điểm trên xích đạo có ngày dài bằng đêm - Mọi địa điểm trên xích đạo cũng thấy Mặt Trời ở giữa đỉnh đầu vào hai ngày xuân phân và thu phân * Vĩ tuyến: + Khái niệm: Những mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo cắt địa cầu theo những vòng tròn nhỏ gọi là vĩ tuyến. + Đặc điểm: - Các vỹ tuyến song song với nhau. - Độ dài các vĩ tuyến giảm từ xích đạo về hai cực. - Các vĩ tuyến vuông góc với trục. * Kinh tuyến: + Khái niệm: Là đường thẳng nối hai địa cực Bắc và Nam. + Đặc điểm: - Các kinh tuyến có chiều dài bằng nhau. - Hai kinh tuyến đối diện tạo thành vòng kinh tuyến chia trái đất thành hai nửa cầu bằng nhau. - Các địa điểm trên kinh tuyến trừ phần thuộc xích đạo có ngày đêm dài bằng nhau còn lại đều khác nhau. Dạng 3: Vận dụng lực Côriôlit Để vận dụng Côriôlit vào giải các bài tập địa lí tự nhiên học sinh cần nắm các kiến thức cơ bản về lực Côriôlit Lực Coriolít : Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động khác nhau. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôlit + Nguyên nhân : . TĐ hình cầu . TĐ tự quay quanh trục . Trái đất quay quanh trục với vận tốc không đều: max ở XĐ – min ở 2 cực + Tác động : . Làm lệch hướng các vật thể chuyển đông theo chiều kinh tuyến. BBC lệch về tay phải so với nơi xuất phát NBClệch về tay trái so với nơi xuất phát . Lực tăng dần từ XĐ về 2 cực . Làm lệch hướng gió thổi , dòng biển , đường đạn bay , đi thuyền buồm 1.2. Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời Để giải các bài tập liên quan đến chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời học sinh cần nắm được các kiến thức liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. * Chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời – Quỹ đạo Elíp gần tròn, mặt phẳng hoàng đạo dài 995040000 km – Trái đất lúc gần lúc xa Mặt Trời : . Nơi gần cách 147 triệu km , vào ngày 3/1 . Nơi xa nhất cách 152 triệu km , vào ngày 5/7 – Hướng chuyển động từ T– Đ ( vận tốc trung bình 28 km/h ) – Thời gian : 365 ngày 5 giờ 48 giây 46 phút – Trong khi chuyển động trục trái đất bao giờ cũng nghiêng một phía không đổi ( nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi 66 độ 33 phút). Đây gọi là chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời của Trái đất. * Hệ quả Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời Nguyên nhân Do Trái đất chuyển động quanh mặt trời , trục luôn nghiêng về một phía không dổi nên nguời ta có ảo giác hàng năm mặt trời di động biểu kiến giữa hai chí tuyến Hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa + Nguyên nhân : – Trái đất hình cầu – Trái đất tự quay quanh trục – Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng không đổi hướng một góc 66 độ 33 phút + Hiện tượng mùa – 21/3 đến 23/9 : Nủa cầu bắc ngả về phía mặt trời – góc chiếu sáng , thời gian chiếu sáng lớn hơn - Nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn – nửa cầu Bắc là mùa nóng , nửa cầu Nam là mùa lạnh – 23/9 đến 21/3 : Nửa cầu bắc xa mặt trời – góc chiếu sáng , thời gian chiếu sánga nhỏ hơn nửa cầu nam – Nửa cầu bắc là mùa lạnh , nửa cầu nam là mùa nóng – Vào thời kỳ chuyển tiếp xuân phân , thu phân trái đất hướng cả hai nửa cầu về phía mặt trời như nhau – hai