Giáo trình tin học đại cương

 Bước 1. Vào menu Insert → Picture → Word Art, ra hộp hội thoại WordArt Gallery, chọn kiểu chữ, nhấn OK, ta nhận được hộp thoại tiếp theo.

 Bước 2. Gõ vào văn bản thay thế cho chữ Your Text Here, tiến hành định dạng Font chữ, Kích cỡ chữ, .bấm nút OK.

 Bước 3. Định dạng đối tượng Word Art giống như định dạng cho hình ảnh: chọn đối tượng này, bấm phải, vào menu Format Word Art, tiến hành định dạng.

 

doc91 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình tin học đại cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 disk), đĩa mềm (floppy disk), đĩa CDROM, DVDROM, Flash…
Windows sử dụng các chữ cái để chỉ định các thiết bị lưu trữ như:
- A,B: Các ổ mềm
- C,D,…: Ổ cứng, CDROM,…
Mỗi “đĩa” được gán nhãn (label). System(C:) - ổ C có nhãn là System
3.5.1. Tập tin và thư mục
Giả sử chúng ta cần lưu trữ danh sách các lớp sinh viên của trường ĐHSP tại tủ hồ sơ của phòng ĐT. Thông tin đó sẽ được lưu trữ theo hệ thống như sau:
Khoá học: Mỗi khoá học một ngăn to (Vd: 2003, 2004, 2005…).
Khoa: Mỗi khoa một ngăn nhỏ chứa trong ngăn của khoá (Vd: Toán, Tin, Sử…).
Lớp: Mỗi lớp có một tờ danh sách lớp, đặt trong ngăn của khoa (Vd: 02CTT01,03CCT1…).
Các ngăn là các chỗ chứa.
Các tờ danh sách là thông tin thực sự
Thư mục (directory, folder): Giống như các ngăn chứa trong tủ hồ sơ, là nơi có thể chứa các tập tin và thư mục khác. Thư mục ở cấp cao nhất gọi là thư mục gốc.
Tập tin (file): Giống như tờ danh sách. Trong máy tính tập tin là tổ chức dữ liệu thực tế lưu trên các thiết bị lưu trữ như đĩa mềm, đĩa cứng,…
Tóm lại: Thư mục được sử dụng để tổ chức các tập tin theo hạng mục, tập tin biểu diễn dữ liệu thực sự được ghi lên thiết bị lưu trữ.
3.5.2. Tên tập tin và thư mục
Tuỳ thuộc hệ thống máy tính mà ta có cách đặt tên là khác nhau. Như:
Hệ DOS có tên gồm 2 phần
Phần tên: ≤ 8 ký tự
Phần mở rộng: ≤ 3 ký tự (loại tập tin, thư mục): txt, doc, xls, exe, com.
Ngăn cách bởi dấu chấm
Ví dụ: danhsach.doc, baithi.pas,…
Thường thì thư mục không sử dụng tên mở rộng
Hệ Windows cũng có tên gồm 2 phần với chiều dài tối đa là 255.
3.5.3. Đường dẫn
Khái niệm đường dẫn được dùng để diễn đạt một thư mục hay tập tin đặt ở đâu trong máy tính. Có hai loại đường dẫn:
Đường dẫn thư mục:
Có dạng: tên_ổ_đĩa:\tên_thư_mục_cha\tên_thư_mục
Ví dụ
C:\SV là đường dẫn ám chỉ thư mục SV trên ổ đĩa C.
C:\SV\MT48 là thư mục MT48 chứa trong thư mục SV trên ổ đĩa C.
C:\ là thư mục gốc trên ổ đĩa C (chỉ định ổ C).
Đường dẫn tập tin:
Có dạng: đường_dẫn_thư_mục\tên_tập tin.
Ví dụ: C:\SV\Tinhoc\danhsach.doc ám chỉ tập tin danhsach.doc trong thư mục Tinhoc.
3.6. Các thao tác cơ bản trong Windows
Các thao tác cơ bản với các đối tượng của Windows cũng được áp dụng với Windows Explorer.
