Giáo trình Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh

e) Một số biện pháp xây dựng tự vệ trong giai đoạn hiện nay

- Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tự vệ.

Xuất phát vị trí, vai trò của lực lượng tự vệ trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân bảo vệ Tổ quốc và nhận thức của tự vệ về nhiệm vụ cách mạng. Từ thực tiễn tổ chức, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ nói chung và lực lượng tự vệ tại các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp và nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Từ âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, đặc biệt là tự diễn biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; sự mơ hồ, mất cảnh giác của một bộ phận tự vệ khi làm nhiệm vụ trong thời gian vừa qua. Do đó, đòi hỏi phải làm tốt hơn nữa công tác giáo dục về mọi mặt, làm chuyển biến một cách căn bản về nhận thức cho lực lượng tự vệ trong tình hình hiện nay.

Phải thường xuyên giáo dục quán triệt sâu

doc169 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với yêu cầu sử dụng trong biên chế của từng đơn vị quân đội; trường hợp không có phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sử dụng thì được sắp xếp phương tiện kỹ thuật tương ứng. 
- Huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên
+ Giáo dục chính trị
Giáo dục chính trị là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng lực lượng dự bị động viên. Nội dung giáo dục cần tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nư ớc, quan điểm quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta và những tấm gương của cán bộ, chiến sĩ ở cơ quan.
Nội dung giáo dục chính trị phải đạt được mục tiêu là làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ dự bị động viên ở từng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội thấy được vị trí chiến lược, tầm quan trong của xây dựng lực lượng dự bị động viên trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm chính trị của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ, chiến sĩ dự bị động viên, khắc phục mọi khó khăn trong công việc của cơ quan, doanh nghiệp hoặc gia đình để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 
+ Công tác huấn luyện các nội dung khác
Các nội dung huấn luyện khác phải theo phương châm Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung, có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung huấn luyện gồm kĩ thuật bộ binh, binh chủng; chiến thuật từng ngư ời đến cấp đại đội, công tác hậu cần, băng bó cứu thương và hoạt động chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ. Có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị dự bị động viên hoặc phân tán tại các địa phương, cơ sở. Cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt những phương pháp huấn luyện thích hợp sát đối tư ợng, sát thực tế.
Các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành trung ương đến cơ sở cần phải nắm chắc lực lượng dự bị động viên trong phạm vi quản lý. Hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan quân sự và các đơn vị quân đội để nắm chắc về thời gian, địa điểm tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra hàng năm. Có kế hoạch, biện pháp tuyên truyền, động viên, đôn đốc và tạo điều kiện cho quân nhân dự bị thực hiện đúng kế hoạch của cấp trên. Theo chức năng, quyền hạn của mình, từng cơ quan, đơn vị cơ sở cần thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị và gia đình của họ trong thời gian quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng có trách nhiệm giúp cấp ủy đảng, người chỉ huy kiểm tra những nội dung thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và kiểm tra những nội dung khác được ủy quyền trong xây dựng lực lượng dự bị động viên đối với cá nhân, tập thể thuộc quyền kiểm tra của lãnh đạo và chỉ huy cấp mình. Ngoài ra, cơ quan quân sự các đơn vị cơ sở cần phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội kiểm tra một số nội dung cần thiết theo kế hoạch.
- Thực hiện công tác đảng, công tác chính trị
+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên tại cơ quan, đơn vị cơ sở.
Đối với cấp ủy đảng, chính quyền ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị cần quán triệt nắm vững mục tiêu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong từng thời kỳ cách mạng và tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và những kiến thức cơ bản về công tác động viên quân đội để nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền. 
Đối với cán bộ, nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thông qua hoạt động chính trị của các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn, hội phụ nữ để tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Bằng những hình thức biện pháp sáng tạo, giáo dục cho cán bộ, nhân viên, người lao động lòng yêu nước, yêu quê hương, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình hình hiện nay.
