Học tốt Ngữ văn 9 - Ôn tập học kì I

1. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc" (Lời nói đầu bản dịch của G. Ô-ba-rê, trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học xã hội, 1965).

2. . Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

3. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":

- Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

- Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

 

doc174 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Học tốt Ngữ văn 9 - Ôn tập học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả khi chứng kiến vợ mình hành hạ Thuý Kiều, Thúc Sinh cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, không biết bênh vực thế nào.
Vậy tại sao Thúc Sinh lại được Thuý Kiều "báo ân" hậu hĩnh như thế? Lí giải được điều này, chúng ta sẽ hiểu thêm về Thuý Kiều, từ đó càng hiểu thêm nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Nhân vật Thuý Kiều đã được xây dựng rất nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm. Dù khi phải dằn lòng trao duyên cho Thuý Vân, khi một mình đối cảnh ở lầu Ngưng Bích hay khi có đủ vị thế để báo ân báo oán sòng phẳng thì Thuý Kiều vẫn luôn là người nặng tình nặng nghĩa:
Nàng rằng: "Nghĩa nặng tình non
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là...".
Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trước đây. Như vậy, đối với Thúc Sinh, Thuý Kiều đã không xử bằng lí mà bằng cái tình của nàng. Điều này có vẻ như không hợp với cách nghĩ thông thường, không thoả mãn được một số bạn đọc khó tính nhưng chính ở đây lại làm bật lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nguyễn Du đã không xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo một công thức định sẵn. Ngược lại, ông đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường. Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chất và tính cách của nàng. Điều này càng được chứng minh rõ ràng hơn qua cảnh tiếp theo.
3. Đối tượng báo oán ở đây là Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh. Mặc dù không trực tiếp đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh nhưng Hoạn Thư cũng là kẻ đã gây không ít đau khổ cho cuộc đời Kiều. Con người đã trở thành hình tượng điển hình cho sự ghen tuông ấy đã lặng lẽ cho người đến bắt nàng về, đã dựng cảnh trớ trêu: bắt nàng hầu rượu Thúc Sinh để mà hả hê sung sướng khi tận mắt chứng kiến nỗi cực nhục của cả hai người. Thuý Kiều hẳn không thể quên nỗi nhục hôm ấy, theo đó thì tội của Hoạn Thư đáng chết một trăm lần.
Thế nhưng Nguyễn Du đã không để cho lí trí của mình dẫn dắt sự việc một cách giản đơn. Ông âm thầm chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai người đàn bà (mà theo Thuý Kiều là "kẻ cắp, bà già gặp nhau"), thuật lại cuộc đấu khẩu của họ. Biệt tài của Nguyễn Du là khi chứng kiến và miêu tả cuộc đụng độ "nảy lửa" ấy, ông đã không thiên vị một ai, không đứng về phía nào. Ông để cho sự việc tự nó phát triển, từ đó đã tạo nên một trong những chi tiết nghệ thuật giàu chất sống, chất "tiểu thuyết" nhất của tác phẩm.
Vị thế giữa hai người phụ nữ đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đây, khi Hoạn Thư làm chủ tình thế, Thuý Kiều không những bị đánh đập mà còn bị làm nhục theo một cách thức rất riêng của Hoạn Thư. Nỗi đau tinh thần của Kiều lúc ấy còn lớn gấp hàng chục lần nỗi đau thể xác. Thế nhưng giờ đây, người làm chủ tình thế lại là Thuý Kiều. Chỉ cần nàng phẩy tay một cái, hẳn Hoạn Thư sẽ "thịt nát xương tan".
Thuý Kiều đã khởi sự "báo oán" như thế nào?
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều".
Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du thật đáng nể phục. Nàng Kiều duyên dáng, thuỳ mị, "e lệ nép vào dưới hoa" ngày nào, giờ đối diện với kẻ thù, dường như đã hoá ra một con người khác. Nếu như Kiều ra lệnh trừng phạt Hoạn Thư ngay thì không có gì nhiều để bàn luận. Nhưng Kiều đang sung sướng hưởng thụ cảm giác của kẻ bề trên, đang tìm cách dùng lời nói để "rứt da rứt thịt" Hoạn Thư theo đúng cách mà trước đây mụ ta đã đối xử với nàng. Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời ("Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"). Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!
Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao":
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới chiếu, liệu điều kêu ca.
Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình...".
Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.
4. Rốt cuộc, người thua trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".
Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.
5. Đây là một đoạn trích rất hấp dẫn, một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du. Bằng cách để cho các sự việc tự vận động, nhân vật tự bộc lộ mình qua những lời đối thoại, Nguyễn Du đã đưa nghệ thuật miêu tả nhân vật của văn học trung đại tiến một bước rất dài. Miêu tả chân thực và sinh động đời sống như nó đang xảy ra, đó là một yếu tố quan trọng tạo nên "Chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du".
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Từ Hải cứu Thuý Kiều khỏi chốn lầu xanh ô nhục, lại giúp nàng đền ơn trả nghĩa, đồng thời trừng trị những kẻ đã đày đoạn nàng những năm tháng vừa qua. Trong đoạn trích này chỉ có hai nhân vật được gọi đến là Thúc Sinh và Thuý Kiều. Tuỳ theo công và tội của mỗi người, Thuý Kiều đã cư xử rất có lí, có tình. Điều này cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng.
2. Qua đoạn trích, ta càng thấy rõ thêm tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật hầu như chỉ qua ngôn ngữ đối thoại:
- Lời lẽ của Thuý Kiều với Thúc Sinh:
… Nghĩa nặng nghìn non
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
- Lời lẽ của Thuý Kiều với Hoạn Thư:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều".
- Lời lẽ của Hoạn Thư với Thuý Kiều:
Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kinh yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai".
lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I. Kiến thức cơ bản
1. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc" (Lời nói đầu bản dịch của G. Ô-ba-rê, trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học xã hội, 1965).
2. . Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
3. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":
- Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…
- Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
4. Đoạn trích cũng cho thấy: Kiều Nguyệt Nga tuy là cô gái khuê các nhưng thuỳ mị, nết na, có học thức. Trước ân nhân, nàng giãi bày rất chan thành:
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lay rồi sẽ thưa
Không những thế, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng: 
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi
Đó là một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cũng là vẻ đẹp lí tưởng nhân văn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
4. Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.
Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Đoạn thơ có nhiều đoạn đối thoại, cần đọc rõ giọng của nhân vật.
2. Đây cũng là đoạn thơ có nhiều thuận lợi cho việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm, từ đó có thể hiểu thêm về sắc thái đa dạng của ngôn ngữ.
miêu tả nội tâm
trong văn bản tự sự 
I. Kiến thức cơ bản 
1. miêu tả bên ngoài 
- Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cho biết bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở những câu thơ nào?
Gợi ý: Thiên nhiên được miêu tả trong 4 câu thơ đầu và 8 câu thơ cuối đoạn trích. Qua cái nhìn của Kiều, thiên nhiên hiện ra không thuần tuý chỉ là sự miêu tả bên ngoài mà còn có tác dụng gợi tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông, 
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Miêu tả bên ngoài để gợi tả bên trong, tâm trạng bên trong lại nhuốm lên cảnh vật, tạo ra bức tranh đẹp mà buồn thương. Điều này được thể hiện rõ hơn ở những câu thơ cuối:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
- Miêu tả bên ngoài còn là miêu tả hình dáng, hành động, ngôn ngữ,… con người. Hãy tìm dẫn chứng cho đặc điểm này trong các tác phẩm tự sự đã được học.
Gợi ý: Đọc lại hai văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ trong chương trình Ngữ văn 8, tập một để thấy được sự kết hợp giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả diễn biến tâm lí bên trong nhân vật. Đặc biệt là nghệ thuật khắc hoạ những diễn biến tâm lí của nhân vật Lão Hạc.