Sử dụng cửa sổ bên trái của Windows Explorer để di chuyển tới các nơi khác nhau (các ổ cứng khác như C:, D:,…, các thư mục khác). Kích hoặc kích đúp chuột vào một ổ cứng, thư mục được liệt kê nào đó.
3.6.1. Tạo thư mục
Để tạo thư mục mới, kích chuột vào không gian trống trong phần hiển thị nội dung của thư mục rồi chọn NewàFolder.
Hoặc kích chuột vào menu File rồi chọn New à Folder.
Sau đó gõ tên cho thư mục rồi nhấn phím Enter
3.6.2. Tạo tập tin
Khởi động chương trình soạn tập tin tương ứng.
Ví dụ: Muốn tạo tập tin văn bản thì sử dụng Microsoft WordPad, Microsoft Word,…
Sử dụng chương trình:
Tạo tập tin mới (Fileà New).
Lưu tập tin (FileàSave).
Gõ tên tập tin rồi gõ Enter.
3.6.3. Sao chép, xóa thư mục, tập tin
Kích chuột phải vào một tập tin/thư mục.
Chọn Copy để sao (hoặc Cut để chuẩn bị chuyển, Delete để xoá).
Chuyển đến thư mục cần dán.
Kích chuột phải vào thư mục (hoặc không gian trống trong cửa sổ nội dung thư mục) rồi chọn Paste để dán.
Thư mục/tập tin bị xoá sẽ được lưu vào Recycle Bin (trên desktop). Kích chuột phải vào đó rồi chọn Empty Recycle Bin để xoá hẳn các tập tin/thư mục khỏi máy tính. 
3.6.4. Đổi tên tập tin/thư mục
Ta thực hiện từng bước sau:
Kích chuột phải vào biểu tượng tập tin/thư mục.
Chọn Rename.
Gõ tên tập tin/thư mục mới.
Gõ Enter.
3.6.5. Làm việc với ổ mềm
Đưa đĩa mềm vào ổ mềm của máy tính.
Trong cửa sổ Windows Explorer, chọn đĩa A: để truy xuất đĩa mềm. Nội dung của đĩa mềm hiện ra tương tự như nội dung các ổ khác.
3.7. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển (Control Panel) cung cấp các chức năng quản lý hệ thống (tham khảo thêm các tài liệu và Windows Help):
- Add/Remove Programs: Cài đặt, gỡ bỏ chương trình.
- Administrative Tools: Các công cụ quản trị.
- Display: Thiết lập hiển thị cho màn hình (độ phân giải, màu sắc).
- Date and Time: Thiết lập thời gian.
- Folder Options: Thiết lập hiển thị folder.
- Fonts: Phông chữ.
- Internet Options: Internet Explorer Options.
- Keyboard : Các thiết lập bàn phím.
- Mouse : Các thiết lập cho chuột.
- Regional Options: Lựa chọn vùng lãnh thổ.
- System: Thông tin hệ thống.
Để khởi động Control Panel ta thực hiện từng bước sau:
Kích chuột vào nút Start.
Chọn Settings.
Chọn Control Panel.
3.8. Tắt máy
Tắt máy là thao tác quan trọng và cần thiết để tránh gây hỏng hóc cho các thiết bị cũng như cho Windows khi ta kết thúc phiên làm việc. Kích chuột vào nút Start rồi chọn Shutdown, sau đó chọn Shutdown trong hộp thoại “What do you want the computer to do?” rồi kích chuột vào nút OK. 
Chương 4: MẠNG VÀ INTERNET
1. Mạng máy tính
1.1. Khái niệm
Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau mà người ta thiết lập nên mạng máy tính.
Các máy tính được nối kết với nhau và có thể “nói chuyện” được với nhau à mạng máy tính (computer network).
1.2. Mạng LAN-WAN
Mạng LAN là mạng máy tính của một trường học, một công ty, một cửa hàng Internet Café,… tạo nên mạng cục bộ (LAN - Local Area Network).
Mạng WAN là mạng máy tính trong một thành phố, một quốc gia,… tạo nên mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network).
