Hướng dẫn giảng dạy phần văn chương trình ngữ văn địa phương
1. Tóm tắt nội dung cốt truyện :
Sau năm 1975, cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc, nhân vật tôi trở về gia đình. Được biết câu chuyện về anh chiến sĩ miền Bắc hi sinh và nằm lại nơi vườn nhà mình, nhân vật tôi theo địa chỉ để lại viết thư báo cho gia đình anh hay. Nhận được thư, người cha rất mừng và nhân chuyến đi công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, ông đến thăm mộ con.
2. Tính cách nhân vật ông Khắc (qua thái độ, cách ứng xử, lời lẽ, tâm trạng khi tiếp nhận tin báo, đến thăm mộ con và gia đình nhân vật tôi)
- Khi nhận được tin báo, ông Khắc tích cực phản hồi ngay, và nhân chuyến công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, ông sắp xếp công việc, tranh thủ đến thăm mộ con.
- Ông là người chân tình, dễ hòa đồng, thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn với gia đình ân nhân đã chăm nom mộ phần đứa con của mình.
- Ông là người ý thức rất rõ giữa hạnh phúc gia đình và trách nhiệm với Tổ quốc. Đồng tình với con hoãn lại việc du học để xung phong ra tiền tuyến. Tuy đau đớn trước sự hi sinh của con nhưng cảm thấy “không ân hận, lương tâm rất yên ổn” vì sự lựa chọn đó là đúng ; và sự hi sinh của gia đình mình còn ít hơn với nhiều gia đình khác.
3. Nội dung ý nghĩa của truyện :
- Giá trị của cuộc sống mới, hòa bình của đất nước hiện nay phải đánh đổi với những hi sinh của những chiến sĩ cách mạng, những thế hệ cha anh.
- Mỗi người sống hiện nay phải biết trân trọng trước những hi sinh của thế hệ đi trước, cùng ra sức xây dựng, bảo vệ đất nước
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY PHẦN VĂN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG I - TINH THẦN CHUNG I. Định hướng chung giảng dạy Phần văn Tất cả văn bản phần Văn chương trình Ngữ văn địa phương đều dạy theo kiểu Văn bản nhật dụng. Do đó, giáo viên chỉ tập trung vào khai thác những vấn đề trọng tâm : giá trị nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật tiêu biểu của văn bản. Để phù hợp với tinh thần chung dạy học chương trình Ngữ văn địa phương, yêu cầu giáo viên biên soạn giáo án và tổ chức tiến trình giảng dạy trên lớp phù hợp, không gây quá tải về kiến thức tiếp nhận cho học sinh. Bài dạy đáp ứng các yêu cầu : - Bài ghi của học sinh ngắn gọn, trọng tâm ; giảm tối đa hoạt động ghi chép, tăng cường tối đa hoạt động tích cực trên lớp. - Tiến trình hoạt động trên lớp, chú ý : + Dành thời gian cho hoạt động đọc văn bản. + Tóm tắt và kể lại nội dung cốt truyện. + Hướng dẫn, gợi ý học sinh trao đổi, thảo luận theo các nội dung hướng dẫn trong tài liệu. + Hạn chế phần thuyết giảng của giáo viên. - Giáo viên tập trung dành nhiều thời gian cho hoạt động hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản chính thức, thời gian còn lại (khoảng 25%) dành cho việc hướng dẫn đọc thêm. Đối với các văn bản hướng dẫn đọc thêm, giáo viên không nhất thiết thành bài ghi cho học sinh. II. Định hướng chung giảng dạy Phần văn – Tập làm văn 1. Phần Văn Đây là hoạt động chính của tiết dạy, do đó, giáo viên dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động