Hoạt động 2: Kể tên một số loài cá và cho biết cá sống ở đâu?(5’) Mục tiêu : Kể tên được 1 số loài cá. Biết được nơi sinh sống của các loài cá. Cách tiến hành : Giới thiệu: Học bài 25: Con cá. - HS kể tên 1 số loài cá mà em biết? -Cho HS xem tranh và thảo

H: Qua đoạn clip vừa rồi bạn nào cho cô biết cá sống ở những nơi nào?

- Nhận xét HS.

- Chốt: Cá sống ở ao, hồ, sông, suối, biển.(Hình ảnh ao, hồ, sông, suối, biển)

- Y/c HS: .(hình ảnh ao, hồ, sông, suối, ở 1 trang) Hãy kể tên một số loài cá sống ở ao, hồ, sông, suối mà em biết

 - Đưa hình ảnh, giới thiệu: Trên màn hình của cô cũng có một số loài cá quen thuộc sống được ở ao, hồ, sông, suối.

- Gọi HS đọc tên các loài cá trên màn hình.

- Chốt: Cá sống ở ao, hồ, sông, suối được gọi là cá nước ngọt.

H: ( Bấm hình ảnh biển) Bạn nào giỏi kể tên cho cô một số loài cá sống ở biển mà em biết?

- Cho HS xem hình ảnh một số loài cá sống ở nước mặn, giới thiệu: Và đây là một số loài cá sống ở biển như( cá mập, cá đuối, cá heo).

( H: Bạn nào đã nhìn trực tiếp cá heo?Ở đâu? Khi nào?)

Giảng: Cá heo là một loài cá rất thông minh và thân thiện với con người.)

Còn đây là cá kiếm. Các con thấy cá có miệng và vây giống lưỡi kiếm nên gọi là cá kiếm.

- Chốt: Cá sống ở biển được gọi là cá nước mặn.

- Cho HS xem lại hình ảnh cá nước ngọt, cá nước mặn, giảng: Ngoài những loài cá nước ngọt và cá nước mặn còn có một số loài cá sống ở vùng cửa sông giáp với biển được gọi là cá nước lợ, các con sẽ được tìm hiểu ở các lớp trên.

- Chuyển: Qua hoạt động vừa rồi các con biết môi trường sống của cá là ở dưới nước (chỉ trên màn hình hình ảnh cá sống dưới nước).Giáo dục: Vậy chúng mình cần có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn nước như không vứt rác bừa bãi và hóa chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng môi trường sống của cá