Mạng WAN là liên kết của nhiều mạng LAN.
2. Internet
2.1. Khái niệm
Internet là mạng WAN toàn cầu, là sự liên kết của nhiều mạng WAN trên thế giới.
Khởi đầu từ dự án ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) năm 1969 của Mỹ.
Internet không được quản lý bởi bất cứ tổ chức, cá nhân nào trên thế giới và tất nhiên không phải máy tính nào cũng kết nối Internet.
2.2. Kết nối Internet
Để kết nối Internet ta phải thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP - Internet Service Provider) như: VDC, Viettel, FPT…
Các máy tính có thể sử dụng các hình thức truy cập sau để kết nối Internet: Dial-up, ADSL, Wireless…
Khi đã kết nối vào Internet ta có thể trao đổi thông tin với các máy tính khác trong mạng toàn cầu này.
2.2. World Wide Web
Trang Web là một dạng tài liệu được sử dụng phổ biến trên Internet, sử dụng loại tập tin HTML (Hyper Text Markup Language).
Máy chủ Web (Web Server) là máy tính lưu trữ và cung cấp các tập tin HTML.
WWW là tập hợp của tất cả các Web Server và trang Web.
Website là trang Web của một tổ chức hay một cá nhân nào đó.
Để khai thác WWW, chúng ta cần một máy tính kết nối Internet có cài đặt trình duyệt Web (Web Browser) như: Internet Explorer, Mozilla, …
2.3. Trình duyệt Internet Explorer (IE)
Là trình duyệt phổ biến được cài đặt sẵn trong Windows
Hình sau là các thành phần của trình duyệt IE.
Web address: địa chỉ trang Web, cho biết trang Web đặt ở đâu. Được bắt đầu bằng html://. Ví dụ: html://www.ud.edu.vn , html://www.yahoo.com,…
Ở đây địa chỉ trang Web: html://www.ud.edu.vn sẽ cho ta biết các thông tin sau:
www: world wide web
ud: University of Danang
edu: Education (Tên miền Domain Types)
vn: Vietnam (Tên quốc gia)
Hyperlink (Siêu liên kết) Liên kết giữa trang Web này với trang Web khác, khi kích chuột trái vào đó, trình duyệt sẽ chuyển sang trang Web được chỉ bởi liên kết đó.
Web
page
Web page Title
Web address
Status Bar
Hyperlink
2.4. Một số dịch vụ phổ biến trên Internet 
Tìm kiếm: là dịch vụ tìm kiếm địa chỉ Web theo yêu cầu, sử dụng các Search Engine (máy tìm kiếm). Ví dụ: html://www.google.com, html://www.yahoo.com, html://www.altavista.com…
Thư điện tử (Email): Là một phương thức trao đổi thông tin nhanh chóng, tiện lợi. Muốn sử dụng Email, người sử dụng phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ Email.
Có một số dịch vụ cung cấp Email miễn phí sau: Yahoo mail (html://mail.yahoo.com), Google mail (html://gmail.google.com), Hotmail (html://hotmail.com)…
Email Box: Hòm thư điện tử là nơi lưu giữ email đi và đến tại máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, mổi Email Box có một Email Address (Địa chỉ Email).
Ví dụ: địa chỉ: alice@yahoo.com có nghĩa là:
alice: Tên hòm thư (do người sử dụng tự đặt).
yahoo.com: Nơi đặt hòm thư.
@: Ký hiệu Email (Tiếng Anh đọc là “at”, chúng ta quen gọi là “a còng”)
Instant Messenge: Dịch vụ nhắn tin, và tán gẩu (chat) qua mạng.
Ví dụ: Yahoo Messenge, MIRC…
Internet Phone: Gọi điện thoại qua mạng Internet.
Một số nhà cung cấp: FPT, Viettel, VDC…
Chương 5: SOẠN THẢO VĂN BẢN BẰNG MS WORD
1. Giới thiệu chung
Soạn thảo văn bản là trình bày dữ liệu văn bản theo khuôn mẫu, định dạng.