này. Các hoạt động tương ứng với định hướng chung giảng dạy phần Văn đã trình bày ở trên. 2. Phần Tập làm văn Sau khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản, giáo viên dành thời gian tương ứng để hướng dẫn các em luyện tập theo nội dung gợi ý trong tài liệu. Như vậy, đối với chương trình địa phương phần Văn – Tập làm văn, giáo viên phải đáp ứng cả hai yêu cầu : 1. Hoạt động đọc – hiểu văn bản 2. Luyện tập II – GỢI Ý GIẢNG DẠY CỤ THỂ CÁC VĂN BẢN Lớp 8, Bài 19 : PHẦN VĂN (2 tiết) NHÀ VĂN ANH ĐỨC VĂN BẢN TÔI LÀ SỨ ĐÂY (trích Hòn Đất) Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 1. Tóm tắt nội dung cốt truyện đoạn trích : Bị bọn giặc bao vây nhiều ngày, các chiến sĩ hang Hòn tổ chức ra ngoài suối để lấy nước. Các chiến sĩ rơi vào ổ phục kích của kẻ thù. Chị Sứ bị chúng bắt. Bọn giặc dùng thủ đoạn tâm lí chiến qua chị Sứ kêu gọi đội du kích đầu hàng. Nhưng chị Sứ đã bất khuất làm thất bại âm mưu thâm độc của kẻ thù và càng củng cố thêm tinh thần chiến đấu của du kích hang Hòn. 2. Tình huống truyện : Chị Sứ bị bọn giặc bắt và dụ dỗ kêu gọi đội du kích đầu hàng. Trước sự sống và cái chết, chị Sứ đã dũng cảm nhận lấy sự hi sinh của bản thân để đội du kích, cách mạng được tồn tại. 3. Đã nhiều ngày bao vây, trút xuống hang Hòn nhiều bom đạn, ngăn đường tiếp tế của nhân dân, bỏ thuốc độc xuống suối, vẫn không làm lung lay và tiêu diệt được đội du kích hang Hòn. Bắt được chị Sứ, bọn chúng sử dụng thủ đoạn chiến tranh tâm lí đánh vào điểm yếu thường tình “ham sống sợ chết” của con người, vả lại chị Sứ là người có tiếng nói trọng lượng với đội du kích và phong trào chiến đấu của nhân dân. Nhưng bọn chúng đã thất bại. 4. Hình ảnh đôi mắt của chị Sứ ở cuối đoạn trích ánh lên vẻ đẹp của người nữ chiến sĩ du kích hang Hòn kiên trung, bất khuất. Đôi mắt mang nhiều sắc thái tình cảm đang dâng trào nơi chị. Đôi mắt ánh lên nỗi vui mừng vì biết được đồng đội vẫn còn sống, thanh thản chấp nhận sự hy sinh không chút sợ sệt, song nó lại vừa mông mênh cái nỗi đau giã biệt, khi phải lìa xa đứa con gái bé bỏng, gia đình thân thương, quê hương, đồng đội Hướng dẫn đọc thêm NGƯỜI KHÁCH ĐẾN THĂM VƯỜN NHÀ TÔI 1. Tóm tắt nội dung cốt truyện : Sau năm 1975, cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc, nhân vật tôi trở về gia đình. Được biết câu chuyện về anh chiến sĩ miền Bắc hi sinh và nằm lại nơi vườn nhà mình, nhân vật tôi theo địa chỉ để lại viết thư báo cho gia đình anh hay. Nhận được thư, người cha rất mừng và nhân chuyến đi công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, ông đến thăm mộ con. 2. Tính cách nhân vật ông Khắc (qua thái độ, cách ứng xử, lời lẽ, tâm trạng khi tiếp nhận tin báo, đến thăm mộ con và gia đình nhân vật tôi) - Khi nhận được tin báo, ông Khắc tích cực phản hồi ngay, và nhân chuyến công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, ông sắp xếp công việc, tranh thủ đến thăm mộ con. - Ông là người chân tình, dễ hòa đồng, thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn với gia đình ân nhân đã chăm nom mộ phần đứa con của mình. - Ông là người ý thức rất