Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn đạo đức
I. Yêu cầu khi đánh giá môn Đạo đức
Chương trình môn Đạo đức hiện hành ở Tiểu học nhằm :
- Trang bị cho học sinh (HS) những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi
đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ
của các em với bản thân, với người khác, với công việc, với gia đình, nhà trường, cộng
đồng và môi trường tự nhiên.
- Từng bước hình thành cho HS kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và
những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện hành
vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể
của cuộc sống.
- Bước đầu hình thành ở các em lòng tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có
trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương , tôn trọng con người; mong muốn đem
lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình
với cái ác, cái sai, cái xấu
hi thêm những gì giải thích cho cách đánh giá của anh (chị). 1) Mức độ sẵn sàng nhận nhiệm vụ của HS như thế nào? Từ chối khi được Được phân công Xung phong nhận phân công thì làm, không thì thôi nhiệm vụ 2) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS như thế nào? Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành rất tốt ■ Bảng kiểm tra (Bảng kiểm) Bảng kiểm tra (Bảng kiểm) thường được sử dụng khi quan sát các hành động, thái độ, việc làm của HS trong học tập, sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày có liên quan đến các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật đã học. Bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có hoặc Không. Ví dụ về Bảng kiểm để đánh giá hành vi giữ gìn vệ sinh trường lớp của HS (Bài “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”) : STT Biểu hiện Có Không 1 HS có bỏ rác vào nơi quy định không? □ □ 2 HS có vẽ bậy, viết bậy lên tường lớp học không? □ □ 3 HS có vẽ bậy, viết bậy ra bàn không? □ □ 4 HS có tham gia làm vệ sinh trường lớp không? □ □ 5 HS có tham gia trang trí lớp học không? □ □ 6 HS có đi vệ sinh đúng nơi quy định không? □ □ 7 HS có chăm sóc cây và hoa ở sân trường, vườn trường không? □ □ 8 HS có đùa nghịch làm bẩn, làm hỏng, làm gẫy bàn ghế không? □ □ 9 HS có hái hoa, phá cây ở sân trường, vườn trường không? □ □ 10 . □ □ ■ Phiếu hƣớng dẫn đánh giá theo tiêu chí - Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí là một tập hợp các tiêu chí (được cụ thể hoá thành các chỉ báo, chỉ số hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm được) thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ của người học. Trong đánh giá thường xuyên môn Đạo đức, Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí có thể sử dụng cho đánh giá của GV, cho tự đánh giá của HS và đánh giá đồng đẳng của HS. - Các mức độ trong phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí: phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí gồm các mức độ của năng lực thực hiện và các thông tin mô tả ứng với mỗi mức độ. Ví dụ về Phiếu đánh giá phẩm chất tự tin của HS Tiêu chí đánh giá Chỉ báo Các mức độ Mức đạt 1 (Cần cố gắng) 2 (Đạt) 3 (Tốt) 1.Tự tin trong nhận thức về bản 1.1.Nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của bản Không nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi có Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thân bản thân người hỗ trợ. thân 1.2.Niềm tin vào bản thân Tự ti, không tin tưởng vào bản thân. Có niềm tin vào bản thân nhưng đôi lúc còn tự ti. Có niềm tin vào bản thân 2. Tự tin trong giao tiếp với người khác 2.1.Sử dụng ngôn ngữ nói Nói năng lí nhí, ấp úng Đôi lúc nói năng chưa to tát, rõ ràng. Nói năng to tát, rõ ràng 2.2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể Lảng tránh, không dám nhìn vào mắt người giao tiếp. Nét nặt, cử chỉ, điệu bộ rụt rè, xấu hổ. Đôi lúc còn rụt rè, xấu hổ trước người lạ. Mắt luôn nhìn vào đối tượng giao tiếp. Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ tự nhiên 2.3.Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Không dám đặt câu hỏi cho người khác và thường xấu hổ, ấp úng khi trả lời câu hỏi của họ. Mạnh dạn khi trả lời câu hỏi của người khác nhưng không biết đặt câu hỏi cho họ. Mạnh dạn đặt câu hỏi cho người khác và trả lời câu hỏi của họ. 2.4.Kiểm soát cảm xúc của bản thân Thường mất bình tĩnh trong những tình huống khó khăn. Đôi lúc còn mất bình tĩnh, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Luôn bình tĩnh, biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh 3. Tự tin trong học tập hoặc 3.1.Nhận nhiệm vụ học tập/công Luôn ngại ngần, không dám nhận nhiệm vụ, dù được phân Được phân công thì nhận nhưng không xung phong Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ phù hợp với bản thân công việc việc công. 3.2.Giải quyết công việc Thường mất bình tĩnh, thụ động, dựa dẫm vào người khác khi giải quyết công việc Đôi khi còn mất bình tĩnh, thiếu chủ động trong giải quyết công việc Luôn chủ động, bình tĩnh, tự quyết định trong giải quyết công việc 3.3.Thái độ khi thất bại trong học tập, công việc Thường bi quan, chán nản, mất tinh thần khi thất bại Đôi lúc có bi quan khi thất bại Không bi quan khi thất bại 3.4.Trình bày ý kiến và kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc của bản thân Thường không dám bày tỏ ý kiến của bản thân trong nhóm, trước lớp; Đồng thời hay xấu hổ, ngại ngần, ấp úng khi trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc. Đôi lúc còn chưa mạnh dạn, chủ động bày tỏ ý kiến của bản thân Mạnh dạn, chủ động bày tỏ ý kiến của bản thân trước tập thể; Trình bày to tát, rõ ràng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, công việc. 2. Nhóm phƣơng pháp vấn đáp Các kĩ thuật: ■ Đặt câu hỏi – Câu hỏi gợi mở: Ví dụ 1, bài “Đi bộ trên vỉa hè”: Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta đi bộ hoặc chơi đùa dưới lòng đường? Ví dụ 2, bài “Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm”, sau khi kể cho HS nghe câu chuyện “Miếng băng gạc cho trái tim”, GV có thể sử dụng các câu hỏi sau: 1) Qua câu chuyện “Miếng băng gạc cho trái tim”, em biết mẹ bé Su và bé Su đã làm gì khi cô Xuân đang rất đau buồn và trái tim bị tổn thương? 2) Những việc làm đó đã giúp gì cho cô Xuân? 3) Qua đây, em rút ra được điều gì về cách đối xử với những người hàng xóm? 4) Em cảm thấy như thế nào khi được những người hàng xóm quan tâm, giúp đỡ mình khi khó khăn? 5) Theo em, sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau sẽ giúp cho tình cảm giữa những người hàng xóm trở nên như thế nào? – Câu hỏi củng cố: Ví dụ, bài “ Giữ lời hứa”: 1) Qua tiết học ngày hôm nay em hiểu thế nào là giữ lời hứa? 2) Em cần làm gì khi không thể thực hiện được lời hứa với người khác? 3) Theo em, giữ lời hứa sẽ mang lại suy nghĩ/cảm xúc/điều gì cho: + Người nhận được lời hứa? + Người đã hứa hẹn? + Mọi người chứng kiến việc làm đó? – Câu hỏi tổng kết: Ví dụ bài “Tiết kiệm thời gian”: 1) Theo em điều gì sẽ xảy ra khi: - HS đến phòng thi bị trễ giờ quy định? - Bác sĩ không