Trong Windows ta có một số chương trình soạn thảo văn bản sau:
- Notepad: Đơn giản, không có định dạng.
- WordPad: Nhiều chức năng hơn Notepad nhưng chưa chuyên nghiệp.
- Microsoft Word: Chương trình soạn thảo văn bản chuyên nghiệp.
Microsoft Word là sản phẩm của công ty Microsoft, Mỹ. Word là một thành phần trong bộ phần mềm MS Office.
Ta có một số phiên bản Word gần đây:
- Word 97
- Word 2000
- Word 2002 (XP)
- Word 2003
1.1. Khởi động Ms Word
Cách 1. Nếu khởi động máy xong trên góc phải cao nhất của màn hình có thanh biểu tượng Shortcut ta bấm vào 
Cách 2. Bấm vào nút lệnh Start ở góc trái dưới cùng → Prorgam → Tìm đến mục Microsoft Word. 
Sau khi vào Word nếu bạn chỉ gõ một phím là ký tự hoặc số bất kỳ thì coi như bạn đã bắt đầu soạn thảo văn bản.
1.2. Thoát khỏi MS Word
Nếu mới vào mà thoát ngay: Bạn bấm vào biểu tượng dấu ở góc cao nhất bên phải màn hình Word.
Nếu đã soạn thảo: Bấm nút bạn sẽ thấy xuất hiện hộp thoại yêu cầu ta chỉ ra thư mục chứa tập tin và đặt tên cho tập tin mà ta vừa soạn thảo.
1.3. Giao diện màn hình MS Word
Màn hình MS Word có các thành phần sau đây	
Menubar
Standard Toolbar
Formating Toolbar
Vùng soạn thảo văn bản
Menubar: Thanh trình đơn, chứa các nhóm lệnh, mỗi nhóm lệnh ứng với một số tác vụ.
Standard Toolbar: Thanh công cụ, chứa các nút lệnh thực thi các tác vụ. là mở mới một tập tin Word. Mở một tập tin Word đã có. Ghi lại tập tin đang soạn thảo, . . .
Formating toolbar: Thanh công cụ chứa các nút lệnh hoặc cửa sổ phục vụ cho việc định dạng văn bản, cửa sổ Font chữ. kích cỡ chữ , . . .
Hiển thị và ẩn các thanh công cụ: Vào menu View, chọn ToolBars và kích vào tên của thanh công cụ để hiển thị hay ẩn thanh công cụ đó. 
2. Các thao tác cơ bản trên tập tin văn bản
2.1. Tạo văn bản mới
Bấm vào biểu tượng New trên thanh công cụ sẽ có một cửa sổ soạn thảo mới được mở ra. Hoặc vào menu File chọn New.
2.2. Mở văn bản cũ
Bấm vào biểu tượng Open trên thanh công cụ sẽ có hộp hội thoại xuất hiện, tìm ổ đĩa, thư mục chứa tập tin có từ trước đó, chọn tập tin cần mở, nhấn Open để mở.
2.3. Lưu văn bản
Khi muốn lưu văn bản đang soạn thảo bạn bấm biểu tượng thì sẽ xuất hiện hộp hội thoại có chứa các thành phần sau: 
Hộp Save in. Bấm vào hộp thoại để chọn ổ đĩa và thư mục chứa tập tin.
Hộp File name. Gõ vào tên tập tin. Nên đặt tên có tính gợi nhớ.
Hộp Save as type: chỉ ra kiểu tập tin cần lưu trữ, mặc định là tập tin dược lưu với phần mở rộng .doc. Bạn có thể lưu tập tin với phần mở rộng .txt, . . . Sau khi thực các công việc trên bấm nút Save để lưu lại tập tin.
Tại sao phải lưu tập tin?
- Văn bản soạn thảo ra, muôn lưu giữ lại, phải ghi nó lên tệp trên đĩa (mỗi văn bản một tệp).
- Khi lưu một văn bản mới tạo, phải đặt tên cho tệp văn bản (1 lần duy nhất).
