Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong mễn sinh học cấp trung học phổ thông

Phương pháp thuyết trình: Thuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu vấn đề hoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự minh hoạ của các phương tiện trực quan. Trong DHTH giáo dục BĐKH, thuyết trình có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp GV giải thích những khái niệm trừu tượng, chẳng hạn giải thích vai trò của các hệ sinh thái trong đời sống tinh thần của con người, đó chính là cảnh đẹp của thiên nhiên giúp con người thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng.

doc72 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong mễn sinh học cấp trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiễm môi trường như thải các chất độc hại vào môi trường, hạn chế các tác nhân gây đột biến ở sinh vật.
Liên hệ
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
I.4. Ý nghĩa của các lệch bội
II.3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
Giáo dục ý thức bảo tồn nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 11. Liên kết và hoán vị gen.
III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết và hoán vị gen.
Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, giúp duy trì sự ổn định của loài.
Hoán vị gen tăng cường sự xuất hiện biến dị tổ hợp, tạo độ đa dạng trong loài.
Lồng ghép
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
III. Mức phản ứng của kiểu gen
Có nhiều nhân tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
Bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự tác động có hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người nhằm tạo môi trường cho gen biểu hiện ở trạng thái tốt nhất.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 14. Thực hành lai giống.
Cả bài
Chủ động tạo giống mới có nhiều ưu điểm, làm tăng sự đa dạng các tính trạng loài, góp phần làm tăng đa dạng sinh học.
Liên hệ
Bài 16. Cấu trúc di truyền của quần thể.
Cả bài
Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng, đảm bảo sự ổn định lâu dài trong tự nhiên.
Củng cố những tính trạng mong muốn, ổn định loài.
Bảo vệ môi trường sống, tránh những tác nhân làm thay đổi tần số các alen, gây ra những biến đổi không mong muốn của vốn gen của quần thể.
Liên hệ
Bài 17. Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
III.3. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
Quần thể ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, do vậy duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể, tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Liên hệ
Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Cả bài
Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động – thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo sự đa dạng sinh học.
Củng cố niềm tin vào khoa học.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 20. Tạo giống mới nhờ công nghệ gen
II.2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
Tạo các giống vật nuôi cây trồng quý hiếm.
Vi sinh vật biến đổi gen làm sạch môi trường, phân huỷ rác, các cống rãnh nước thải, các vết dầu loang trên biển,
Củng cố niềm tin vào khoa học công nghệ sinh học.
Lồng ghép
Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
I. Bảo vệ vốn gen loài người
Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu, tránh các đột biến phát sinh giảm thiểu gánh nặng di truyền cho loài người.
Hiểu biết được sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ có thể dẫn đến ô nhiễm đất, nước, không khí từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 26. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
II.3. Chọn lọc tự nhiên
II.4. Các yếu tố ngẫu nhiên 
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính hình thành các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể.
Có ý thức bảo vệ động vật hoang dã vì chúng đang bị săn lùng quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
Chọn lọc tự nhiên duy trì một kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau.
Không có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
Hạn chế tối đa những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của sinh vật, đảm bảo cho sinh vật thích nghi tốt nhất.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 29. Quá
trình hình thành loài
I.1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới
Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hoá khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen, kết quả là hình thành loài mới.
Lồng ghép
Bài 33. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 
Cả bài
Nguyên nhân gây BĐKH; 
Hậu quả của BĐKH : Trái đất trong quá trình hình thành và tồn tại luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố của các loài trên trái đất cũng như gây nên những vụ tuyệt chủng hàng loạt các loài.
Hành động chống BĐKH: khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường; bảo vệ môi trường.
Tích cực bảo vệ môi trường.
Lồng ghép
Bài 34. Sự phát sinh loài người
Cả bài
Nhận thức đúng đắn về nguồn gốc và sự hình thành loài người.
Liên hệ
Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
II. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh, trong đó con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều loài sinh vật.
Lựa chọn môi trường sống thích hợp cho sinh vật.
Lồng ghép
Bài 36. Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Các mối quan hệ giữa các cá thể về số lượng và sự phân bố của cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài pháy triển ổn định.
Hình thành thói quen nuôi trồng hợp lí, đúng mật độ giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Liên hệ
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Cả bài
BĐKH ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
Ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường.
Liên hệ
Bài 38. Kích thước và sự tăng trưởng của quần thể sinh vật
Cả bài
Giới hạn số lượng cá thể của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Môi trường sống thuận lợi, gia tăng số lượng cá thể trong quần thể
Dân số tăng nhanh là nguyên nhân gây BĐKH.
Có nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Liên hệ
Bài 39.
Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 
Cả bài
Các nhân tố trong tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật, gây biến động số lượng cá thể sinh vật.
Giải thích được các vấn đề liên quan trọng sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Giáo dục ý thức tự giác, tôn trọng quy luật tự nhiên.
Lồng ghép
Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
III. Các mối quan hệ sinh thái trong quần xã sinh vật
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.
Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên và hệ sinh thái.
Biết cách phối hợp chăn thả những loài sinh vật có cùng nhu cầu dinh dưỡng nhằm tránh sự cạnh tranh giữa các loài.
Lồng ghép 
Liên hệ
Bài 41. Diễn thế sinh thái
IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
Diễn thế xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh, khai thác tài nguyên.
Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tuyên truyền khắc phục các kĩ thuật canh tác lạc hậu.
Chỉ ra tầm quan trọng của diễn thế sinh thái để từ đó xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tăng cường trồng cây gây rừng.
Lồng ghép
Bài 42. Hệ sinh thái
II. Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất
Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng trong hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.
Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái nhân tạo.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Cả bài
Mối quan hệ giữa các loài sinh vật đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong quần xã.
Có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, động vật, thực vật.
Lồng ghép
Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Cả bài
Chỉ ra tầm quan trọng của chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
Khí CO2 thải vào khí quyển cao → gây hiện tượng nhà kính làm cho trái đất nóng nên gây thêm nhiều thiên tai cho trái đất.
Khai thác có mật độ, đúng kĩ thuật kết hợp bảo vệ các loài sinh vật biển sinh sản và phát triển; nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, hệ sinh thái ven bờ.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh, vận chuyển qua sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 46. Thực hành về quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Thu hoạch
Nhận xét về tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Nâng cao ý thức về sự cần thiết phải có biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, hình thành hành vi và ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
Lồng ghép
4. Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học
4.1. Phương pháp dạy học
Nội dung giáo dục BĐKH được tích hợp vào nội dung của môn Sinh học nên có thể sử dụng các phương pháp dạy học Sinh học để dạy về BĐKH. Mục tiêu của giáo dục BĐKH không chỉ hình thành cho HS kiến thức về bản chất, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH, mà còn hình thành cho các em mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hoặc có chuyển biến trong hành vi của các em đối với BĐKH. Để đạt mục tiêu đó thì phải sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm. Đây cũng đồng thời là việc làm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn Sinh học. Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực dưới đây có thể sử dụng trong tích hợp giáo dục BĐKH qua dạy học Sinh học.
- Phương pháp thuyết trình: Thuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu vấn đề hoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự minh hoạ của các phương tiện trực quan. Trong DHTH giáo dục BĐKH, thuyết trình có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp GV giải thích những khái niệm trừu tượng, chẳng hạn giải thích vai trò của các hệ sinh thái trong đời sống tinh thần của con người, đó chính là cảnh đẹp của thiên nhiên giúp con người thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng...
Thuyết trình với đặc trưng là dùng lời còn có ưu điểm là GV có thể truyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về môi trường cho HS. HS có thể thấy được sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà thiên nhiên mang lại cho con người; HS có thể thấy được sự bình yên khi được sống trong môi trường trong lành do thiên nhiên mang lại; HS cũng có thể đồng cảm lên án những hành động tàn phá rừng, buôn bán, săn bắt những động vật qu ý hiếm...
- Phương pháp vấn đáp (đàm thoại/ hỏi đáp): Là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi, HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và tranh luận với GV. Thông qua đó, HS lĩnh hội được kiến thức trong bài và những kiến thức thực tiễn liên quan đến bài học. Trong đó, vấn đáp - tái hiện và vấn đáp - tìm tòi bộ phận (orixtic) là được sử dụng nhiều và hiệu nhất trong quá trình dạy học.
Vấn đáp - tái hiện: Là những câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học hoặc đã biết. Vấn đáp tái hiện thường chỉ được sử dụng trong bài dạy với mục đích gợi ý, dẫn dắt HS trong khi học bài mới, hoặc được dùng khi liên hệ kiến thức đã học và kiến thức mới, hoặc trong khâu củng cố kiến thức. 
Ví dụ: Để trả lời cho câu hỏi “Vì sao nói cây xanh có thể coi là nhà máy lọc không khí cho khí quyển ? ”, GV có thể đặt các câu hỏi về quang hợp mà HS đã học như: “Nguyên liệu của quá trình quang hợp là gì ? ” – câu trả lời trong đó có CO2; “Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì ? ”– câu trả lời trong đó có O2. 