nửa cầu có góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng như nhau trên cùng 1 vĩ độ ở 2 bán cầu. – Mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa – 21/3 – 23/9 : nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời – Mặt phẳng phân chia sáng tối đi qua phía sau cực bắc , phía trước cực nam – miền diện tích chiếu sáng lớn hơn miền diện tích trong bóng tối – nửa cầu bắc ngày dài hơn đêm, nửa cầu nam đêm dài hơn ngày – 23/9 – 21/3 : nửa cầu bắc ở ngả xa mặt trời – mặt phẳng phân chia sáng tối đi qua phía sau cực Nam , phía trước cực bắc – nửa cầu bắc phần diện tích chiếu sáng nhỏ hơn phần diện tích trong bóng tối – nửa cầu bắc ngày ngắn hơn đêm 1.3. Vẽ các loại sơ đồ, điền và hoàn thành các loại sơ đồ * Vẽ các loại sơ đồ Các loại sơ đồ ở phần địa lí tự nhiên đại cương thong thường tập trung ở các phần: Sơ đồ về vũ trụ. Các chuyển động của Trái đất. Hệ quả Sơ đồ khí quyển Sơ đồ thủy quyển Sơ đồ thổ những quyển và sinh quyển. * Điền và hoàn thành các sơ đồ Bao gồm các dạng điền tên sơ đồ Điền nội dung còn thiếu trên sơ đồ Xác định các hướng trên sơ đồ Giải thích các hiện tượng trên sơ đồ 2. Hướng dẫn giải các bài tập địa lí tự nhiên đại cương 2.1. Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục Dạng 1. Tính giờ và tính kinh tuyến khi biết giờ Bước1: Tính múi giờ A thuộc bán cầu đông Kinh độ A:15= x làm tròn theo quy tắc toán học A thuộc bán cầu tây : (360- A):15 = y Hoặc A:15 = x thì A thuộc múi 24-x Bước 2: Tính khoảng cách chênh lệch hai múi giờ Bước 3: Tính giờ Cần tính khu vực múi cao hơn thì (+)tính về phía Đông Cần tính khu vực múi thấp hơn thì (-) về phía Tây Bước 4: Tính ngày - Cùng bán cầu không đổi ngày - Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật T- Đ lên một ngày Bài tập vận dụng: Bài số 1: Biết giờ ở kinh tuyến số 1000 Đ là 16 giờ ngày 19/9/2004. Tính giờ ở kinh tuyến mang số 1000 T,1150 T ,1760 Đ Bài làm Kinh tuyến 1000 Đ thuộc múi giờ: 100:15=6 dư 10. Nên thuộc múi giờ 7 Kinh tuyến 1000 T thuộc múi giờ: -(360-100):15=17 dư 5. Nên thuộc múi giờ 17 -24-7=17 Kinh tuyến 1150 T thuộc múi giờ: (360-115):15 Cách khác: Không chính xác với trường hợp 2 kinh tuyến : 1 ở đầu múi , 1 ở cuối múi -Khoảng cách chênh lệch hai kinh tuyến là: 1000 Đ đến1000 T là 200 -Tức là chênh nhau: 200:15=13 múi -1000 T sẽ có giờ là: 16-13=3 giờ Bài số 2 : Một hành khách nước ngoài đi chuyến bay liền từ nước mình tới sân bay Tân Sơn Nhất – Việt Nam vào lúc 20 h ngày 24/12/2005 . Ông nhận thấy đồng hồ của mình kém với giờ Việt nam là 6 giờ cùng ngày . Hỏi ông ta đi từ quốc gia có thủ đô thuộc múi giờ bao nhiêu? Bài làm - Như vậy múi giờ nơi xuất phát chênh với múi giờ Việt Nam là 6 múi về phía Tây. – Vậy thủ đô nước đó ở múi giờ 7 – 6 = 1. – Sẽ thuộc kinh tuyến từ : 7,5 độ – 22,5 độ . Dạng 2. Xác định phương hướng trên bản đồ + Xác định kinh tuyến ,vỹ tuyến + Dựa vào kinh tuyến xác định. - Hướng Bắc là phía trên kinh tuyến. - Hướng Nam là phía dưới kinh tuyến. + Dựa vào vỹ tuyến xác định. - Hướng Tây là tay trái vĩ tuyến - Hướng Đông là tay phải vĩ tuyến Bài tập 1: a/Khi nào mặt trời mọc đúng hướng đông và lặn đúng hướng tây? Tại sao như vậy? b/Đứng trên xích đạo vào ngày 20/5 Mặt Trời mọc hướng