2. Miêu tả bên trong
Tâm trạng nhớ thương của Kiều được miêu tả trực tiếp ở những câu thơ nào trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Gợi ý:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Lưu ý, bút pháp ước lệ của văn học cổ chi phối nghệ thuật miêu tả tâm trạng bên trong con người: qua những hình ảnh mang tính ước lệ (mây sớm đèn khuya, dưới nguyệt chén đồng, tin sương, quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử). Cho nên, những câu thơ trên vẫn là những câu trực tiếp miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật.
II. Rèn luyện kĩ năng 
1. Đọc lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và cho biết:
- Chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh được miêu tả ở những câu thơ nào? Việc miêu tả này có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?
- Tâm trạng của Kiều được miêu tả trong những câu thơ nào?
Gợi ý: 
- Chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh được miêu tả trong những câu thơ tiêu biểu:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
…
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Những đặc điểm về ngoại hình có tác dụng làm nổi bật bản chất xấu xa của hạng người bất nhân, tính cách con buôn.
- Tâm trạng của nàng Kiều được miêu tả trong các câu tiêu biểu:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
2. Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, hãy viết một đoạn văn kể lại việc Mã Giám Sinh mua Kiều.
Gợi ý: Chú ý kết hợp kể chuyện (Mã Giám Sinh và Tú Bà mặc cả mua bán Kiều) với miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh, miêu tả tâm trạng đau đớn, ê chề của Kiều.
3. Dựa vào đoạn trích Kiều báo ân báo oán, trong vai nàng Kiều, hãy kể lại việc báo ân báo oán. Trong lời kể, cố gắng làm nổi bật tâm trạng của Kiều khi đối diện với Hoạn Thư.
Gợi ý: 
- Lựa chọn ngôi kể: để nhập được vai một cách sâu sắc, tự do và trực tiếp hơn trong diễn tả nội tâm, là “tôi” - Kiều, chứ không phải là kể từ ngôi thứ ba “Kiều” - “nàng”;
- Kết hợp kể chuyện phiên toà báo ân báo oán với việc miêu tả chân dung nhân vật qua đặc điểm ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ; đặc biệt chú ý diễn tả những phản ứng trong tâm trạng của Kiều trước từng nhân vật, từng sự việc;
- Tập trung làm nổi bật cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư, nhấn mạnh những suy nghĩ, diễn biến tình cảm của Kiều trước kẻ đã từng vùi dập mình và những suy nghĩ dẫn tới hành động tha bổng.
4. Một lần, em trót gây ra một chuyện không hay đối với một bạn trong lớp. Hãy viết một đoạn văn kể lại sơ lược câu chuyện và thể hiện rõ tâm trạng thực của mình sau sự việc ấy.
Gợi ý: Có thể ghi lại diễn biến tâm trạng của mình theo một số định hướng:
- Nhớ lại suy nghĩ của mình trước và trong lúc gây ra việc không tốt;
- Kể lại trạng thái tình cảm của mình sau khi gây ra việc không tốt: buồn, ân hận, tự trách mình,…
lục vân tiên gặp nạn
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I. Kiến thức cơ bản
1. Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là: qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
2. Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm: 
- Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt (Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết, tớ thấy đang bơ vơ). 
- Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà. 
Đó là hành động vừa bất nhân vừa bất nghĩa, vừa gian ngoan vừa xảo quyệt, tất cả cũng vì lòng ganh ghét, vì sự đố kị tài năng. Lòng ganh ghét đa ngấm vào xương tuỷ, trở thành bản chất độc ác của Trịnh Hâm.
Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
3. Đối lập với cái ác, cái thiện trong đoạn trích được thể hiện rất rõ nét qua các phương diện:
- Việc ông Ngư và cả gia đình đã cứu sống Vân Tiên hết sức tận tình, chu đáo. Hai câu thơ: 
Hối con vầy lừa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
đã thể hiện được tinh thần đó. Câu thơ mộc mạc, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên, nhưng ẩn chứa bao ân tình của cả một gia đình vợ chồng, con cái đối với người gặp nạn. Điều này đối lập với hành động độc ác, bất nhân của Trịnh Hâm. 