Vấn đáp - tìm tòi bộ phận: Là những câu hỏi mà câu trả lời phải có chứa đựng những kiến thức mới, chưa biết. Các câu hỏi cần phải đa dạng, ở các mức độ tư duy khác nhau theo đánh giá của Bloom. GV nên đặt câu hỏi kích thích HS tư duy ở mức độ cao.
Ví dụ:
Mức độ biết: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với hệ sinh thái tự nhiên.
Mức độ hiểu: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?
Mức vận dụng: Vì sao cây xanh được coi là máy lọc không khí
Mức phân tích: Những nguồn nào gây ra ô nhiễm không khí?
Mức tổng hợp: Em hãy cho biết những giải pháp có thể thực hiện để bảo vệ sự đa dạng của thế giới sinh vật.
Mức đánh giá: Có ý kiến cho rằng không nên sử dụng các sản phẩm làm từ da động vật, em đồng ý hay không đồng ý và vì sao?
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề: Là phương pháp dạy học dựa trên việc đặt hoặc phát hiện tình huống có vấn đề (mâu thuẫn), lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và đặt ra vấn đề mới. Qua đó, HS không những tự lực lĩnh hội kiến thức mới mà còn học được cách thức nhận ra vấn đề, cách tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Phương pháp này rất phù hợp trong dạy học giáo dục môi trường, vì kĩ năng nhận biết và giải quyết vấn đề môi trường là những kĩ năng cơ bản, quan trọng để hoạt động trong môi trường.
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành phương pháp này ở các mức độ khác nhau: 
(1) GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, HS thực hiện giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
(2) GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề và thực hiện cách đó với sự trợ giúp của GV. Cả GV và HS cùng đánh giá.
(3) GV cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề. HS dựa vào thông tin đó để phát hiện ra vấn đề, tự lực đề xuất giả thuyết và cách giải quyết vấn đề, thực hiện giải quyết vấn đề và đánh giá cùng với GV.
(4) HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh 
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Là phương pháp dạy học trong đó, lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 - 6 HS, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ học tập và mỗi thành viên trong nhóm phải tham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập và cách tổ chức của GV mà mỗi nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay theo tiêu chí nào đó, cùng thực hiện một nhiệm vụ như nhau hoặc các nhiệm vụ khác nhau. 
Trong mỗi nhóm HS phải có tổ chức như bầu nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho từng thành viên sao cho em nào cũng phải làm việc tuỳ theo năng lực của mình.
- Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp này dùng trong giáo dục môi trường để minh họa cho kiến thức đã học, hoặc để dạy kiến thức mới, hoặc để tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó. Đối với những thí nghiệm đòi hỏi phải tiến hành trong thời gian dài thì GV hướng dẫn HS làm ở nhà và trình bày kết quả tại lớp. 
Ví dụ thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến hô hấp của cá (khi học đến mục nhân tố vô sinh trong môi trường, phần Sinh thái học Sinh học 12) : Chuẩn bị bình thuỷ tinh, cá, nước đá, nước nóng, ca/cốc đong, nhiệt kế, đồng hồ đếm giây; Cho cá vào trong bình thuỷ tinh, đo nhiệt độ thường, xác định tần số hô hấp của cá bằng cách đếm số lần cá ngáp/phút; đếm 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Dùng nước đá pha thêm vào sao cho nhiệt độ hạ xuống 5 độ hoặc dùng nước nóng pha thêm sao cho nhiệt độ tăng lên 5 độ, cho tới khi cá ngừng hô hấp. Đếm số lần hô hấp của cá ở mỗi lần thay đổi nhiệt độ và rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hô hấp của cá.
Tương tự như vậy có thể làm thí nghiệm về sự ảnh hưởng của pH tới hô hấp của cá. Thí nghiệm này có thể dùng chanh và dung dịch NaOH để làm thay đổi độ pH của nước trong bình.
- Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai cho phép HS thể hiện hành động, quan điểm, đưa ra quyết định về một vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học ngay tại lớp học dựa trên việc đóng giả làm các nhân vật có thật trong đời sống. Đóng vai phần nào giúp HS trải nghiệm việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, có được kinh nghiệm, đây là cơ sở quan trọng góp phần hình thành ý thức, thái độ và hành vi của HS về môi trường, vì vậy đây là phương pháp dạy học rất có hiệu quả trong giáo dục môi trường.
Đóng vai có thể dựa trên kịch bản và phân vai do GV chuẩn bị, hoặc cũng có thể GV đưa ra tình huống cần phải giải quyết, HS sẽ phải tự chuẩn bị kịch bản với phương án giải quyết tình huống theo ý các em.
Trong đóng vai, mỗi vai- nhân vật có thể do một em đảm nhận, nhưng cũng có thể chia lớp thành một số nhóm nhỏ, mỗi nhóm đại diện cho một vai – một nhân vật nào đó.