+ Phối hợp hiệp đồng giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ quan, đơn vị cơ sở và đơn vị quân đội, nâng cao chất lượng chính trị cho lực lượng dự bị động viên.
Đây là vấn đề quan trọng bảo đảm cho lực lượng dự bị động viên luôn sẵn sàng về tư tưởng, tổ chức để thực hành huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi điều kiện. Cần duy trì chặt chẽ chế độ học tập chính trị cho quân nhân dự bị, thường xuyên nắm vững tư tưởng, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp chủ động giải quyết những khó khăn cho quân nhân dự bị. Chú trọng công tác phát triển Đảng, phát triển đoàn cho quân nhân dự bị, bảo đảm tỷ lệ lãnh đạo cần thiết trong đơn vị và giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên là quân nhân dự bị.
+ Phát huy hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập lực lượng dự bị động viên.
 Đối với cấp ủy đảng, chính quyền ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị cần đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động khắc phục khó khăn, chỉ đạo, điều hành linh hoạt sáng tạo trong mọi điều kiện hoàn cảnh để thực hiện tốt các nội dung công việc. Trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập phải quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của cấp ủy đảng, mệnh lệnh của người chỉ huy, chỉ thị hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên.
+ Xây dựng đội ngũ sĩ quan dự bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phải luôn coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ sỹ quan dự bị, làm cho đội ngũ sỹ quan luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Có năng lực tổ chức chỉ huy giỏi, biết cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng vào cương vị chức trách và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cần phải thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chính sách hậu phương quân đội và các chế độ đãi ngộ với quân nhân dự bị. 
- Bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, tài chính cho lực lượng dự bị động viên
+ Nội dung bảo đảm bao gồm: 
Bảo đảm hậu cần (quân lương, quân y, quân trang, vận tải, xăng dầu)
Bảo đảm kỹ thuật (vũ khí, xe máy, sửa chữa, trang bị khác...)
Bảo đảm tài chính, ngân sách
+ Hình thức bảo đảm:
Dự trữ bằng vật chất ở các cấp (dự trữ quốc gia, dự trữ của địa phương)
Niêm cất trong các kho quân đội
Chuẩn bị huy động từ nền kinh tế quốc dân
Dự trữ ngân sách theo kế hoạch
- Chuẩn bị các mặt cần thiết khác để sẵn sàng động viên
+ Chuẩn bị cho lãnh đạo, chỉ huy, điều hành: Vị trí, thành phần, thời gian, cơ sở vật chất, phân công trách nhiệm.
+ Chuẩn bị cho việc thông báo quyết định, lệnh huy động: nội dung thông báo, thành phần, đối tượng, trách nhiệm thông báo, lực lượng phương tiện tham gia, thời điểm bắt đầu, kết thúc.
+ Chuẩn bị cho việc tập trung, vận chuyển và bàn giao lực lượng dự bị động viên: Tổ chức các trạm, phương tiện vận chuyển, tuyến đường, thành phần tham gia, cơ sở vật chất, phân công thực hiện.
+ Chuẩn bị cho việc bảo vệ trong quá trình huy động lực lượng dự bị động viên như: Mục tiêu bảo vệ, lực lượng bảo vệ (lực lượng bảo vệ mặt đất, lực lượng bảo vệ trên không), biện pháp bảo vệ 
c) Một số biện pháp xây dựng lực lư ợng dự bị động viên
Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vị trí, nhiệm vụ và những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dư ỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng lực lư ợng dự bị động viên.
Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nư ớc đối với lực lư ợng dự bị động viên.
2. Hoạt động của lực lượng dự bị động viên ở cơ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
a) Hoạt động trong thời bình
Trong bối cảnh đất nước hòa bình, không phải chống lại chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch bằng sức mạnh quân sự, hoạt động của lực lượng dự bị động viên diễn ra trên một số lĩnh vực sau: 
Tập trung huấn luyện định kỳ hoặc đột xuất theo kế hoạch của ban chỉ huy quân sự cơ quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt của lực lượng dự bị động viên.
Trực tiếp lao động sản xuất trong các thành phần kinh tế và hoạt động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị bảo đảm cho mọi hoạt động của cơ quan doanh nghiệp đúng kế hoạch.
Phối hợp với lực lượng tự vệ, lực lượng công an, bảo vệ chuyên trách và các lực lượng khác làm tăng sức mạnh bảo vệ về mọi mặt, làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cơ quan trong mọi tình huống nhất là an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác, kiên quyết đấu tranh để khắc phục các yếu tố tự diễn biến trong nội bộ cơ quan nhất là tai nạn, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và sẵn sàng nhận các nhiệm vụ khác trong kế hoạch phòng thủ dân sự của cơ quan, địa phương. 
