Giới thiệu các di tích, căn cứ địa cách mạng của tỉnh Bình Dương

1. DI TÍCH CĂN CỨ CÁCH MẠNG HỐ LANG

− Địa điểm : Ấp Tân Phước, xã Tân Bình, huyện Dĩ An quê Ông Lê Hoàng Quân.

− Điển hình : Tháng 2 – 1946 tiêu diệt một tiểu đội Pháp. Tháng 4 – 1966 đánh tan cuộc càn quét một đại đội Mĩ, diệt 10 tên. Năm 1971 tiêu diệt một tiểu đội địch càn quét.

− Ảnh hưởng : Là căn cứ kháng chiến chống Pháp và Mĩ của quân và dân Dĩ An.

− Di tích lịch sử cấp Tỉnh : Công nhận ngày 2 – 6 – 2004.

− Hố Lang là một vị trí chiến lược quân sự cực kỳ quan trọng, tại đây có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn các ấp, xã thuộc huyện Dĩ An và thành phố Biên Hòa và nhất là có thể quan sát được mọi hoạt động của sân bay quân sự Biên Hòa, chính vì thế Hố Lang đã là nơi thiết lập căn cứ cho cách mạng hoạt động lâu dài trong suốt hai cuộc kháng chiến thắng lợi vừa qua.

7 . KHU DI TÍCH RỪNG KIẾN AN

− Địa điểm : Căn cứ Hóc Tràm, Ấp 2, Xã An Lập, huyện Dầu Tiếng.

− Điển hình : Từ 1960 đến 1975 có 15 đơn vị đóng quân làm bàn đạp tấn công địch.

− Ảnh hưởng : Là căn cứ kháng chiến chống Mĩ nhiều lần đánh tan các cuộc càn quét của Mĩ.

− Di tích lịch sử cấp Tỉnh : Công nhận ngày 2 – 6 – 2004.