- Việc ông Ngư và cả gia đình sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn: chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc nhưng đầm ấm tình người. 
- Lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của ông Ngư: làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp. 
- Cuộc sống lao động của ông Ngư là một cuộc sống trong sạch, không chạy theo danh lợi, khinh ghét thói đời bạc đen, tráo trở.
Bằng đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường. Đó là quan điểm nhân dân tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu.
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện tinh thần, thái độ của tác giả đối với mỗi nhân vật trong đoạn trích.
2. Rèn kĩ năng cảm thụ về những câu thơ đặc sắc trong đoạn trích.
Tổng kết về từ vựng
I. Từ đơn và từ phức
1. Về khái niệm từ đơn, từ phức
- Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ và phân tích.
- Thế nào là từ phức? Từ phức gồm những loại nào? Cho ví dụ và phân tích.
Gợi ý: Từ được cấu tạo nên bởi tiếng. Từ chỉ gồm có một tiếng là từ đơn, từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức có hai loại: từ ghép và từ láy. Phức được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa là từ ghép. Từ láy trong đó các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
2. Sắp xếp các từ vào bảng phân loại:
ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
…
…
Gợi ý: Lưu ý phân biệt giữa những từ láy phụ âm đầu với những từ ghép có các tiếng trùng nhau về phụ âm đầu. Ví dụ các từ ghép: giam giữ, bó buộc,…
3. Phân tích nghĩa của các từ láy sau đây và cho biết từ nào có sự “giảm nghĩa” từ nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc: trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
Gợi ý: Dựa vào mẫu sau:
Từ láy
“tăng nghĩa”
“giảm nghĩa”
Yếu tố gốc
Yếu tố láy
Yếu tố gốc
Yếu tố láy
sạch
sành sanh
nhỏ
nho
…
…
…
…
4. Tìm các từ dùng sai trong những câu sau và thay thế chúng bằng những từ phức thích hợp:
(1) Mới tháng trước những cây trong vườn còn đang xanh tươi mà nay đã vàng.
(2) Chúng tôi ân hận vì đã đối xử với họ một cách lạnh.
Gợi ý: Trong câu, bên cạnh việc sử dụng các từ cho đúng nghĩa (nghĩa cơ bản) thì phải lựa chọn các từ cho thích hợp về sắc thái nghĩa, phù hợp với những từ khác và đảm bảo sự hài hoà về âm thanh. Từ xanh tươi đòi hỏi từ tương phản với nó phải là vàng úa. Để hài hoà về âm thanh và đảm bảo sắc thái biểu cảm, từ lạnh trong câu (2) phải thay bằng từ lạnh lùng hoặc các từ ngữ gần nghĩa khác.
II. Thành ngữ
1. Thành ngữ là gì?
Gợi ý: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. ý nghĩa đó thường là những khái niệm.
2. Thành ngữ khác tục ngữ như thế nào?
Gợi ý: Tục ngữ là những tổ hợp từ biểu thị nhận định, phán đoán mang tính kinh nghiệm của dân gian.
3. Trong các tổ hợp từ dưới đây, tổ hợp từ nào là thành ngữ, tổ hợp từ nào là tục ngữ? Hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ấy.
(1) gần mực thì đen, gần đèn thì rạng;
(2) đánh trống bỏ dùi;
(3) chó treo mèo đậy;
(4) được voi đòi tiên;
(5) nước mắt cá sấu.
Gợi ý: (1) - tục ngữ; (2) - thành ngữ; (3) - tục ngữ; (4) - thành ngữ; (5) - thành ngữ.
4. Tìm các thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Giải thích nghĩa các thành ngữ tìm được và đặt câu với một trong các thành ngữ ấy.
Gợi ý: chuột sa chĩnh gạo, được voi đòi tiên, nước mắt cá sấu, miệng hùm gan sứa, mèo mả gà đồng,…
5. Tìm các thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích nghĩa các thành ngữ tìm được và đặt câu với một trong các thành ngữ ấy.
Gợi ý: bãi bể nương dâu, cưỡi ngựa xem hoa, lá rụng về cội, hoa cà hoa cải,…
6. Lấy hai ví dụ về việc sử dụng thành ngữ trong văn bản văn học.
Gợi ý: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
III. Nghĩa của từ
1. Nghĩa của từ là gì?
Gợi ý: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
2. Đọc các giải thích về nghĩa của từ sau đây và cho biết cách hiểu nào đúng, cách hiểu nào sai. Vì sao?
(1) Nghĩa của từ mẹ là khái niệm “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”;
(2) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”;
(

File đính kèm:

  • docHoc tot On tap Van 9 HK I.doc