nào, lặn hướng nào? Bài làm a/ Ngày 21/3 & 23/9 do MT chiếu vuông góc với xích đạo nên bất cứ địa điểm nào trên trái đất cũng thấy MT mọc đúng hướng Đ lặn đúng hướng T Vì: MT chiếu vuông góc với xích đạo mà tia MT song song b/ Ngày 20/5 MT ở trên xích đạo nên MT sẽ mọc hướng ĐĐB và lặn hướng TTB (Vào tất cả các ngày từ 22/3 đến22/9) Vì: xích vĩ mặt trời không quá CTB và CTN nên chỉ trong cunghướng ĐĐB hoặc ĐĐN) xích vĩ MT là góc tạo bởi tia sáng MT với mặt phẳng xích đạo. +Từ 22/3-22/9 MT mọc hướng ĐĐB, lặn hướng TTB +Từ 24/9-20/3 ĐĐN TTN Bài tập 2 : Một chiếc máy bay xuất phát từ thủ đô Hà Nội bay theo phương B 1000 Km,rẽ hướng Đ 1000 Km, sau đó đi về hướng N 1000 Km,bay về hướng T 1000 Km. Hỏi máy bay có về nơi xuất phát không? Bài làm +Muốn xác định phương hướng phải dựa vào mạng lưới KT,VT. +Mà KT,VT tạo mạng lưới hình thang cân có đáy nhỏ hướng về phía cực (ở BBC ) +Máy bay bay theo đường bay trên tức là bay theo hình thang cân nên sẽ không về nơi xuất phát. Bài tập 3: Xác định tọa độ vị trí của A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc 12h trưa ở đó vào ngày 22/6 là 87035’ và giờ ở đó nhanh hơn kinh tuyến gốc là 7h03’? Bài làm Xác định vĩ độ của A: A nằm ở vĩ độ bắc vì A vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66033’ (bắc xích đạo) jA = a - (900 – h0) = 23027’ – (900 – 87035’) = 21002’B Xác định kinh độ của A: A có kinh độ đông vì A có giờ sớm hơn so với giờ ở kinh tuyến gốc: lA = 7h30’ x 150 = 105045’Đ Þ Tọa độ địa lý của A [21002’B, 105045’Đ] Bài tập 4: Xác định tọa độ địa lí của A (BBC) khi độ cao của Mặt Trời trên đường chân trời tại A lúc 12h trưa ngày 22/6 là 41030’B và ở Việt Nam (1050Đ) lúc đó là 7h20’? Bài làm Xác định vĩ độ của A: Vào ngày 22/6 góc tới tại điểm A là 41030’ nên vị trí nằm ngoài chí tuyến Bắc: hA = 900 - j + 23027’ Þ jA = 900 – h0 + 23027’ = 900 – 41033’ + 23027’ = 71057’B Xác định kinh độ của A: Giờ điểm A chênh lệch so với Việt Nam : 12h – 7h20’ = 4h40’ Số kinh độ chênh lệch: 4h40’ x 150 = 700 Do A có giờ sớm hơn Việt Nam nên nằm về phía đông so với Việt Nam Kinh độ của A: lA = 1050 + 700 = 1750Đ Þ Tọa độ địa lý của A [71057’B, 1750Đ] Dạng 3: Vận dụng lực Côriôlit Bài tập: Hãy rút ra quy luật chung và sự phân bố các dòng biển? * Khái niệm : Nước ở đại dương chuyển động thành các dòng , tương tự dòng sông trong lục địa đó là hải lưu * Nguyên nhân sinh ra : – do gió – xung lưc cơ học : nhiệt độ , độ mặn * Mô tả về các dòng biển: + Các dòng nóng – Trong vùng nhiệt đới 2 bên xích đạo có những dòng hải lưu nóng chảy theo hướng T - Đ Ví dụ : TBDương – BBC có dòng nguợc chiều tín phong – NBC dòng theo chiều tín phong nam – Gặp lục địa các dòng biển nóng chuyển hướng về phía B ở BBC và phía N ở NBC nhưng lệch ít vì lực nhỏ – Đến vĩ độ 30 ảnh hưởng của lực cô– ri– ôlít mạnh dần nên lệch sang tay phải ở BBC và tay trái ở NBC + Các dòng lạnh : – Xuất phát từ vòng cực về phía XĐ – BBC lệch tay phải so với nơi xuất phát NBC lệch tay trái so với nơi xuất phát 2.2. Bài tập vận dụng hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời Dạng 1: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A0 vĩ, ta cần nắm số ngày từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo 00 đến chí tuyến 23027’đi mất ở BBC: 93 ngày. Ở NBC: 90 ngày. Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở BBC: 908”, ở NBC: 938”. Bước 1: Đổi vĩ độ của điểm A ra giây (1) Bước 2: Tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A bằng cách lấy (1): 908” (ở BBC) hoặc 938” (ở NBC) (2) Bước 3: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh Ở BBC: lần I: Từ 21/3 + số ngày đến A. lần II: 23/9 - số ngày đến A. Ở NBC: lần I: Từ 23/9 + số ngày đến A. lần II: 21/3 - số ngày đến A. Lưu ý : số ngày trong các tháng có liên quan: Các tháng có 31 ngày là: tháng I, III , V, VII, VIII, X, XII. Các tháng có 30 ngày là: tháng IV, VI, IX, XI.Tháng II chỉ có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày. Bài tập vận dụng Bài tập 1: Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh vào những ngày tháng nào trong năm ở những địa điểm sau; Hà Nội (20002’B), Thành phố Hồ Chí Minh (10040’B)? Bài làm -Từ ngày 12/3 – 22/6 Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên Chí tuyến Bắc đi được một góc = 23027’ (trong 93 ngày) Vậy 1 ngày Mặt Trời sẽ chuyển động biểu kiến được một góc là: 23027’ : 93 ngày = 0015’07”. Mà tại Hà Nội (20002’B) sẽ nằm trong vùng nội chí tuyến. Vậy Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên Hà Nội sẽ hết thời gian: 20002’B : 0015’07” = 83 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Hà Nội: Lần 1: 21/3 + 83 ngày = ngày 12/6 Lần 2: 23/9 – 83 ngày = Ngày 1/7 Dạng 2: Tính góc nhập xạ của các vĩ độ Công thức tổng quát: h0 = 900 - φ ± δ Trong đó: * φ: độ vĩ của điểm cần tính. * δ: độ lệch của góc chiếu so với xích đạo. - Vào 2 ngày 21/3 và 23/9 Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo nên δ = 0. - Ngày 22/6 và 22/12 Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo nên ở CTB hoặc CTN nên δ = ± 23027’. Ngày 21/3 và 23/9 tại xích đạo h0 = 900 – 00 = 900 và giảm từ xích đạo về 2 cực. Ngày 22/6: Mặt trời lên thiên đỉnh tại CTB (23027’ B), nên mọi vĩ độ ở ngoài vùng nội chí tuyến BBC có δ = + 23027’ xích đạo và NBC có δ = - 23027’. Ngày 22/12: Mặt trời lên thiên đỉnh tại CTN (23027’ N), nên mọi vĩ độ ở ngoài vùng nội chí tuyến NBC có δ = + 23027’ xích đạo và BBC có δ = - 23027’. Bài tập 1: Cho 3 địa điểm sau đây: Hà Nội (210 01'B), Tp Hồ Chí Minh (10047' B), Buôn Ma Thuột (120 41’B). Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? a. Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột? b. Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột? Bài làm a) Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm tại Buôn Ma Thuột vĩ độ 120 41’B. Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo (21/3) lên chí tuyến Bắc (22/6) hết 93 ngày, một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến một góc 0015’08’’ = 908” Vậy Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên 120 41’B là: 120 41’ = 45660” : 908” = 50 ngày (làm tròn số). Suy ra: - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở 120 41’B lần thứ nhất là: Ngày 21/3 + 50 ngày = Ngày 10/5 - Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 120 41’B lần thứ hai là Ngày 23/9 – 50 ngày = Ngày 4/8 b) Góc nhập xạ tại Hà Nội và TP.HCM khi MT lên thiên đỉnh tại Buôn Ma Thuột là - Ở