- Khi soạn thảo một văn bản đã đặt tên, việc ghi tệp (Save, Ctrl+S,…) đảm bảo cho những phần thay đổi được cập nhật lên tệp trên đĩa.
Nói cách khác, nếu chúng ta gõ thêm chữ vào văn bản mà không lưu lại thì lượng chữ gõ thêm không nằm trên tệp và sẽ bị mất đi khi thoát khỏi Word do đó phải lưu ý sao lưu thường xuyên khi làm việc.
3. Soạn thảo tài liệu
Con trỏ văn bản
Con trỏ văn bản
3.1. Con trỏ văn bản
Con trỏ chuột khi di chuyển tới vùng văn bản sẽ có dạng chữ I thay vì mũi tên như bình thường.
Con trỏ văn bản có dạng nét gạch đứng và luôn nhấp nháy, cho ta biết đang ở vị trí nào trong văn bản.
Con trỏ văn bản nằm trong vùng soạn thảo văn bản.
3.2. Gõ Tiếng Việt
3.2.1. Bộ gõ tiếng Việt
Tiếng Việt tuy sử dụng các chữ cái Latinh để phiên âm, nhưng có 7 chữ và 5 dấu không có trên các bàn phím chuẩn, do đó người ta đã viết ra các phần mềm hỗ trợ cho việc nhập tiếng Việt trong máy tính.
Hai phần mềm phổ biến hiện nay là VietKey và Unikey
Ở đây chúng tôi xin giới thiệu phần mềm VietKey.
Khi nào trên màn hình xuất hiện biểu tượng hoặc thì lúc đó Vietkey đang ở chế độ sử dụng tiếng Việt, để chuyển sang chế độ tiếng Anh chúng ta kích chuột vào biểu tượng đó hoặc nhấn phím tắt Alt-Z, Vietkey chuyển sang chế độ đánh tiếng Anh .
Nếu chưa có VietKey thì ta gọi chương trình này bằng cách, vào Start / VietKey 2000.
3.2.2. Bộ font Unicode
Vì nhiều lý do, nên trong các máy tính hiện nay cũng như trên Internet, người ta sử dụng nhiều bảng mã tiếng Việt như:
Bảng mã
Đặc điểm Font
VNI
Tên Font có chữ VNI phía trước, như:
VNI-Time, VNI-Book, ...
TCVN3
Tên Font có dấu ‘.’ (dấu chấm) phía trước, như: .VnTime, .VNTIMEH, ...
Vietware
Tên Font có chữ VN phía trước, như:
Vntimes new roman, VnTimes, ...
Unicode
Font chuẩn quốc tế: Times New Roman, Arial, Tahoma,...
Hiện nay Bảng mã Unicode đã được xem là tiêu chuẩn cho tiếng Việt trên máy tính và được sử dụng rộng rãi trong soạn thảo văn bản trên MS Word.
Để chọn bảng mã Unicode trong VietKey chúng ta kích chuột phải lên biểu tượng VietKey, một menu xuất hiện:
Ta chọn bảng mã Unicode.
3.2.3. Cách chọn Font chữ và gõ tiếng Việt
Bật biểu tượng Vietkey 
Chọn một trong hai kiểu gõ tiếng Việt là kiểu gõ Vni và Telex. Bảng dưới đây sẽ chỉ rõ cách gõ các phím để được các chữ và dấu tiếng Việt:
Chữ hoặc dấu
tiếng Việt phải gõ
Kiểu Telex
phải gõ các phím
Kiểu Vni
phải gõ các phím
â
aa
a6
ă
aw
a8
đ
dd
d9
ơ
aw
a7
ô
oo
o7
ư
uw
u7
ê
ee
e6
dấu sắc
s
1
dấu huyền
f
2
dấu hỏi
r
3
dấu ngã
x
4
dấu nặng
j
5
Ví dụ: 	Đễ gõ: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Ta sẽ gõ theo kiểu Telex như sau: “Coongj hoaf xax hooij chur nghiax Vieetj Nam”
3.3. Nhập sửa văn bản
3.3.1. Cấu trúc đoạn văn bản (paragraph) và nguyên tắc nhập
Khi làm việc với văn bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc là các ký tự (character), các ký tự khác ký tự trắng ghép lại thành một từ (Word). Tập hợp các từ kết thúc bởi dấu ngắt câu, ví dụ dấu chấm (.) gọi là câu (Sentence). Nhiều câu có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó gọi là một đoạn văn bản (Paragraph). Trong phần mềm soạn thảo văn bản, đoạn văn bản kết thúc bằng cách nhấn phím Enter. Khi định dạng theo paragraph thì việc định dạng có tác dụng lên toàn bộ paragraph đó.