 Vậy cá có những bộ phận nào để thích nghi với môi trường sống của mình cô cùng các con đến với hoạt động 2: Các bộ phận của cá.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động 2: Kể tên một số loài cá và cho biết cá sống ở đâu?(5’) Mục tiêu : Kể tên được 1 số loài cá. Biết được nơi sinh sống của các loài cá. Cách tiến hành : Giới thiệu: Học bài 25: Con cá. - HS kể tên 1 số loài cá mà em biết? -Cho HS xem tranh và thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI THÀNH PHỐ
 Người Thực hiện: Lê Thị Hương
Ngày thực hiện: 28 / 2/ 2015
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 25: CON CÁ
I.Mục tiêu: HS: 
- Kể được tên và nêu ích lợi của cá .
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
- Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn.
II.Chuẩn bị:
- Con cá thật.
- Giáo án điện tử
- Máy chiếu, máy tính.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KTBC: 
H: Tiết trước các con được học bài gì?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Bài “Cây gỗ” đã kết thúc phần tìm hiểu về các loài cây. Ở những tiết TNXH tiếp theo các con sẽ được biết đến các loài vật. Để biết bài học hôm nay các con sẽ tìm hiểu về con vật nào cô có câu đố 
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Đưa câu đố: 
 Con gì có vẩy có đuôi
 Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ
 Mẹ thường đem rán đem kho
 Ăn vào mau lớn giúp cho khỏe người.
GV giảng: Để giúp các con biết được cá sống ở đâu, cá có những bộ phận nào và cá có ích lợi gì, cô cùng các con tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 25: Con cá.
- GV viết tên bài trên bảng lớp. 
- Gọi HS nhắc lại tên bài. 
- Cô cùng các con đến với hoạt động 1: Cá sống ở đâu?
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Cá sống ở đâu? (Màn hình)
- Bạn nào cho cô biết cá sống ở đâu?
- Để biết cá sống ở những nơi nào các con hãy quan sát đoạn clip sau.
 (Cho HS xem một đoạn clip cá bơi ở biển, bơi ở sông, ở ao, hồ).
H: Qua đoạn clip vừa rồi bạn nào cho cô biết cá sống ở những nơi nào?
- Nhận xét HS.
- Chốt: Cá sống ở ao, hồ, sông, suối, biển.(Hình ảnh ao, hồ, sông, suối, biển)
- Y/c HS: .(hình ảnh ao, hồ, sông, suối, ở 1 trang) Hãy kể tên một số loài cá sống ở ao, hồ, sông, suối mà em biết
 - Đưa hình ảnh, giới thiệu: Trên màn hình của cô cũng có một số loài cá quen thuộc sống được ở ao, hồ, sông, suối.
- Gọi HS đọc tên các loài cá trên màn hình.
- Chốt: Cá sống ở ao, hồ, sông, suối được gọi là cá nước ngọt.
H: ( Bấm hình ảnh biển) Bạn nào giỏi kể tên cho cô một số loài cá sống ở biển mà em biết? 
- Cho HS xem hình ảnh một số loài cá sống ở nước mặn, giới thiệu: Và đây là một số loài cá sống ở biển như( cá mập, cá đuối, cá heo). 
( H: Bạn nào đã nhìn trực tiếp cá heo?Ở đâu? Khi nào?)
Giảng: Cá heo là một loài cá rất thông minh và thân thiện với con người.)
Còn đây là cá kiếm. Các con thấy cá có miệng và vây giống lưỡi kiếm nên gọi là cá kiếm.
- Chốt: Cá sống ở biển được gọi là cá nước mặn.
- Cho HS xem lại hình ảnh cá nước ngọt, cá nước mặn, giảng: Ngoài những loài cá nước ngọt và cá nước mặn còn có một số loài cá sống ở vùng cửa sông giáp với biển được gọi là cá nước lợ, các con sẽ được tìm hiểu ở các lớp trên.
- Chuyển: Qua hoạt động vừa rồi các con biết môi trường sống của cá là ở dưới nước (chỉ trên màn hình hình ảnh cá sống dưới nước).Giáo dục: Vậy chúng mình cần có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn nước như không vứt rác bừa bãi và hóa chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng môi trường sống của cá
