Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT - Chủ đề: Tiết kiệm năng lượng Sinh học

Câu1: Nguyên nhân nào làm cho axit béo no có hệ số hô hấp nhỏ hơn hệ số hô hấp của axit béo không no?

Câu2: Tính tỷ lệ S/V của 3 loại tế bào sau rồi rút ra nhận xét: Tế bào 1 có kích thuớc 3µm, tế bào 2 có kích thước 5 µm, tế bào 3 có kích thước 8µm

Câu3: Hiện nay người ta ứng dụng gì lợi thế của tế bào nhân sơ trong công nghiệp thực phẩm và các ngành lĩnh vực khác?

Câu4: Sự đồng hoá và dị hoá của sinh vật tương quan với các giai đoạn sống như thế nào? Vận dụng điều này như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?

 

doc93 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT - Chủ đề: Tiết kiệm năng lượng Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m và hiệu quả, các kĩ năng thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.
-Về hành vi, thái độ:
+Ý thức được nguồn năng lượng là đa dạng, nhưng không phải là vô tận;
+ Ham muốn tìm tòi khám phá nguồn năng lượng;
+ Có ý thức trong việc sử dụng năng lượng không gây tác hại đến môi trường, đến con người (an toàn),…;
+ Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng lượng không hợp lí;
+ Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm va fhiệu quả;
+ Nhận thức rõ được nguồn tài nguyên nănưg lượng không phải là vô tận;
+ Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng;
+ Thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong gia đình, nhà trường và cộng đồng;
+ Có thói quen áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả năng lượng;
+ Ham muốn nghiên cứu tìm kiếm các biện pháp kĩ thuật, các biện pháp tuyên truyền, phổ biến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3.4. Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu trong các môn học ở trường THCS, THPT
	Việc lựa chọn các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để đưa vào các môn học ở trường THCS và THPT cần tuân theo một số nguyên tắc chung như sau:
- Nội dung được lựa chọn cần phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát triển của đối tượng học sinh của cấp học;
- Nội dung được lựa chọn phải gắn với chương trình, sách giáo khoa của cấp học, không đưa thêm nội dung mới gây quá tải quá trình học tập của học sinh;
- Trên cơ sở các mục tiêu, nội dung cơ bản, cần xác định mục tiêu, nội dung cụ thể cho từng cấp học, lớp học, môn học và đảm bảo tính kế thừa giữa các cấp học, lớp học và môn học;
- Các nội dung được lựa chọn phải thiết thực, gần gũi trong đời sống và sản xuất.
- Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và tập quán văn hoá của các vùng, miền.
3.5. Định hướng các nội dung cơ bản về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đưa vào các môn học ở trường THCS, THPT
	Không nhất thiết phải xây dựng các bài học riêng về các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đưa vào các môn học ở trường THCS, THPT. Điều này được thực hiện bằng con đường dạy học tích hợp. Để thực hiện dạy học tích hợp các nội dung năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học thì đòi hỏi đầu tiên đối với giáo viên là phải nắm một cách hệ thống các nội dung này. Sau đó, trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung của môn học và từng bài học, giáo viên sẽ tiến hành lựa chọn các nội dung thích hợp, đáp ứng các nguyên tắc về lựa chọn nội dung đã nêu lên ở trên, từ đó mới xây dựng các phương án dạy học tích hợp các nội dung này. Với ý nghĩa như vậy, dưới đây sẽ nêu lên định hướng các nội dung cơ bản của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được tích hợp khi dạy học các môn học ở trường THCS và THPT:
- Khái niệm năng lượng, nguồn năng lượng:
	●Khái niệm về năng lượng; Nguồn năng lượng; 
	● Phân loại năng lượng;
	● Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng.
- Vai trò của năng lượng đối với con người:
	● Vai trò của năng lượng đối với con người;
	● Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng; sự cạn kiệt các nguồn năng lượng không tái sinh;
	● Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường;
	● Các xu hướng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: 
	● Các khái niệm tiết kiệm, hiệu quả;
	● Ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
	● Các biện pháp về quản lí; 
	● Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục;
	● Các biện pháp công nghệ và kĩ thuật;
	● Một số biện pháp cụ thể sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