Một số nguyên tắc nhập văn bản:
Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng.
Giữa các từ chỉ dùng một dấu cách để phân cách. Không sử dụng dấu trắng đầu dòng cho việc căn chỉnh lề.
Các dấu ngắt câu như dấu chấm (.), phẩy (,), hai chấm(:), chấm phẩy(;), chấm than(!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung. 
Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và phải viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái. 
3.3.2. Chế độ ghi chèn, đè
Chế độ ghi chèn là khi ta đánh vào các ký tự sẽ được chèn vào văn bản, phần văn bản phía bên phải sẽ tự động dịch chuyển.
Chế độ ghi đè là khi ta đánh vào các ký tự sẽ được ghi đè lên văn bản phía bên phải.
Để bật tắt chế độ ghi chèn đè chỉ cần ấn phím Insert.
3.3.3. Sửa và xóa văn bản
Để sửa và xóa văn bản ta sử dụng hai phím Backspace và Delete
Phím
Chức năng
Backspace 
Xóa kí tự bên trái
Delete
Xóa kí tự bên phải
Ctrl – Backspace
Xóa từ bên trái
Ctrl – Delete
Xóa từ bên phải
3.3.4. Giải hoạt (Undo) và tái hoạt (Redo)
Để bỏ các thao tác vừa làm ta nhấn vào biểu tượng Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl-Z
Để làm lại các thao tác vừa bỏ ta nhấn vào biểu tượng Redo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl-Y.
3.4. Di chuyển con trỏ, cuộn màn hình
3.4.1. Sử dụng bàn phím
Ta có thể dùng chuột để chọn vị trí con trỏ, ngoài ra cũng có thể dùng bàn phím. Sau đây là cách di chuyển con trỏ dùng bàn phím:
Các phím
Ý nghĩa
¬, ®
Sang trái, phải một kí tự
Ctrl và phím ¬, ®
Sang trái, phải một từ
­, ¯
Lên, xuống một hàng
Ctrl và phím ­, ¯
Lên, xuống một đoạn văn
Home
Về đầu hàng
End
Về cuối hàng
Ctrl – Home
Về đầu văn bản
Ctrl – End
Về cuối văn bản
Page Up
Sang trang trước
Page Down
Sang trang sau
3.4.2. Sử dụng con chuột
Với con chuột ta dễ dàng di chuyển con trỏ đến bất cứ chỗ nào trong văn bản, nhưng khi soạn thảo nhanh thì thao tác này cũng làm giảm tốc độ soạn thảo.
3.5. Các thao tác khối
3.5.1. Chọn khối
Khi văn bản đã được chọn khối thì các thao tác tiếp theo sẽ chỉ tác động lên khối văn bản đó mà không tác động lên phần văn bản khác.
Cách 1: Sử dụng chuột: để chọn
Bất kỳ khối lượng văn bản nào: trỏ chuột về đầu khối và rê đến cuối khối.
Một từ: kích đôi vào từ đó.
Một hình ảnh: kích vào hình ảnh.
Một dòng: trỏ chuột về đầu dòng cho đến khi có dạng , kích chuột.
Nhiều dòng: rê chuột đầu các dòng.
Một đoạn: kích 3 lần ở vị trí bất kỳ của đoạn.
Cả tài liệu: trỏ chuột về đầu dòng, kích 3 lần.
Cách 2: Sử dụng bàn phím
Đưa con trỏ về đầu khối chọn.