kịp đến cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời? - Xe cứu hỏa đến đám cháy bị chậm trễ? 2) Qua các trường hợp trên em có nhận xét gì về giá trị của thời gian? ■ Nhận xét bằng lời Trong dạy học môn Đạo đức, những nhận xét tích cực của GV về những biểu hiện tiến bộ nhỏ nhất ở HS sẽ có tác dụng động viên, khích lệ rất lớn đối với các em. Do vậy, đây là một kỹ thuật đánh giá GV nên thường xuyên sử dụng trong môn Đạo đức. Ví dụ: - Cô khen Bình hôm nay hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Văn thật ngoan vì biết nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác. ■ Trình bày miệng/ kể chuyện Ví dụ 1, bài “Tôn trọng phụ nữ”, GV có thể yêu cầu HS kể về một người phụ nữ Việt Nam mà em ngưỡng mộ/yêu quý. Ví dụ 2, bài “ Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, GV có thể yêu cầu HS trình bày, giới thiệu về một di sản thế giới của Việt Nam/ về một vị anh hùng dân tộc/ về một truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam/... ■ Chia sẻ kinh nghiệm/Tôn vinh học tập Ví dụ, sau khi dạy bài “Vượt khó trong học tập”, có thể tổ chức cho một vài em HS nghèo vượt khó trong lớp chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm của bản thân trong việc vượt qua những khó khăn để vươn lên học khá, học giỏi. 3. Nhóm phƣơng pháp viết Các kĩ thuật: ■ Viết nhận xét Ví dụ 1, bài “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”, GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá lẫn nhau: Viết ý kiến nhận xét về việc sử dụng nước ở trường của một bạn trong nhóm em. Ví dụ 2, bài “Tình bạn”, GV có thể yêu cầu HS: Viết ý kiến nhận xét về việc đối xử với bạn bè của một bạn trong nhóm em. ■ Thẻ kiểm tra Ví dụ khi kết thúc bài học/ giờ dạy Đạo đức, GV yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi ngắn sau: (1) Điều gì trong bài học hay giờ học này làm em thích nhất? (2) Điều gì trong bài học hay giờ học này làm em không thích/không hiểu ? (3) Điều gì em muốn được biết, nhưng thầy/cô trong bài học này chưa dạy? ■ Hồ sơ học tập Hồ sơ học tập môn Đạo đức của HS có thể bao gồm các sản phẩm học tập môn học của HS như: Phiếu học tập cá nhân, Bản thu hoạch cá nhân, Kết quả điều tra tìm hiểu những vấn đề trong đời sống thực tiễn nhà trường, lớp học, cộng đồng có liên quan đến bài Đạo đức, Kết quả sưu tầm những truyện , ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hátcó liên quan. ■ Dự án học tập Ví dụ 1, bài “Biết ơn thương binh, liệt sĩ”: GV có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thực hiện dự án “Tìm hiểu về gương chiến đấu hy sinh của các thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương”; hoặc giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án “Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương bình, liệt sĩ neo đơn ở địa phương”/... Ví dụ 2, bài “ Em yêu quê hương”: GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án “Tìm hiểu về truyền thống Cách mạng của quê hương”/ “Tìm hiểu nghề truyền thống/lễ hội truyền thống/...của quê hương”. # Với mỗi dự án học tập, GV cần hướng dẫn HS cách xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, có thể theo mẫu sau: Tên dự án: Nhóm thực hiện: Trưởng nhóm: Các thành viên: 1) .. 2) .. 