 Vậy cá có những bộ phận nào để thích nghi với môi trường sống của mình cô cùng các con đến với hoạt động 2: Các bộ phận của cá.
b. Hoạt động 2: Các bộ phận của cá. (màn hình)
- Bây giờ các con dựa vào hiểu biết của mình, tưởng tượng lại rồi vẽ cho cô một con cá vào giấy A4. Thời gian cho các con vẽ là 3 phút.
- Qua quan sát cô thấy các con đều vẽ được con cá của mình. Bây giờ cô mời 3 bạn lên giới thiệu về con cá của mình. Các con cần giới thiệu tên cá mà con vẽ và các bộ phận của cá
- Gọi HS 1 lên chỉ các bộ phận của cá trên bài vẽ của mình. 
GV nhận xét tuyên dương
- Gọi HS 2 lên chỉ các bộ phận của con cá trên bài vẽ của mình.
- Gọi 1 HS hỏi bạn có bài vẽ.
Gv nhận xét tuyên dương
* Để xem các bạn tưởng tượng và vẽ các bộ phận bên ngoài của con cá có đúng không cô mời các con cùng quan sát con cá thật (theo nhóm)
* Các nhóm báo cáo
Qua phần trình bày của các con, cô thấy các con đều nói được một số các bộ phận của cá. Cô khen tất cả các con
Chốt: GV chỉ vào hình ảnh con cá (trên màn hình) và chốt:Cá có 4 bộ phận chính là: đầu, mình, đuôi và các vây. (nói đến đâu chỉ và hiệu ứng khoanh đến đấy)
- GV khoanh vào phần đầu cá trên màn hình và hỏi:
H: Đầu cá có những gì?
G (chỉ vào lá mang bên ngoài) nói: Đây là nắp mang (bấm hình ảnh mang bên trong) bên trong còn có các lá mang, các lá mang có tác dụng gì chúng ta tìm hiểu ở phần sau. Mình và đuôi cá (vừa nói vừa chỉ) được bao phủ bởi các lớp vảy cứng để bảo vệ cơ thể cá * Quay lại nhận xét bài vẽ của học sinh: Cô thấy các con đều vẽ đúng, nhiều bạn vẽ rất đẹp, cô khen cả lớp.
- Cho cả lớp cất bài vẽ của mình, GV cất các bình cá
- GV bấm con cá có khoanh các bộ phận và mời 01 học sinh nhắc lại các bộ phận bên ngoài của con cá
* Chuyển ý: chỉ vào mô hình cá và nói: Cá có 4 bộ phận chính (Đầu, mình, đuôi và vây).
Cá sử dụng các bộ phận này như thế nào (vừa nói vừa khoanh các bộ phận) để thích nghi với môi trường sống ở dưới nước (bấm màn hình có trang cá ở dưới nước) cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem 1 đoạn clip.
 H: Con nhìn thấy gì qua đoạn clip vừa rồi?
H: Khi bơi, bộ phận nào của cá chuyển động? 
- H: Miệng và mang cá thế nào?
GV: Khi bơi, cá uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Vây cá như mái chèo giúp cá giữ thăng bằng và chuyển hướng khi bơi. Cá há miệng cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang khi đó mang cá lấy ôxi tan trong nước giúp cá thở đấy các con ạ (vừa giảng vừa chỉ vào con cá đang bơi, lưu ý lời giảng khớp với từng hoạt động của con cá)
H: Vậy bạn nào cho cô biết cá sử dụng những bộ phận nào để bơi?
- Cá thở bằng gì?
- Chuyển: Qua phần tìm hiểu vừa rồi các con biết cá thở bằng mang và cá bơi bằng vây và đuôi 
Trước khi đến với hoạt động tiếp theo cô mời cả lớp cùng đứng lên thư giãn với bài hát Cá vàng bơi.
 ( Hát + biểu diễn bài: Cá vàng bơi)
Chuyển: Cá là con vật sống dưới nước. Vậy làm thế nào để bắt được cá cô cùng cả lớp cùng đến với hoạt động 3
c. Hoạt động 3: Cách đánh bắt cá. (màn hình)
- YC học sinh quan sát màn hình (màn hình chiếu tranh bắt cá trong SGK)
H: Các con nhìn thấy gì trong bức ảnh?
- Gv nhận xét và chốt: Người trong ảnh đang kéo vó để bắt cá (bấm từ kéo vó)
H: Kể một số cách đánh bắt cá khác mà em biết ?
- Cho HS xem hình vẽ trên màn hình các cách đánh bắt cá yêu cầu học sinh đọc tên các cách đánh bắt cá, lồng giáo dục
H: Đánh bắt cá bằng nơm được sử dụng khi nào?
GV giới thiệu : đánh bắt cá bằng kéo lưới được sử dụng ở những nơi có mặt nước rộng.