Ấn Shift - các phím di chuyển con trỏ như mũi tên, Home, End…
Để chọn toàn bộ văn bản ta sử dụng tổ hợp phím Ctrl – A.
3.5.2. Chép khối
Sao chép khối văn bản đã chọn: được thực hiện bằng cách chọn khối văn bản rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl - C, sau đó chỉ chuột đến vị trí mới nhấn tổ hợp phím Ctrl - V.
3.5.3. Di chuyển khối
Cắt dán khối văn bản đã chọn: được thực hiện bằng cách chọn khối văn bản rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl - X, sau đó chỉ chuột đến vị trí mới nhấn tổ hợp phím Ctrl - V.
3.5.4. Xóa khối
Xóa khối được thực hiện bằng cách chọn khối văn bản rồi nhấn phím Delete hoặc Backspace.
3.6. Tìm và thay thế
3.6.1. Tìm văn bản
Để tìm kiếm một cụm từ trong tài liệu của mình, làm như sau: 
Bước 1: Chọn vùng muốn tìm kiếm; Nếu không lựa chọn một vùng văn bản, Word sẽ thực hiện tìm kiếm trên toàn bộ tài liệu. 
Bước 2: Khởi động tính năng tìm kiếm văn bản bằng cách: kích hoạt mục chọn Edit | Find.. hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + F, hộp thoại Find and Replace xuất hiện: 
Bước 3: Thiết lập các thông tin về tìm kiếm trên thẻ Find. Ý nghĩa các mục như sau: 
Gỏ từ cần tìm kiếm vào mục Find what: ví dụ: Viet nam; 
Thiết lập các tùy chọn tìm kiếm ở mục Options như sau: 
	- Nhấn vào nút More
	- Match case- tìm kiếm mà không phân biệt chữ hoa, chữ thường; 
	- Find whole words only- chỉ tìm trên những từ độc lập 
Bước 4: Nhấn nút Find next, máy sẽ chỉ đến vị trí văn bản chứa cụm từ cần tìm. 
3.6.2. Tìm và thay thế văn bản
Tính năng này giúp tìm ra những cụm từ trên văn bản, đồng thời có thể thay thế cụm từ tìm được bởi một cụm từ mới. Để thực hiện tính năng này, làm như sau: 
Bước 1: Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm; khởi động tính năng tìm kiếm văn bản; 
Bước 2: Thiết lập thông tin về cụm từ cần tìm và cụm từ sẽ thay thế ở thẻ Replace của hộp thoại:
- Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào mục Find what, và gõ cụm từ sẽ thay thế vào mục Replace with.
Bước 3: Nhấn nút Find next để tìm đến vị trí văn bản chứa cụm từ cần tìm. Khi tìm thấy, có thể bấm nút Replace để thay thế cụm từ tìm được bởi cụm từ đã chỉ định ở mục Replace with: hoặc nhấn nút Replace All, Word sẽ tự động thay thế toàn bộ các cụm từ sẽ tìm được như chỉ định. 
3.7. Văn bản tự động (Autocorrect)
3.7.1. Tạo văn bản tự động
Để thêm một từ viết tắt, thực hiện theo các bước sau: 
Bước 1: Khởi động tính năng AutoCorrect bằng cách mở mục chọn lệnh: Tools | AutoCorrect.., Hộp thoại AutoCorrect xuất hiện:
- Gõ cụm từ viết tắt vào mục Replace 
- Gõ cụm từ sẽ thay thế vào mục With 
Ví dụ: muốn viết tắt từ văn bản bởi vb thì: 
Replace gõ vb 
With gõ văn bản 
Bước 2: Nhấn nút Add để ghi thêm từ này vào danh sách viết tắt của Word. 
3.7.2. Xóa văn bản tự động
Để xóa đi một từ viết tắt, thực hiện theo các bước sau: 
Bước 1: Khởi động tính năng AutoCorrect; 
Bước 2: Tìm đến từ viết tắt cần xóa bằng cách gõ từ viết tắt vào mục Replace. Ví dụ muốn xóa t

File đính kèm:

  • docTin hoc dai cuong Chuyen.doc
Giáo án liên quan