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu các di tích, căn cứ địa cách mạng của tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CÁC DI TÍCH, CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG 
CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
DI TÍCH NHÀ TÙ PHÚ LỢI
− Địa điểm : Phường Phú Lợi, Thị Xã Thủ Dầu Một
− Điển hình : Vụ đầu độc 6.000 người ngày 1 – 12 – 1958 
− Ảnh hưởng : Dấy lên phong trào CM trên địa bàn tỉnh và lan nhanh khắp miền Nam.
− Di tích lịch sử cấp Quốc gia : Công nhận ngày 20 – 7 – 1980 
ĐỊA ĐẠO TAM GIÁP SẮT TÂY NAM BẾN CÁT
− Địa điểm : Ba xã An Điền, An Tây, Phú An phía Tây Nam huyện Bến Cát quê Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
− Điển hình : Năm 1948 hệ thống địa đạo kháng chiến chống Pháp. Năm 1960 ba xã Tây Nam được giải phóng tiếp tục đào địa đạo đến năm 1967 dài gần 100 km. 
− Ảnh hưởng : Là nỗi kinh hoàng của quân đội Mĩ đã bẻ gãy nhiều cuộc hành quân càn quét của lính Mĩ. Là nơi nhiều cánh quân lớn tiến về giải phóng Sài Gòn năm 1975.
− Di tích lịch sử cấp Quốc gia : Công nhận ngày 18 – 3 – 1996. 
CHIẾN KHU THUẬN – AN – HOÀ 
− Địa điểm : Ba xã Thuận Giao, An Phú, Bình Hoà huyện Thuận An.
− Điển hình : Chỗ dựa cho lực lượng CM trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. 
Là một chiến khu ở miền Đông Nam Bộ.
− Ảnh hưởng : Là nơi pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất gây chấn động Sài Gòn. Là bàn đạp của quân chủ lực của ta tiến công giải phóng Sài Gòn năm 1975.
DI TÍCH CHIẾN KHU D
− Địa điểm : Căn cứ kháng chiến quan trọng nhất miền Đông Nam Bộ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ thuộc địa bàn 5 xã của huyện Tân Uyên quê ông Huỳnh Văn Nghệ.
− Điển hình : Đây là căn cứ của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện, tỉnh, quân khu, Trung ương cục, phân khu 5, phân khu Thủ Biên, quân khu 7.
− Ảnh hưởng : “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất” là nỗi ám ảnh của kẻ thù vẫn đứng vững thể hiện sức mạnh của toàn dân trên địa bàn Đông Nam Bộ. Là bàn đạp để các binh đoàn chủ lực tiến về giải phóng Sài Gòn.
− Chiến khu D thuộc địa bàn 5 xã của huyện Tân Uyên : Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân 
Định, Lạc An, Thường Tân
DI TÍCH SỞ CHỈ HUY TIỀN PHƯƠNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
− Địa điểm : Suối lớn Căm Xe, Xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng.
− Điển hình : Ngày 26 – 4 – 1975 Văn Tiến Dũng là Tư lệnh Chiến dịch, Trần Văn Trà là Phó tư lệnh Chiến dịch làm việc với các đơn vị.
− Ngày 28 – 4 – 1975 Lê Đức Thọ, Phạm Hùng đến chỉ đạo Chiến dịch.
− Ảnh hưởng : Hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giải phóng Sài Gòn – Gia Định ngày 30 – 4 – 1975.
− Di tích lịch sử cấp Quốc gia : Công nhận ngày 2 – 6 – 2004.
DI TÍCH CĂN CỨ CÁCH MẠNG HỐ LANG
− Địa điểm : Ấp Tân Phước, xã Tân Bình, huyện Dĩ An quê Ông Lê Hoàng Quân.
− Điển hình : Tháng 2 – 1946 tiêu diệt một tiểu đội Pháp. Tháng 4 – 1966 đánh tan cuộc càn quét một đại đội Mĩ, diệt 10 tên. Năm 1971 tiêu diệt một tiểu đội địch càn quét.
− Ảnh hưởng : Là căn cứ kháng chiến chống Pháp và Mĩ của quân và dân Dĩ An.
− Di tích lịch sử cấp Tỉnh : Công nhận ngày 2 – 6 – 2004.
− Hố Lang là một vị trí chiến lược quân sự cực kỳ quan trọng, tại đây có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn các ấp, xã thuộc huyện Dĩ An và thành phố Biên Hòa và nhất là có thể quan sát được mọi hoạt động của sân bay quân sự Biên Hòa, chính vì thế Hố Lang đã là nơi thiết lập căn cứ cho cách mạng hoạt động lâu dài trong suốt hai cuộc kháng chiến thắng lợi vừa qua.
7 . KHU DI TÍCH RỪNG KIẾN AN
− Địa điểm : Căn cứ Hóc Tràm, Ấp 2, Xã An Lập, huyện Dầu Tiếng.
− Điển hình : Từ 1960 đến 1975 có 15 đơn vị đóng quân làm bàn đạp tấn công địch.
− Ảnh hưởng : Là căn cứ kháng chiến chống Mĩ nhiều lần đánh tan các cuộc càn quét của Mĩ.
− Di tích lịch sử cấp Tỉnh : Công nhận ngày 2 – 6 – 2004.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
I.	 Lịch sử hình thành 