rõ giữa hạnh phúc gia đình và trách nhiệm với Tổ quốc. Đồng tình với con hoãn lại việc du học để xung phong ra tiền tuyến. Tuy đau đớn trước sự hi sinh của con nhưng cảm thấy “không ân hận, lương tâm rất yên ổn” vì sự lựa chọn đó là đúng ; và sự hi sinh của gia đình mình còn ít hơn với nhiều gia đình khác. 3. Nội dung ý nghĩa của truyện : - Giá trị của cuộc sống mới, hòa bình của đất nước hiện nay phải đánh đổi với những hi sinh của những chiến sĩ cách mạng, những thế hệ cha anh. - Mỗi người sống hiện nay phải biết trân trọng trước những hi sinh của thế hệ đi trước, cùng ra sức xây dựng, bảo vệ đất nước BÀI 30 : PHẦN VĂN (1 tiết) VĂN BẢN AN GIANG VÀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY Hướng dẫn đọc – hiểu 1. Hướng dẫn học sinh nắm luận điểm và luận cứ của văn bản : I. Hiện trạng rác thải An Giang 1. Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay 2. Tác hại của rác thải sinh hoạt 3. Nguyên nhân II. Tổ chức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay III. Biện pháp khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi hiện nay 1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục 2. Xử lý hành vi vi phạm 3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thói quen hành vi trong học sinh. 4. Tận dụng rác thải 5. Tái sinh rác thải 6. Định hướng xử lí rác ở tương lai. 2. Rác thải thông thường được phân thành 3 nhóm chính : rác vô cơ (rác khô), rác hữu cơ (rác ướt), rác độc hại. Nếu phát thải tùy tiện ra môi trường xung quanh sẽ làm ô nhiễm, tác hại xấu đến môi trường và sự sống của con người và muôn loài. Như loại rác vô cơ (như thủy tinh, sành sứ, cao su,) rất lâu mới tiêu hủy trong môi trường tự nhiên. Phát thải tùy tiện, ngoài việc mất thẩm mỹ cho môi trường, nó dễ gây thương tích cho người và vật khi giẫm đạp phải, có thể dẫn đến tử vong cho vật nuôi khi nuốt phải, hạn chế diện tích, sức sống của thực vật, Hay với loại rác hữu cơ (như rác nhà bếp, rác sinh hoạt hằng ngày của con người,). Đây là loại rác chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm rác thải trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Do đặc tính của loại rác này dễ ôi, thiu, dễ phân hủy và sản sinh ra vi khuẩn có hại nên nếu phát thải tùy tiện ra môi trường sẽ là nguồn gây bệnh truyền nhiễm cho con người và vật nuôi Hoặc với loại rác độc hại (như pin, hóa chất,) nếu phát thải tùy tiện ra môi trường sẽ dễ dẫn đến tác hại rất lớn sự sống, như ngộ độc hoặc gây tử vong cho vật nuôi, con người, 3. Tổ chức thu gom và xử lí rác hiện nay ở tỉnh An Giang Về hoạt động thu gom hiện nay ở An Giang dưới hai hình thức : các xe ép rác từ 3 – 5 tấn ở các tuyến đường chính do Ban Công trình Công cộng đảm nhiệm và hình thức xã hội hóa thu gom bằng các xe đẩy tay vào khu dân cư, đường hẽm. Song mới thu được khoảng 60% và chưa phân loại được rác. Còn việc xử lí rác hiện nay, chủ yếu là chôn lấp. Một hình thức lạc hậu, tác động xấu đến môi trường. 4. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng xả rác bừa bãi hiện nay và những biện pháp cần khắc phục. - Nguyên nhân : + Do công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa đến nơi đến chốn. + Xử lí những hành vi vi phạm chưa nghiêm. + Tình trạng quá tải trong việc thu gom và xử lí rác . . . . - Biện pháp cần khắc phục + Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động ý thức trong nhân dân. + Sắp đạt lại nơi bỏ rác đúng quy định. + Thu gom và xử lí hết số rác thải hằng ngày. + Xử lí nghiêm những hành vi vi phạm. + Hướng dẫn cách tận dụng rác thải vào các việc có ích. . . . Với nội dung này, giáo viên cần gợi ý cho học sinh phát biểu thêm những nguyên nhân và các biện pháp cần khắc phục. 5. Về các hình thức tận dụng và tái sinh rác cần thiết để góp phần giảm thiểu ô nhiễm và đem lại lợi ích cho môi trường : Ngoài các nội dung đã trình bày trong văn bản, giáo viên gợi ý học sinh phát biểu thêm, nhất là việc tận dụng và tái sinh những vật phẩm sinh hoạt hằng ngày của các em (như quần áo, tập vở, đồ chơi cũ,). Hướng dẫn luyện tập : Với phần luyện tập này, giáo viên hướng học sinh đến việc quan sát tình hình rác thải của trường và cho các em trình bày theo nhận xét của mình. 1. Tình hình rác thải và xử lí hiện nay nơi trường em. Yêu cầu nội dung : - Tình hình rác thải của trường (sân trường, lớp học, căn-tin, có rác thải hay không ? Đó là loại rác gì ? Các bạn học sinh bỏ rác như thế nào ? Nơi tập trung rác thải của trường ở đâu ?) - Cách thu gom và xử lí hiện nay của trường ra sao ? (Rác của trường được thu gom để tập trung như thế nào ? Cách xử lí rác bằng cách nào ? – Đốt, chôn lấp, có xe của Công trình Công cộng đến lấy hay để rác tùy tiện ?) - Qua việc quan sát, trình bày trên, nhằm đến giáo dục học sinh ý thức và hành vi tốt về vấn đề rác thải : bản thân không xả rác tùy tiện, vận động các bạn bỏ rác đúng nơi qui định và biết cách chống lại các hành vi xả rác bừa bãi vừa mất thẩm mĩ vừa có hại cho môi trường. 2. Tìm hiểu các công nghệ xử lí rác thải tiên tiến hiện nay trên thế giới. Cần xác định công nghệ xử lí rác thải tiên tiến là cách xử lí khác ngoài biện pháp chôn lấp và đốt. Cách xử lí đó giảm thiểu hoặc không tác hại đến môi trường xung quanh, có thể xử lí khối lượng lớn rác thải hằng ngày và nhất là nguồn rác thải sau khi xử lí xong trở thành những sản phẩm có lợi (như phân bón dùng trong cây trồng, tái tạo nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp,). Để nội dung này tiến hành đạt kết quả, ở tiết học trước, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu, học hỏi từ cha mẹ, anh chị, tra cứu internet, báo chí, Gợi ý về phương pháp dạy học : Giáo viên có thể vận dụng giáo án điện tử, trình chiếu power point : Nội dung bài học đi từ : Ảnh minh họa à chốt từng ý (ngắn gọn nhất). Lớp 9, Bài 9 : Nhà văn Lê Văn Thảo VĂN BẢN ÔNG CÁ HÔ Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản 1. Xác định không gian và thời gian nghệ thuật của truyện. - Không gian nghệ thuật : Cồn Te (cồn Phó Ba thuộc ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên) và một góc trung tâm chợ thị xã Long Xuyên. - Thời gian nghệ thuật : Cồn Te và thị xã Long Xuyên trước 30/4/1975. 