3) .. Mục tiêu dự án: - . - . - . Nhiệm vụ dự án: - . - . - . Thời gian thực hiện: Bắt đầu: Ngày Tháng . Năm .. Kết thúc: Ngày Tháng . Năm .. Thuận lợi đã có: - . - . - . Khó khăn có thể gặp phải: - . - . - . Những hoạt động cần thực hiện: - . - . - . Kế hoạch cụ thể: Nhiệm vụ Hoạt động Thời gian thực hiên Sản phẩm Người chịu trách nhiệm chính # Trong quá trình HS thực hiện dự án, GV cần quan tâm, giám sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. # Kết thúc dự án, GV cần bố trí thời gian để các nhóm HS trình bày, báo cáo kết quả thực hiện dự án trước lớp và tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm. ■ Kĩ thuật KWL KWL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh, trong đó, K (Know) là những điều đã biết; W (Want) là những điều muốn biết; còn L (Learned) là những điều đã học được. KWL là kĩ thuật liên hệ giữa những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học, những kiến thức HS muốn biết và những kiến thức các em học được sau bài học. Đây là một KT giúp HS học tập chủ động, tích cực; đồng thời giúp GV khám phá, tìm hiểu những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng đã có của HS về bài sắp học; biết điều chỉnh nội dung, PPDH cho phù hợp với nhu cầu học tập của HS. Cách thực hiện Bước 1: GV giới thiệu bài học & mục tiêu cần đạt của bài học. Bước 2: Phát phiếu bài tập KWL cho HS. Bước 3: Hướng dẫn HS cách ghi thông tin vào phiếu. Bước 4: HS điền các thông tin vào cột K và W trên phiếu. Bước 5: HS điền nốt thông tin vào cột L sau khi học xong bài. PHIẾU BÀI TẬP KWL Tên bài học /chủ đề : Tên HS/nhóm: Lớp : K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học đƣợc) -. -. -. -. -. -. -. -. -. Ví dụ, khi dạy bài Tình bạn (Đạo đức lớp 5), GV có thể sử dụng kĩ thuật KWL như sau: - Phổ biến tên và mục tiêu của bài. - Phát phiếu bài tập KWL cho HS. - Hướng dẫn HS cách ghi thông tin vào từng cột. - HS ghi những điều các em đã biết về tình bạn vào cột K và những điều các em còn muốn biết về tình bạn vào cột W. - Sau khi học xong bài “Tình bạn”, GV yêu cầu HS ghi nốt những thông tin các em đã học được về tình bạn vào cột L. ■ Kĩ thuật Sơ đồ tƣ duy Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy; là một phương tiện ghi chép sáng tạo và rất hiệu quả nhằm "sắp xếp" ý nghĩ. Có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và đánh giá môn Đạo đức. Ví dụ, sau khi dạy bài ”Hợp tác với những người xung quanh”, GV có thể đánh giá việc nắm kiến thức của HS thông qua việc yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lại nội dung bài học. Lớp 2, Bài 11 LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần: - Nêu được một số yêu cầu khi nhận và gọi điện thoại và ý nghĩa của việc thực hiện theo các yêu cầu đó. - Có kỹ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống thường gặp. Bài học này góp phần phát triển ở HS: - Năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin - Năng lực tư duy phê phán, tư duy logic - Năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề II. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC - Đoạn ghi âm/Video Clip về đoạn nói chuyện điện thoại của hai bạn Bình và Lan - Những cánh hoa cắt bằng giấy mầu, trên mỗi cánh hoa có ghi một hành động, việc làm phù hợp/không phù hợp khi nhận và gọi điện thoại. - Mỗi HS có một chiếc điện thoại đồ chơi để thực hành gọi và nhận điện thoại. - Các câu hỏi cho trò chơi “Phóng viên” III. CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV yêu cầu HS hồi tƣởng và chia sẻ trải nghiệm theo các câu hỏi sau: - Em đã sử dụng điện thoại bao giờ chưa? - Em đã nhận điện thoại của ai gọi đến? - Em đã gọi điện thoại cho ai? Để làm gì? - Cách em gọi và nhận điện thoại như thế nào? KHÁM PHÁ, TÌM HIỂU KIẾN THỨC Hoạt động 1. Phân