Chủ động phối hợp với các lực lượng khác trên địa bàn để làm tăng sức mạnh chiến đấu của khu vực phòng thủ huyện, tỉnh, góp phần bảo đảm sự vững chắc của thế trận quốc phòng toàn dân ở địa phương, cơ sở.
b) Hoạt động của lực lượng dự bị động viên khi được huy động
Lực lượng dự bị động viên được huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ (tùy theo trạng thái khẩn cấp về quốc phòng) và trong chiến tranh. Cũng có thể tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ. Như vậy, lực lượng dự bị động viên ở các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp có thể được động viên toàn bộ hay từng bộ phận là tùy thuộc vào trạng thái quốc phòng của đất nước.
Lực lượng dự bị động viên tại cơ quan khi chưa được động viên thì hoạt động bình thường như ở trạng thái thời bình. Hoạt động của họ vẫn tập trung vào công tác, sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và tăng cường phối hợp với các lực lượng khác để bảo vệ cơ quan, phòng thủ dân sự tại địa bàn.
Lực lượng dự bị động viên được huy động phải thực hiện lệnh gọi sỹ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và lệnh gọi hạ sỹ quan - binh sỹ nhập ngũ của chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện (quận) tới các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội của huyện (quận). Các chủ phương tiện kỹ thuật có trách nhiệm thực hiện quyết định điều động phương tiện kỹ thuật của Chủ tịch huyện (quận) theo kế hoạch đã được phê chuẩn.
Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên ngoài việc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ còn tham gia cùng cán bộ cơ sở thông báo lệnh cho quân nhân dự bị thuộc quyền trong cùng cơ quan, đơn vị.
Đối với quân nhân dự bị của từng cơ quan, đơn vị phải có mặt tại địa điểm quy định. Ban chỉ huy quân sự của cơ quan, đơn vị cơ sở phải kiểm tra công tác chuẩn bị của từng người, sau đó cử người phụ trách tổ chức cơ động về khu tập trung bí mật theo kế hoạch. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm đôn đốc quân nhân dự bị thuộc quyền, tập trung theo lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện quản lý đơn vị mình ngay từ khi tập trung tại cơ quan, đơn vị cơ sở. Các quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật được bàn giao cho các đơn vị quân đội theo kế hoạch đã xác định. 
 Xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên ở cơ quan là một nội dung quan trọng trong xây dựng lực lượng quốc phòng hiện nay để đất nước chủ động đối phó với mọi tình huống của chiến tranh, là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, hơn lúc nào hết ngay từ thời bình, công tác xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên và hoạt động của các lực lượng này tại các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế phải được sự quan tâm một cách đầy đủ của các cấp ủy đảng, chính quyền và của toàn xã hội. Đồng thời phát huy cao nhất trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động và mọi công dân Việt Nam để công tác xây dựng lực lượng tự vệ và dự bị động viên đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ?
2. Hoạt động của lực lượng tự vệ tại cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế?
3. Hoạt động của lực lượng dự bị động viên ở cơ quan trong thời bình? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
2. Luật Dân quân tự vệ được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009. 
3. Nghị định 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
4. Nghị định 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ.
5. Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 27 tháng 8 năm 1996.
6. Bộ Quốc phòng, Giáo trình giáo dục quốc phũng, dựng cho bồi dường kiến thức quốc phũng - an ninh đối tượng 3, Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 2007. 
Chuyên đề 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 
BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA 
KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
 Biên soạn: Đại tá, PGS. TS Phạm Xuân Hảo
Bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội là là một nội dung quan trọng của mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các tổ chức, các lực lượng trong cả nước. Việc quán triệt sâu sắc quan điểm tư tưởng của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội giữ vị trí, vai trò quan trọng, nhằm thống nhất nhận thức, đề cao trách nhiệm; đồng thời, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, mỗi con người để tiến hành các hoạt động nhằm giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo dựng môi trường chính trị - xã hội thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, VĂN HOÁ, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. An ninh quốc gia, chiến lược an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia
a) An ninh quốc gia
Các quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay đều xác định chiến lược an ninh quốc gia. Tùy thuộc bản chất giai cấp, chế độ chính trị, vị thế quốc tế và lợi ích quốc gia mà mỗi nước có những quan niệm, xác định phạm vi an ninh quốc gia rộng, hẹp khác nhau. Quan niệm và chiến lược an ninh quốc gia mang tính chất chính trị - xã hội, thể hiện lập trường giai cấp, tinh thần dân tộc, tính quốc tế và tính thời đại.
Ở Việt Nam, vấn đề an ninh quốc gia hình thành ngay sau khi thành lập nước, ngày 2 tháng 9 năm 1945 và từng bước được phát triển, hoàn thiện. Những thập kỷ gần đây, Đảng, Nhà nước rất chú trọng vấn đề an ninh quốc gia, đặt nó trong tổng thể chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tại các kỳ đại hội Đảng, các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, vấn đề an ninh quốc gia luôn được xác định là vấn đề trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Ngày 26 tháng 5 năm 1990, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 60 về Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Quốc hội và Chính phủ luôn luôn quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh quốc gia trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngày 14 tháng 12 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 32/2004-QH11 Luật Về An ninh quốc gia.
An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Xem: Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Về An ninh Quốc gia; Nghị quyết số 32/2004/QH11, ngày 14 tháng 12 năm 2004.
.
An ninh quốc gia theo nghĩa chung nhất, rộng lớn nhất, đó là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ mà nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang từng ngày xây dựng. An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với sự vững mạnh của toàn bộ các yếu tố trong cấu trúc hệ thống chính trị đất nước.
Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền. An ninh quốc gia là sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
An ninh quốc gia gồm: an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa, an ninh kinh tế, an ninh xã hội Trong đó an ninh chính trị là xuyên suốt, an ninh kinh tế là nền tảng.
An ninh quốc gia luôn gắn với an ninh khu vực, an ninh thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ an ninh giữa các quốc gia, an ninh của các quốc gia với an ninh khu vực, an ninh thế giới là một xu thế. Có những nội dung của an ninh quốc gia nếu không có sự hợp tác quốc tế sẽ rất khó giải quyết và giữ vững.
b) Chiến lược an ninh quốc gia
Chiến lược an ninh quốc gia là những vấn đề cơ bản về quan điểm tư tưởng, mục tiêu, các giải pháp nhằm tạo nên sức mạnh để giữ vững an ninh quốc gia.
Chiến lược an ninh quốc gia ở nước ta là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là nghệ thuật xác định mục tiêu, quy tụ và sắp xếp lực lượng, lựa chọn các giải pháp khả thi nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để giữ vững sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; tạo thế chủ động chiến lược ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến lược diễn biến hòa bình, sự chống phá của các thế lực thù địch và ứng xử kịp thời, hiệu quả với các vấn đề an ninh phi truyền thống; góp phần giữ vững môi trường hòa bình và ổn định của đất nước, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
Chiến lược an ninh quốc gia là bộ phận hợp thành trọng yếu của chiến lược bảo vệ Tổ quốc, có quan hệ chặt chẽ với chiến lược quốc phòng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược đối ngoại... đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Nhà nước, do Bộ Công an chủ trì và là trung tâm tổ chức hợp đồng.
Chiến lược an ninh quốc gia là văn kiện tối mật của quốc gia. Việc quán triệt tới từng ngành, từng người theo chức trách, đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, cần đến đâu biết đến đó.
c) Bảo vệ an ninh quốc gia
Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, những hành vi xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 
Bảo vệ an ninh quốc gia, nghĩa rộng nhất là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. 
Bảo vệ an ninh quốc gia là giữ vững ổn định và phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bao hàm cả việc bảo vệ an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung hoạt động chủ yếu của bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, chống đối.
2. Bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội 
Bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội là tổng thể các hoạt động tạo dựng những điều kiện cần và đủ để bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội là bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia.
Chủ thể hoạt động tạo dựng những đ

File đính kèm:

  • docTai_lieu_Kien_thuc_quoc_phong_cho_doi_tuong_4.doc