Hà Nội: Hà Nội: nằm phía Bắc của BMT góc nhập xạ được tính bằng công thức sau: hA = 900 - jA + a (a vĩ độ nơi MT lên thiên đỉnh) ( jA là vĩ độ cần tính) Thay số: hA = 900 – 210 01' + 120 41’ hA (Hà Nội) = 810 40’ - Ở Tp Hồ Chí Minh: Tp Hồ Chí Minh nằm phía Nam của BMT góc nhập xạ ở Tp Hồ Chí Minh được tính bằng công thức sau: hA = 900 + jA - a (a vĩ độ nơi MT lên thiên đỉnh) ( jA là vĩ độ cần tính) Thay số: hA = 900 + 10047' - 120 41’ hA(TP.HCM) = 880 06’ Dạng 3: Tính độ vĩ (φ) khi biết góc nhập xạ Từ công thức tổng quát tính góc nhập xạ: h0=900 - φ ± δ mà φ = 900 – h0 ± δ * Đối với vùng nội chí tuyến: φ = h0 - 900 + δ * Đối với vùng ngoại chí tuyến: φ = 900 – h0+ δ * Đối với tất cả các độ vĩ ở NBC: vào ngày 22/6 Công thức tổng quát là φ = 900 – h0 – δ Bài tập 1: Tính φ của điểm A nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h0= 800 δ A = (800 - 900) + 23027’ = 13027’ = 13027’B. Bài tập 2: Tính φ của điểm B nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h0 = 87034’. φ B = 87034’ - 900 + 23027’ = 21001’B Bài tập 3: Tính φ của điểm C có h0 = 43006’ vào ngày 22/6. φ C = 900 – h0 + δ = 900 – 43006’ + 23027’ = 71001’B. Bài tập 4: Tính φ của điểm D khi biết h0 = 43006’ φ D = 900 – h0 – δ = 900 – 43006’ – 23027’ = 23027’N. Vào ngày 22/12 thì ngược lại với ngày 22/06. 2.3. Vẽ các loại sơ đồ, điền và hoàn thành các loại sơ đồ Bài tập 1: a, Tên cụ thể của hình vẽ là gì ? b, Hình vẽ mô tả những gì, Giải thích ý nghĩa của các ngày có trong hình vẽ Bài làm a. Tên của hình vẽ: Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc b. Hình vẽ mô tả các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc. - Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu. - Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm. Người ta chia 1 năm ra 4 mùa. ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa của các nước theo dương lịch. Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy 4 ngày: Xuân phân (21/3), hạ chí (22/6), thu phân (23/9), đông chí (22/12) là bốn ngày khởi đầu của 4 mùa. Bài tập 2: a, Nêu tên của hình vẽ b, Xác định khu vực nào trên trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh một năm 2 lần, khu vực nào 1 lần, khu vực ngoại chí tuyến có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh không? Bài làm a. Hình vẽ mô tả đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm. Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến (từ chí tuyến Bắc (CTB) đến chí tuyến Nam (CTN) lúc 12h (giữa trưa) Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của một điểm, tia sáng Mặt trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’ không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC) đến Nam bán cầu (NBC). b. Từ ngày 21/3 (Xuân Phân) đến ngày 23/9 (Thu Phân), BBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lư ợt tại các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC), xa nhất là tại CTB (23027’B).Từ sau ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau NBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh ở vùng nội chí tuyến NBC, xa nhất là tại CTN (23027’N). Mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều
File đính kèm:
- Sang_kien_kinh_nghiem_Dia_li.doc