Cách nay 3.000 – 4.000 năm, di chỉ khảo cổ Cù lao Rùa – Gò Đá (Tân Uyên) địa điểm cư trú của người tiền sử vào hậu kì đá mới - đồ đồng thau.
Cách nay 2.000 – 3.000 năm, di tích khảo cổ Dốc Chùa (Tân Uyên) phát hiện văn hoá Óc Eo.
Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu phái Nguyễn Hữu Cảnh vào quản lí vùng Gia Định - Đồng Nai.
Sau chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cư dân Bình Dương phát triển nhanh. Làng gốm người Hoa xuất hiện ở Lái Thiêu, Tân Khánh, Phú Cường Cư dân miền Bắc, miền Trung vào lập nghiệp hình thành làng nghề mộc, điêu khắc, sơn mài.
Sau khi Pháp chiếm nước ta lập đồn điền cao su và nhà máy xe lửa Dĩ An, nông dân miền Bắc, miền Trung vào làm công nhân.
Năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập.
Sau 1954 đồng bào theo Thiên Chúa giáo từ miền Bắc vào lập nghiệp.
Sau 1975 tỉnh Sông Bé thành lập gồm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. - Năm 1997 tỉnh Bình Dương được tái lập.
Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử. 
Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương. 
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. 
Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
II. Địa lí hành chính
− Dưới triều Nguyễn, Bình Dương thuộc Tổng Bình An, Biên Hoà.
− Thời Gia Long huyện Bình An có 2 tổng là An Thuỷ và Phước Chánh bao gồm : Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Bình Long, Lái Thiêu và một phần đất của huyện Ngãi An (Thủ Đức). Huyện lị đặt tại Phú Cường.
− Ngày 20 – 12 – 1899 thực dân Pháp đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một có 12 tổng.
− Tháng 5 – 1951 Xứ uỷ nhập tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà thành tỉnh Thủ Biên.
− Tháng 1 – 1955 tách tỉnh Thủ Dầu Một gồm 5 huyện : Lái Thiêu, Châu Thành, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh và 3 đồn điền cao su : Dầu Tiếng, Quản Lợi, Lộc Ninh.
− Tháng 9 – 1960 thành lập tỉnh Thủ Biên lần thứ hai.
− Tháng 6 – 1961 Xứ uỷ tách hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà và lập thêm 3 tỉnh mới là Phước Thành, Bình Long, Phước Long.
− Tháng 10 – 1967, Trung ương Cục bố trí chiến trường miền Nam thành 5 phân khu tấn công Sài Gòn. Tỉnh Thủ Dầu Một thuộc phân khu 5.
− Tháng 10 – 1972 tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập lại.
− Tháng 1 – 1975 tỉnh Thủ Dầu Một gồm 7 huyện thị : Bến Cát, Lái Thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An, Phú Giáo, Dầu Tiếng và Thị xã Thủ Dầu Một. 
− Ngày 2 – 7 – 1976 Quốc Hội quyết định thành lập tỉnh Sông Bé gồm 2 tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và 4 xã của Biên Hoà (An Bình, Bình An, Đông Hoà, Tân Đông Hiệp).
− Ngày 6 – 11 – 1996 Quốc Hội quyết định tách tỉnh Bình Dương gồm 7 huyện thị : Thị xã Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An.
− Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số (theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009) là 1.482.636 người với mật độ dân số 550 người/km². 
Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy:
Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm.
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.
Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện ( với 89 xã, phường và thị trấn ):
Thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ) 
Huyện Bến Cát 
Huyện Dầu Tiếng 
Huyện Tân Uyên 
Huyện Phú Giáo 
Huyện Thuận An 
Huyện Dĩ An 
Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương; gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (60 phường, 39 xã, 13 thị trấn ).
Các quận nội thành: 
Quận Thủ Dầu Một (9 phường ).
Quận Châu Thành (9 phường ).
Quận Dĩ An (9 phường ).
Quận Thuận An (10 phường ). Quận Bến Cát (13 phường ).
Quận Tân Uyên (10 phường ).
Các huyện ngoại thành: 
Huyện Bầu Bàng (3 thị trấn, 7 xã ).
Huyện Phước Thành (2 thị trấn, 10 xã ).
Huyện Dầu Tiếng (4 thị trấn, 13 xã ).
Huyện Phú Giáo (4 thị trấn, 10 xã ).

File đính kèm:

  • docxTHAM_KHAO.docx
Giáo án liên quan