	Do đặc điểm cấu trúc của chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường THCS, THPT hiện nay nên các nội dung trên không nhất thiết phải đưa vào theo trật tự như nêu ở trên mà phụ thuộc vào đặc điểm kiến thức của bài học cụ thể ơ từng môn học. Khi xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn, tổ bộ môn cần xây dựng kế hoạch chung để các giáo viên khi dạy dễ phối hợp với nhau. Giáo viên phụ trách môn học ở lớp nào đến lượt mình cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài học và tiến hành lựa chọn nội dung cụ thể: cần khai thác những nội dung nào, mức độ khai thác, các phương pháp và phương tiện cần có. Đảm bảo một qui trình như vậy sẽ làm cho việc khai thác các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có tính hệ thống, không bị trùng lặp, đồng thời các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
3.6. Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở trường THCS, THPT 
- Quan niệm về dạy học tích hợp
	Trước hết nói về khái niệm tích hợp. Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin,... Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể" ( tiếng Pháp là intégration, tiếng Anh là integration ). Tư tưởng tích hợp đã được đưa vào nhiều giải pháp công nghệ thuộc mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục. 
	Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học tích hợp, đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh (như các môn sinh học, địa lí, ngữ văn,...và đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học,..).
	 Xavier Rogiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp như sau: "Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động" (X. Rogiers: Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường. NXB Giáo dục, 1996, tr 73). 
	 "Khoa sư phạm tích hợp" được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phần định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường. 
	Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người ta cũng thường sử dụng thuật ngữ "dạy học tích hợp". Trong tài liệu này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ "dạy học tích hợp" để chỉ quá trình dạy học trong đó người giáo viên quan tâm xây dựng các chủ đề học tập để học sinh học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng từ các môn học khác nhau, chúng được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó. Một quá trình dạy học như vậy cũng đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu vận dụng phối hợp các phương pháp và các phương tiện dạy học. 
- Các mục tiêu của dạy học tích hợp	
Dạy học tích hợp nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản sau:
	+ Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn
	Bằng cách đặt quá trình học tập vào các hoàn cảnh ( tình huống) để học sinh nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức, kĩ năng, năng lực cần lĩnh hội. Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc tạo động lực học tập cho học sinh, điều mà hiện nay nhiều học sinh đã không có được và do đó việc học tập trở nên nặng nề, thiếu niềm vui và hứng thú. Trong quá trình học tập như vậy các kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh đều được huy động và gắn với thực tế cuộc sống.
	+ Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn
	Mục tiêu này đòi hỏi phải lựa chọn kiến thức, kĩ năng cốt yếu xem là quan trọng đối với quá trình học tập của học sinh và dành thời gian cũng như các giải pháp hợp lí cho chúng.
	+ Dạy học sinh sử dụng kiến thức trong hoàn cảnh cụ thể
	Thể hiện cụ thể là:
	* Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã học;
	* Tạo các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực.
	Theo yêu cầu này thì dạy học tích hợp không chỉ quan tâm đánh giá việc học sinh hiểu những kiến thức đã học, mà chủ yếu sẽ đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức trong các tình huống có ý nghĩa hay không.
	+ Hinh thành và rèn luyện những kĩ năng đa thành phần trong cuộc sống và học tập
- Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp?
	Có thể nêu lên một số lý do của việc thực hiện dạy học tích hợp ở trường phổ thông như sau:
	+ Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông. 
	 Vận dụng dạy học tích hợp là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông. Như Luật giáo dục (2005) đã nêu : "Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay là thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nêu trên. 
	Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão, trong khi quĩ thời gian cũng như kinh phí để học sinh ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, thì không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho học sinh trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo tải học tập phù hợp với sự phát triển của học sinh . Thí dụ, các kiến thức về an toàn giao thông, về bảo vệ môi trường sống, về năng lượng và sử dụng năng lượng, về hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, các tri thức để định hướng nghề nghiệp,... 
	Dù khác nhau về đặc trưng bộ môn, song các môn học trong nhà trường phổ thông hiện nay đều có chung nhau nhiệm vụ là hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện học sinh. Có thể nêu những nét chung cơ bản của nhiệm vụ các môn học được dạy trong nhà trường như sau:
	+ Hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng theo yêu cầu khoa học bộ môn;
	+ Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh phù hợp với đặc trưng môn học;
	+ Giáo dục học sinh thông qua quá trình dạy học bộ môn ( như hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan và thái độ, phẩm chất nhân cách của người lao động mới,..)
	+ Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và chuẩn bị cho học sinh tham gia lao động sản xuất, giáo dục kĩ năng sống...
	Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua các môn học. Quá trình xây dựng chương trình, sách giáo khoa các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và không thể phù hợp với tất các các đối tượng học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy học người giáo viên phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau. 
	Mặt khác, do cùng chung nhau các nhiệm vụ dạy học nêu trên nên các môn học cũng có nhiều cơ hội để liên kết với nhau, tạo ra mối quan hệ liên môn.
	+ Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học
	Lí do cần dạy học tích hợp các khoa học trong nhà trường còn xuất phát từ chính yêu cầu phát triển của các khoa học. Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành ( như sinh thái học, tự động hóa,...). Vì vậy, xu thế dạy học trong nhà trường là phải làm sao cho tri thức của học sinh xác thực và toàn diện. Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế "tư duy cơ giới cổ điển" bằng " tư duy hệ thống". Theo Xavier Rogiers (Sách đã dẫn, tr.10), nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các " suy luận theo kiểu khép kín", sẽ hình thành những con người " mù chức năng", nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.
	+ Góp phần giảm tải học tập cho học sinh
 Từ góc độ giáo dục, dạy học tích hợp giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của học sinh, vì nó luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức trong các tình huống gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập. Nhân đây cũng nên nhìn nhận sự giảm tải ở một góc độ khác, nghĩa là giảm tải không chỉ gắn với việc giảm thiểu kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việc dạy học một nội dung kiến thức theo qui định. Phát triển hứng thú học tập cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa. Làm cho học sinh thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, thì cũng sẽ làm cho học sinh nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của học sinh. 
- Một số phương thức tích hợp các nội dung 
 Người ta đưa ra hai nhóm lớn các dạng thức tích hợp các nội dung học tập, có thể mô tả sơ lược như sau:
 + Dạng tích hợp thứ nhất: Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học ( chẳng hạn các vấn đề năng lượng, bảo vệ môi trường,..);
 + Dạng tích hợp thứ hai: Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau;
 Dạng tích hợp thứ nhất vẫn duy trì các môn học riêng rẽ, trong khi các ứng dụng chung được tích hợp vào các thời điểm thích hợp. Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến hiện nay.
 Các thời điểm thực hiện có thể là:
 * Cuối năm học trong một bài học hoặc một bài tập tích hợp;
 Có thể đưa ra sơ đồ hóa cách tích hợp này như ở hình 1:
Nội dung môn 1
Nội dung môn 2
Nội dung môn 3
Bài học 
hoặc
bài tập tích hợp
Hình 1
* Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện tương đối đều đặn trong suốt năm học trong các tình huống thích hợp; 
 Có thể sơ đồ hóa cách tích hợp này như ở hình 2.
 Dạng tích hợp thứ hai thường dẫn đến phải phối hợp quá trình dạy học của các môn học. Dạng tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học duy nhất. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu học tập phù hợp, thường phức tạp. Có thể nêu lên về nguyên tắc hai cách tích hợp theo hướng này như sau:
 * Cách thứ nhất: tiếp cận bằng đề tài tích hợp, theo đó người ta nhóm các nội dung có mục tiêu bổ xung cho nhau thành đề tài tích hợp, trong khi các môn học vẫn giữ nguyên những mục tiêu riêng; 
Môn 1
Môn 2
Môn 3
Bài học
hoặc
bài tập tích hợp
Môn 1
Môn 2
Môn 3
Bài học
hoặc
bài tập tích hợp
Hình 2
 * Cách thứ hai: tiếp cận bằng tình huống tích hợp, theo đó các môn học được tích hợp xung quanh những mục tiêu chung . Những mục tiêu chung này gọi là mục tiêu tích hợp. Dạng tích hợp này có nhiều ưu điểm là nó dạy cho học sinh giải quyết những tình huống phức hợp bằng cách vận dụng kiến thức từ nhiều môn học trong một tình huống gần với cuộc sống. 
- Mức độ vận dụng dạy học tích hợp trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 
 Do đặc điểm cấu trúc chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường THCS, THPT hiện nay hướng đến tính hệ thống chặt chẽ của nội dung, tính khoa học bộ môn tương đối sâu, nên việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như các nội dung giáo dục khác, vào các môn học trong trường phổ thông cũng phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học. Với ý nghĩa như vậy thì dạng tích hợp thứ nhất thường được thực hiện vì nó phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay.
	Các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể được tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một môn học như trường hợp nêu ở trên, trước hết ta cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này, và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn học. Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học, và do đó làm quá tải học tập của học sinh. 
	Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: 
	+ Tích hợp toàn phần: 
	Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về sử dụng năng lượng và các vấn đề năng lượng.
	 Thí dụ, trong chương trình, sách giáo khoa Vật lí 10 ( nâng cao) có bài về "động cơ nhiệt, máy lạnh". Trong trường hợp này giáo viên chỉ cần quan tâm nhấn mạnh các khía cạnh nâng cao hiệu suất của máy để tiết kiệm năng lượng, các biện pháp cải tiến để giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường. Tương tự như vậy, trong sách giáo khoa Vật lí 12 ( nâng cao) có bài về phản ứng phân hạch và nhà máy điện hạt nhân,...Khi dạy bài này giáo viên không chỉ khai thác khía cạnh sử dụng nhiên liệu hạt nhân để sản xuất điện năng mà cần nêu được cả khía cạnh môi trường của các phóng xạ hạt nhân, nếu để rò rỉ phóng xạ trong quá trình sản xuất và sử lý chất thải.
	Tích hợp toàn phần cũng có thể được hiểu theo văn cảnh của dạng tích hợp thứ hai nếu ta xây dựng được các đề tài tích hợp phù hợp, cho phép học sinh giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, xây dựng đề tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức học sinh,...
	+ Tích hợp bộ phận:
	Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về năng lượng và sử dụng năng lượng. 
	Thí dụ, trong sách giáo khoa Vật lí 10 (nâng cao), trong bài "Lực ma sát" có mục " Vai trò của ma sát trong đời sống". Ở đây giáo viên có thể tích hợp các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả bằng việc giảm ma sát có hại trong các chi tiết chuyển động của các thiết bị khi thực hiện biện pháp bôi trơn các chi tiết bằng dầu mỡ công nghiệp, hoặc phối hợp các vật liệu thích hợp khi chế tạo các chi tiết này sao cho ma sát có hại giảm đi. Nếu tiết kiệm được năng lượng thì cũng giảm thiểu được sự phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường, giảm ma sát cũng làm giảm tiếng ồn khi các thiết bị hoạt động ( liên quan tới ô nhiễm tiếng ồn !).
	+ Hình thức liên hệ:
	Liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là trường hợp thường xảy ra. 
	Thí dụ, trong các bài " Động năng", " Thế năng", " Cơ năng" ( Sách giáo khoa Vật lí 10 ), không thể hiện rõ các nội dung liên quan tới sử dụng động năng của gió, thế năng của nước để sản xuất điện năng. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ với thực tế sản xuất điện năng hiện nay ( liên hệ qua nội dung bài học và qua việc giải các bài tập vận dụng kiến thức ( các bài tập có nội dung kĩ thuật), qua thăm quan, ngoại khóa,..). 
	Việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học có thể thực hiện theo hai kiểu tổ chức học tập như sau:
	Kiểu 1: 
	Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này giáo viên thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động của giáo viên trong trường hợp này có thể bao gồm: 
	Hoạt động 1: nghiên cứu chương trình, sách giá

File đính kèm:

  • docGiao duc tiet kiem nang lluong trong sinh hoc.doc