Ví dụ: khi đưa ra biện pháp cần phải bảo vệ rừng, để tìm hiểu sâu hơn các biện pháp bảo vệ rừng, GV có thể tổ chức HS có thể đóng các vai như sau:
+ Lâm tặc (khai thác gỗ trái phép).
+ Người nông dân sống ở trong vùng đệm (chặt cây làm củi, săn bắn động vật làm thức ăn hoặc để bán).
+ Cán bộ kiểm lâm (bảo vệ không cho lâm tặc và người dân khai thác rừng bừa bãi).
+ Cán bộ đại diện cho pháp luật (khai thác rừng không có giấy phép là vi phạm luật, phải được xử lí nghiêm khắc).
+ Lãnh đạo địa phương (Bố trí công ăn việc làm cho lâm tặc và người dân, giao đất cho họ để trồng rừng và sinh sống).
Cả lớp theo dõi tình huống và các biện pháp cũng như lí lẽ của mỗi nhân vật. Sau đó nhận xét cách giải quyết của mỗi nhân vật. Cuối cùng thì mỗi em rút ra được tầm quan trọng của rừng không chỉ đối với tự nhiên mà đối với đời sống h ă ằ ng ngày của con người.
- Phương pháp giao cho HS các bài tập làm ở nhà: HS được giao những nhiệm vụ học tập cụ thể có liên quan đến bài trên lớp. Các bài tập này có thể là bài tập về lí thuyết, cũng có thể là bài thực hành. Bằng cách này giúp cho HS tìm hiểu sâu hơn các vấn đề môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Phương pháp này thường được sử dụng trong tích hợp kiểu liên hệ, khi trên lớp không có nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề liện hệ nào đó.
Ví dụ: sau khi học bài 4. Các nguyên tố hoá học và nước (Sinh học lớp 10 – Cơ bản), GV giao cho HS bài tập làm ở nhà như sau: Tìm hiểu về hiện tượng mưa axit (thế nào là mưa axit, nguyên nhân, tác hại và giải pháp hạn chế mưa axit). HS tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành bài tập này. Thông qua bài tập này, HS mở rộng được kiến thức về nước, tìm hiểu một hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến nước – mưa axit, gây ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho các sinh vật và ảnh hưởng đến đời sống con người; tìm hiểu về nguyên nhân gây ra mưa axit, từ đó thấy được ngoài hoạt động sản xuất, con người cần phải có ý thức trách nhiệm đối với môi trường để đảm bảo cuộc sống lành mạnh. 
- Phương pháp dạy học theo dự án: Là phương pháp dạy học trong đó nội dung kiến thức của bài học được thiết kế thành một dự án học tập có liên quan đến một vấn đề nào đó có trong thực tiễn. Để hoàn thành dự án, HS sẽ đóng vai các nhân vật có thực như, giám đốc doanh nghiệp, nhà đầu tư, cán bộ môi trường,... giải quyết vấn đề nêu ra trong dự án bằng cách thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ của dự án đề ra và trình bày kết quả trước lớp. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ của dự án, HS sẽ tự lực lĩnh hội được kiến thức, rèn luyện các kĩ năng và hình thành hành vi. Trong dạy học theo dự án, GV đóng vai trò là người tổ chức, trợ giúp, chỉ dẫn HS trong suốt quá trình tự học đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và bài 24. Thực hành lên men êtylic và lactic (Sinh học lớp 10 – Cơ bản), GV có thể yêu cầu HS thực hiện dự án như sau: Trong hội chợ triễn lãm về thực phẩm chế biến sẵn, Công ty công nghệ vi sinh “Microtech” có sản phẩm tham gia triển lãm là thực phẩm chế biến sẵn gồm có rượu etylic, sữa chua và rau quả muối chua. Là đại diện cho Công ty tại triển lãm, em và nhóm của em hãy giới thiệu về các sản phẩm trên, trong đó nêu rõ cơ sở khoa học của các sản phẩm, qui trình sản xuất, và tiềm năng của công ty trong tương lai với các sản phẩm khác từ ứng dụng vi sinh vật.
Các nhóm HS (4 - 6 em) đóng vai là đại diện của công ty sẽ phải nghiên cứu sự phân giải và tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm; làm sữa chua và muối dưa theo hướng dẫn trong bài thực hành 24 để có sản phẩm; đọc thêm các ứng dụng khác của vi sinh vật, GV định hướng HS tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong bảo vệ

File đính kèm:

  • docTai_lieu_tich_hop_GD_BDKH_mon_Sinh_hoc_20150726_112042.doc