tích cuộc trò chuyện điện thoại Mục tiêu: HS có biểu tượng bạn đầu về cách nghe, nhận và nói chuyện điện thoại. Cách tiến hành: - GV bật đoạn ghi âm/mở Clip về đoạn trò chuyện qua điện thoại của hai bạn Lan và Bình và yêu cầu HS cả lớp cùng lắng nghe: Nghe tiếng chuông điện thoại reo, Lan vội chạy đến nhấc máy. Lan : A lô, Lan xin nghe. Bình : Chào Lan, tớ là Bình đây. Tớ gọi điện hỏi thăm xem cậu đã khỏi ốm chưa. Lan : Chào Bình. Cảm ơn, tớ đỡ rồi. Mai tớ sẽ đi học. Bình : Thế thì tốt quá. Ngày mai chúng mình gặp nhau nhé! Lan : Ừ. Chào Bình. Hẹn gặp lại ! - Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận theo các câu hỏi: 1) Em cũng nhận xét gì về cách nói chuyện điện thoại của hai bạn? 2) Hai bạn Lan và Bình đã làm gì khi bắt đầu cuộc nói chuyện? 3) Hai bạn đã dùng những lời như thế nào khi trò chuyện với nhau? 4) Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện họ đã làm gì? 5) Cách họ nhấc và đặt máy điện thoại như thế nào? - GV kết luận: Lan và Bình đã biết gọi và nhận điện thoại một cách lịch sự. Hƣớng dẫn đánh giá thƣờng xuyên + Nội dung : Trong hoạt động này, có thể đánh giá kĩ năng bày tỏ ý kiến của HS qua quan sát việc các em chia sẻ ý kiến cá nhân về những câu hỏi thảo luận. + Phương pháp : Quan sát + Kĩ thuật : Bảng kiểm. STT Biểu hiện Có Không 1 HS giơ tay có xung phong phát biểu ý kiến không? 2 HS có trả lời trúng vào câu hỏi không? 3 Câu trả lời của HS có to tát, rõ ràng không? 4 Câu trả lời của HS có ngắn gọn, dễ hiểu không? 5 HS có sử dụng kết hợp cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể khi trình bày không? + Các mức độ : (1) KN bày tỏ ý kiến chưa đạt yêu cầu (2) KN bày tỏ ý kiến đạt yêu cầu (3) KN bày tỏ ý kiến tốt Hoạt động 2. Tìm hiểu các yêu cầu khi nhận và gọi điện thoại Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu khi nhận và gọi điện thoại. Cách tiến hành: - GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một số cánh hoa cắt bằng giấy màu. Trên mỗi cánh hoa có ghi một hành động, việc làm (có thể phù hợp hoặc chưa phù hợp) khi nhận và gọi điện thoại. - Các nhóm thảo luận, lựa chọn những cánh hoa ghi những hành động, việc làm phù hợp và dán lên giấy A0 thành hình một bông hoa. - Các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng. - Cả lớp cùng trao đổi, thảo luận, làm rõ những yêu cầu cần thực hiện khi nhận và gọi điện thoại. - GV kết luận bằng sơ đồ/hình vẽ sau: Hƣớng dẫn đánh giá thƣờng xuyên + Nội dung : Trong hoạt động này, có thể đánh giá kĩ năng phân biệt hành động, việc làm phù hợp và chưa phù hợp khi nhận và gọi điện thoại. + Phương pháp: Quan sát + Kĩ thuật : Thang đo dạng số/ Ghi chép ngắn + Các mức độ : (1) KN phân biệt chưa tốt. (2) KN phân biệt tương đối tốt. (3) KN phân biệt tốt. Yêu cầu khi nhận và gọi điện thoại Nói ngắn gọn, rõ ràng, lịch sự Xưng hô phù hợp Giọng nói vừa đủ nghe Chào tạm biệt trước khi kết thúc cuộc nói chuyện. Xin lỗi khi gọi nhầm vào máy người khác Khi có người gọi nhầm vào máy điện thoại của em, cần nhẹ nhàng báo cho họ biết là đã nhầm số máy Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng Chào và xưng tên khi bắt đầu cuộc trò chuyện Hoạt động 3. Ý nghĩa của việc nhận và gọi điện thoại lịch sự Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của việc lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: Việc thực hiện các yêu cầu trên khi nhận và gọi điện thoại sẽ : + Mang lại cảm xúc như thế nào cho người gọi và người nhận điện thoại? + Làm cho cuộc nói chuyện giữa hai người trở nên như thế nào? - Các nhóm thảo luận theo KT Khăn trải bàn/Phòng tranh - GV kết luận: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại sẽ mang lại cảm xúc vui vẻ, dễ chịu , hài lòng cho cả người gọi và người nhận; làm cho cuộc nói chuyện trở nên vui vẻ, hiệu quả hơn. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và tự trọng bản thân. Hƣớng dẫn đánh giá thƣờng xuyên + Nội dung : Trong hoạt động này, có thể đánh giá kĩ năng hợp tác của HS. + Phương pháp: Quan sát cách HS làm việc nhóm. + Kĩ thuật : Thang đo dạng đồ thị. 1) Đóng góp của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm. Không đóng góp/ Có đóng góp Đóng góp tích cực đóng góp rất ít tương đối tích cực 2) Thể hiện trách nhiệm phối hợp với các học sinh khác trong nhóm. Không phối hợp Phối hợp tương đối tốt Phối hợp tốt 3) Tôn trọng quan điểm của các thành viên trong nhóm. Chưa tôn trọng Lúc tôn trọng, Luôn tôn trọng lúc không + Các mức độ : (1) KN hợp tác chưa tốt. (2) KN hợp tác tương đối tốt. (3) KN hợp tác tốt. LUYỆN TẬP Hoạt động 1. Thảo luận nhóm đôi Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp lại đoan nói chuyện điện thoại một cách hợp lí.. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu làm việc nhóm đôi, sắp xếp lại các câu dưới đây thành đoạn trò chuyện qua điện thoại giữa hai bố con bạn Nam cho phù hợp: Bố Nam: Bố sắp xong việc rồi. Mấy hôm nữa sẽ về. Các con ở nhà phải chăm chỉ học hành và giúp mẹ việc nhà nhé. Nam: A lô, Nam xin nghe. Bố Nam: Chào Nam, bố đây. Mấy mẹ con ở nhà thế nào ? Nam: Con chào bố ạ ! Bố Nam: Ừ, bố sẽ mua quà cho con và em Mai. Nói với mẹ là bố gọi về nhé. Chào con. Nam: Vâng ạ. Bố về nhớ mua quà cho chúng con nhé. Nam: Mẹ và chúng con vẫn khoẻ ạ. Mẹ đi làm chưa về. Bố ơi, chúng con nhớ bố lắm. Bao giờ thì bố đi công tác về ? - HS làm việc nhóm đôi. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận: Nói chuyện điện thoại, cũng như các cuộc trò chuyện thông thường khác phải có đầu, có cuối; câu trả lời và câu hỏi phải ăn nhập với nhau. Đoạn đối thoại trên cần được sắp xếp lại như sau: Nạm: A lô, Nam xin nghe. Bố Nam: Chào Nam, bố đây. Mấy mẹ con ở nhà thế nào ? Nam: Mẹ và chúng con vẫn khoẻ ạ. Mẹ đi làm chưa về. Bố ơi, chúng con nhớ bố lắm. Bao giờ thì bố đi công tác về ? Bố Nam: Bố sắp xong việc rồi. Mấy hôm nữa sẽ về. Các con ở nhà phải chăm chỉ học hành và giúp mẹ việc nhà nhé. Nam: Vâng ạ. Bố về nhớ mua quà cho chúng con nhé. Bố Nam: Ừ, bố sẽ mua quà cho con và em Mai. Nói với mẹ là bố gọi về nhé. Chào con. Nam: Con chào bố ạ ! Hƣớng dẫn đánh giá thƣờng xuyên + Nội dung : Trong hoạt động này, có thể đánh giá kĩ năng tư duy logic của HS. + Phương pháp: Quan sát + Kĩ thuật : Thang đo dạng số + Các mức độ : (1) Tư duy logic chưa tốt. (2) Tư duy logic tương đối tốt. (3) Tư duy logic tốt. Hoạt động 2. Đóng vai Mục tiêu: HS luyện tập kĩ năng nhận và gọi điện thoại một cách lịch sự. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS lần lượt tập gọi và nhận điện thoại trong mỗi tình huống sau theo nhóm đôi: Tình huống 1 : Vân gọi điện thoại cho bạn Ngọc hỏi mượn sách. Tình huống 2 : Bình gọi điện hỏi thăm bố là bộ đội đóng quân ở đảo Trường Sa. Tình huống 3 : Hùng gọi điện chúc Tết bà ngoại ở quê. - HS luyện tập theo nhóm đôi - Với mỗi tình huống, GV mời 1 -2 nhóm lên thể hiện trước lớp. - HS cả lớp cùng nhận xét, rút kinh nghiệm theo các câu hỏi gợi ý sau : 1) Em học tập được những điều g
File đính kèm:
- huong_dan_danh_gia_thuong_xuyen_mon_dao_duc.pdf