- Ngoài các cách đánh bắt cá trên, hiện nay ở một số nơi sử dụng mìn nổ để đánh bắt cá (chiếu h/a), cách đánh bắt cá này đã bị nghiêm cấm vì làm cho cá chết hàng loạt gây ô nhiễm môi trường nước, nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Chuyển: Vừa rồi cô đã giới thiệu cho các con một số cách đánh bắt cá thường sử dụng. Các con có biết người ta bắt cá làm gì không? ăn cá có ích lợi gì, cô cùng các con đến với hoạt động 4.
d. Hoạt động 4: Ích lợi của việc ăn cá. (màn hình)
H: Hằng ngày, bố mẹ thường làm cho các con ăn những món ăn gì từ cá?
- Cho HS xem một số hình ảnh các món ăn từ cá.( Cá kho, cá chiên, cá nướng.)
- Trong các món ăn này con thích món ăn nào?
- Khi ăn cá các con cần chú ý điều gì
GV: ?( hình ảnh xuơng cá) giáo dục ăn cẩn thận không để bị hóc xương
- Vậy ăn cá có tác dụng gì? Các con hãy nói cho nhau nghe trong thời gian 1 phút.
- Giảng: Cá có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp xương phát triển. Chúng ta cần ăn cá trong mỗi bữa ăn, nên ăn ít nhất mỗi tuần lễ 1 – 2 bữa cơm với cá. 
- Chuyển: Cá được nuôi chủ yếu là làm thức ăn, ngoài ra người ta còn nuôi cá làm gì nữa, các con cùng theo dõi đoạn clip.Bấm clip
- Cho HS xem một đoạn clip: món ăn từ cá, nước mắm, thuốc, cá cảnh.
H: Qua đoạn clip vừa rồi, bạn nào cho cô biết, ngoài làm thức ăn, cá còn được dùng làm gì?
- Nhận xét HS.
- Chốt các hoạt động: Qua các hoạt động, các con đã biết nơi sống của cá, các bộ phận của cá, cách đánh bắt và lợi ích của cá.
Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. 
* Trò chơi: Ai may mắn?
- Nêu cách chơi, luật chơi: 
Trên màn hình là các số theo thứ tự từ 1 đến 35 ứng với số trên bông hoa cài ngực của các con. Máy tính sẽ chọn ngẫu nhiên. Nếu dừng ở ô số nào thì người mang ô số đó sẽ may mắn được tham gia chơi. Người may mắn sẽ lựa chọn một trái bóng mà mình yêu thích. Nếu trả lời được câu hỏi ẩn dưới trái bóng đó thì sẽ nhận được phần quà của cô. Nếu không trả lời được thì quyền chơi sẽ thuộc về bạn mang số tiếp theo. Cô bạt mí với các con là trong số các trái bóng này sẽ có trái bóng không phải trả lời mà vẫn nhận được phần quà. Cô chúc các con sớm nhận được phần quà hấp dẫn này! Con rõ luật chơi chưa? Chúng ta cùng bắt đầu nhé.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò : 
H: Tiết học hôm nay học bài gì?
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS: Về xem lại bài và chuẩn bị bài: Con gà.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Giải câu đố: Con cá.
- 2 HS nêu tên bài học.
-1HS trả lời: Cá sống dưới nước.
- Theo dõi đoạn clip.
- 1 HS :Cá sống ở biển, ao, hồ
+ 2 HS kể.
+ HS đọc
- 2HS kể.
- HS đọc tên các loài cá.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Cả lớp vẽ.
-HS1 chỉ, giới thiệu con cá.
- HS 2 lên chỉ và giới thiệu.
- HS hỏi
- HS trả lời
- Cho học sinh quan sát con cá thật
- N1: Đầu, mình, đuôi
- N2: Đầu mình, đuôi, các vây
- N3: Bổ sung: mắt, miệng
- 1HS trả lời: Mắt, miệng, mang
- HS nhắc
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Một con cá đang bơi
- HS1: Đuôi và vây cá vẫy vẫy.
- HS2: Khi bơi, đuôi và vây cá chuyển động.
HS1: Miệng cá mở ra đớp nước
HS2: Mang cá mở ra khép lại
- HS lắng nghe
- Vây và đuôi
- Cá thở bằng mang.
- Hs trả lời.
-2 HS kể
- HS quan sát nêu tên các cách đánh bắt cá
- HS: khi nước gần cạn hoặc vùng nước nông
- Theo dõi trên màn hình.
- Cá kho, cá rán
- Cá nấu, cá sốt cà chua
- HS quan sát
- HS trả lời
- Bỏ xương
- ăn cá thông minh
- ăn cá có lợi cho sức khoẻ, bổ xương
- Theo dõi
- Cá để làm thuốc, làm nước mắm, làm cảnh
- Lắng nghe.
- 2 đội chơi trong thời gian 2 phút.
Hs tham gia chơi
Con cá

File đính kèm:

  • docBai_25_Con_ca.doc
Giáo án liên quan