2. Tình huống đưa kép Hoàng Dương trở thành “ông cá hô” và việc chọn nghề thả lưới bắt cá hô có ý nghĩa với nhân vật chú Sáu Dương : - Tình huống truyện : đoàn hát rã gánh, mỗi người tan tác mỗi nơi tìm kế sinh nhai. Riêng có hai con người không biết đi đâu đành ở lại Cồn Te là kép Hoàng Dương và đào Hồng Điệp. Kép Hoàng Dương bắt đầu nghề thả lưới bắt cá hô – gắn chặt đời mình với mảnh đất này. - Việc chọn nghề thả lưới cá hô ngoài việc là một nghề kiếm sống mà đó còn là một ước mơ đổi đời, một hi vọng để đến với đào Hồng Điệp. 3. Hình tượng cá hô đầu truyện : Hình tượng cá hô được kể như một huyền thoại. Việc đánh bắt cá hô là một việc cực kì khó, tưởng như không thể thực hiện được. Nhưng khó khăn thế nào, chú Sáu Dương vẫn chinh phục được. 4. Tính cách nhân vật chú Sáu Dương qua việc chinh phục cá hô, hành động bảo vệ và tấm lòng dành cho đào Hồng Điệp : - Chú Sáu Dương là con người có ý chí, quyết tâm thực hiện bằng được những điều đã định (việc đánh bắt cá hô). - Chú là một người chung tình, sẵn sàng hi sinh bảo vệ người mình yêu. 5. Nghệ thuật : - Cốt truyện đơn giản. - Lối kể chuyện tự nhiên theo diễn biến của tình tiết. - Ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ. 6.(*) Giáo viên giáo viên gợi ý học sinh đặt một cái tên khác cho truyện, như Cuộc tình ông cá hô, Hướng dẫn đọc thêm THẰNG CUNG 1. Tóm tắt nội dung đoạn trích : Nhân dịp về thăm nhà, nhân vật tôi hay tin chú Cung mất, nhân vật tôi hồi tưởng về chú với những kỉ niệm tuổi thơ : chú Cung là người nghèo khổ, không nhà cửa, không họ hàng thân thích, sống bằng việc gánh nước cho các nhà trong xóm – khi các nhà có đám, tiệc. Một hôm đám giỗ bà ngoại, đến bữa ăn của chú Cung, Hữu Sún chơi trò tinh quái trét mủ mít lên chiếc ghế và lén để cho chú ngồi lên làm trò cười cho mọi người. Chú Cung chạy đến chỗ vắng vừa vá lại chiếc quần vừa khóc. 2. Nhân vật chú Cung được miêu tả trong truyện : - Về ngoại hình : lưng cong cong, người ốm ròm, mặt đen xạm, tóc để dài bới lại thành búi nhỏ sau ót, dáng đi tất bật, lầm lũi, quanh năm chỉ mặc một bộ đồ bà ba đen bạc phếch mạng vá cẩn thận. - Về việc làm kiếm sống : đổi công gánh nước lấy bữa cơm thừa của gia đình trong làng. - Về thân phận : thấp kém, đến nỗi cả làng, trẻ con cũng gọi là “thằng”. - Về tính cách : một con người hiền lành, bên ngoài vẻ “ngớ ngẩn”, “ít nói” là một người rất ý thức về thân phận mình, sống lương thiện, không làm mếch lòng, không làm phiền và không gây ác cảm với mọi người xung quanh. 3. Với chi tiết chú Cung vừa vá chiếc quần vừa khóc, giáo viên gợi ý cho học sinh phát biểu suy nghĩ của mình. Song cần định hướng các em đến nhận định : - Việc làm của Hữu Sún tuy chỉ là một trò đùa của trẻ thơ nhưng như thế là không nên. - Hình ảnh chú Cung vừa vá chiếc quần vừa khóc làm chúng ta xót xa, thấy thương cho nhân vật. Đó là những giọt nước mắt hiếm hoi buồn tủi cho thân phận của chú. Dù rất giận, rất đau xót nhưng chú vẫn không có những hành động phản kháng, vẫn cam chịu, đè nén. Chú chỉ tức tưởi với chính mình. BÀI 26 (2 tiết) : PHẦN VĂN KHÁI QUÁT VĂN HỌC AN GIANG QUA CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Để có tư liệu giảng dạy, giáo viên có thể tìm đọc Địa chí An Giang (tập 1 và 2), tài liệu tham khảo tại thư viện các địa phương và tra cứu thêm các thông tin trên internet. Đây là bài khó, không yêu cầu học sinh tiếp nhận hết các kiến thức trình bày trong tài liệu. Qua bài học chỉ yêu cầu học sinh tiếp nhận được các vấn đề cơ bản nhất. Do đó, giáo viên không cần đi sâu, mở rộng thêm nội dung bài giảng. Qua tiết dạy chỉ yêu cầu giáo viên giúp học sinh hệ thống, nắm được một số vấn đề trọng tâm : 1. Văn học An Giang thế kỉ XIX : - Văn học An Giang hình thành vào khoảng nửa đầu thế kỉ XIX , đồng thời với thời kì hình thành vùng đất An Giang. - Đội ngũ sáng tác : là những trí thức, sĩ phu phong kiến người địa phương hoặc người của các tỉnh khác có thời gian đến làm việc và viết về An Giang. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Trịnh Hoài Đức (Tân Châu thú cổ), Bùi Hữu Nghĩa (Kim Thạch kì duyên, Đi thuyền qua Thoại Sơn), Trương Gia Mô (Dạ phiếm Vĩnh Tế), Thoại Ngọc Hầu (Tế nghĩa trủng văn, Bia Thoại Sơn), 2. Văn học An Giang thế kỉ XX : a/. Giai đoạn 1900 – 1954 : - Nội dung chính : nông thôn Nam Bộ dưới thời thực dân Pháp ; tinh thần yêu nước, chống giặc Pháp xâm lược. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kì duyên - tức Chăn Cà Mum), Hồ Biểu Chánh (Cay đắng mùi đời, Nhơn tình ấm lạnh,), Nguyễn Quang Diêu (Cảnh sơn thi tập), b/. Giai đoạn 1954 – 1975 : Đối với giai đoạn giai đoạn văn học này, giáo viên lướt qua phần văn học vùng tạm chiếm, chỉ giới thiệu với các em về văn học cách mạng vùng giải phóng. - Nội dung chính : ca ngợi tinh thần yêu nước và cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống giặc Mĩ xâm lược. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Anh Đức (Hòn Đất), Nguyễn Quang Sáng (Đất lửa, Chiếc lược ngà), Viễn Phương (Chiến thắng Hoà Bình, Nhớ lời di chúc), Mai Văn Tạo (Hoa lê), c/. Giai đoạn 1975 – 2000 : - Nội dung chính : chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Nguyễn Quang Sáng (Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang,), Lê Văn Thảo (Ông cá hô, Một ngày và một đời,), Văn Định (Người đồng năn), Trịnh Bửu Hoài (Người xa người, Tình yêu đâu phải trò chơi,), Ngô Khắc Tài (Tề Thiên trong xóm lá), 3. Hội Văn học nghệ thuật An Giang a/. Quá trình hình thành và phát triển : - Sau 1975, Tiểu ban văn nghệ được thành lập. - Năm 1977, Tạp chí Văn nghệ An Giang số đầu tiên ra đời. - Năm 1980, Hội Văn học nghệ thuật An Giang thành lập. - Năm 1990, Tạp chí Văn nghệ An Giang đổi tên thành Tạp chí Thất Sơn. b/. Nhà văn An Giang là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam : Dựa vào tài liệu tham khảo (đính kèm), giáo viên gợi ý học sinh liệt kê tên các nhà văn, song không yêu cầu ghi đầy đủ tên nhà văn. LUYÊN TẬP Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm một số tác phẩm của các nhà văn An Giang và giới thiệu với bạn cùng lớp – không nhất thiết chỉ giới hạn ở các nhà văn An Giang là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Phần luyện tập này, giáo viên nên hướng học sinh tìm hiểu đến các nhà văn quê hoặc đang công tác tại địa phương.
File đính kèm:
- Huong_dan_Day_phan_Van_DPAG.doc