Giáo dục quốc phòng –an ninh khối 10 - Trường THPT Bà Điểm
Những chiến công của quân đội nhân dân từ ngày toàn quốc kháng chiến, chiến dịch phản công Việt Bắc thu đông 1947, đến chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Trung du, Đường 18, Hà Nam Ninh, chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc (1952), Thượng Lào đến chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu với những chiến công của các anh hùng: La Văn Cầu, Trần Cừ, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót
- Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
+ Những chiến công của quân đội nhân dân trong đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với những chiến thắng ấp Bắc, Đồng Xoài .
+ Chiến công trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” với 2 chiến dịch đánh bại hai cuộc hành quân mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967 và đặc biệt là thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
+ Bị thất bại nặng nề trong chiến lược Chiến tranh cục bộ, buộc Mỹ phải đơn phương xuống thang chiến tranh và áp dụng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Gây sức ép Quốc tế, hồng buộc chúng ta phải khuất phục. Với truyền thống của quân đội anh hùng đó thực hiện trong lời huấn thị của chủ tịch Hồ Chớ Minh là: “Đánh cho Mỹ cút” đánh dấu bằng trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972, và “Đánh cho Ngụy nhào” bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu biết những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam - Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang , rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn 2. Thái độ Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và công an nhân dân Viết Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong hôc tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 1. Nội dung: - Lịch sử, truyền thống quân nhân dân Việt Nam - Lịch sử, truyền thống công an nhân Việt Nam nhân dân Việt Nam 2. Trọng tâm: Lịch sử, truyền thống Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam III. THỜI GIAN - Tổng số tiết: 4 (Tiết PPCT: 4 – 7) - Tiết 4: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam - Tiết 5: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam - Tiết 6: Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam - Tiết 7: Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: - Lên lớp: Lấy lớp học để lên lớp, lấy tổ học tập để thảo luận 2. Phương pháp: - Giáo viên: Thuyết trình, nêu vấn đề để thảo luận - Học sinh: Ghi chép các nội dung chính, trả lời câu hỏi của giáo viên V. ĐỊA ĐIỂM - Phòng học VI. VẬT CHẤT PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 20 PHÚT 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nắm vững các nội dung - Học sinh: Xem trước các nội dung trong SGK 2. Nhận lớp: Lớp tập trung trong phòng học, HS mặc đồng phục thể thao 3. Phổ biến các qui định Học tập: Nắm vững các nội dung Kỷ luật: Nghiêm túc trong học tập 4. Kiểm tra bài cũ: - Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước - Truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều - Truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam 5. Phổ biến ý định giảng bài - Tên bài - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 145 PHÚT Nội dung Phương pháp Vật chất A. LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN NHÂN VIỆT NAM I. LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Thời kì hình thành + Quá trình hình thành của quân đội nhân dân, từ năm 1930 trong luận cương chính trị đầu tiên của Đảng đã có chủ trương xây dựng đội Tự vệ công nông đến các đội Xích vệ đỏ, đội du kích Bắc Sơn, du kích Ba tơ, đội cứu quốc quân đến ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, đó là thời kỳ hình thành đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. + Tổ chức và nhiệm vụ cũng như trận thắng đầu tiên là hạ đồn Phay Khắt, Nà Ngần của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. + Tháng 4/1945, tại Hội nghị Bắc kỳ của Đảng quyết định hợp nhất tổ chức thành “Việt Nam giải phóng quân”. 2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của quân đội nhân dân - Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) + Tên gọi của quân đội nhân dân: Sau cách mạng tháng 8/1945 đội Việt Nam giải phóng quân trở thành Vệ Quốc Đoàn. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập quân đội quốc gia Việt Nam. Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đổi tên thành quân đội nhân dân Việt Nam và được gọi cho đến ngày nay. + Qúa trình chiến đấu và chiến thắng Những chiến công của quân đội nhân dân từ ngày toàn quốc kháng chiến, chiến dịch phản công Việt Bắc thu đông 1947, đến chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Trung du, Đường 18, Hà Nam Ninh, chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc (1952), Thượng Lào đến chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu với những chiến công của các anh hùng: La Văn Cầu, Trần Cừ, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót - Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. + Những chiến công của quân đội nhân dân trong đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với những chiến thắng ấp Bắc, Đồng Xoài…. + Chiến công trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” với 2 chiến dịch đánh bại hai cuộc hành quân mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967 và đặc biệt là thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. + Bị thất bại nặng nề trong chiến lược Chiến tranh cục bộ, buộc Mỹ phải đơn phương xuống thang chiến tranh và áp dụng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Gây sức ép Quốc tế, hồng buộc chúng ta phải khuất phục. Với truyền thống của quân đội anh hùng đó thực hiện trong lời huấn thị của chủ tịch Hồ Chớ Minh là: “Đánh cho Mỹ cút” đánh dấu bằng trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972, và “Đánh cho Ngụy nhào” bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong kháng chiến chống Mỹ xuất hiện nhiều anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ như: Lê Mã Lương, Anh hùng liệt sỹ Nguyến Viết Xuân, Anh hùng Phạm Tuân bắn rơi pháo đài bay B52 của giặc Mỹ Tất cả tấm gương đó là niềm tự hào của quân đội nhân dân. - Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ và phương hướng xây dựng quân đội nhân dân trong tình hình hiện nay để quân đội trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. II. TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. 2. Quyết chiến, quyết thắng, bách chiến, bách thắng. 3. Gắn bó máu thịt với nhân dân. 4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh. 5. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công 6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế. B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I. LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN VIỆT NAM 1. Thời kì hình thành Quá trình hình thành của Công an nhân dân là: - Ngày 19 tháng 8 năm 1945 là ngày thành lập công an nhân dân Việt Nam. - Trên cơ sở ở Bắc Bộ là các Sở Liêm phóng và Sở cảnh sát, các tỉnh thành lập các Ty liêm cảnh sát. - Trước ngày toàn quốc kháng chiến lực lượng công an nhân dân đó đập tan vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu của bọn Quốc Dân Đảng, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng. 2. Thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc khắng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ( 1945 - 1975) - Thời kỳ quá trình chiến chống thực dân Pháp (1945 1954) + Đầu năm 1947, nha công an Trung ương được tổ chức thành: văn phòng, ty điện báo, ty chính trị, bộ phận an toàn khu. Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Hội nghị công an toàn quốc xác định công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất dân tộc, dân chủ, khoa học. Ngày 28 tháng 2 năm 1950 bộ tình báo quân đội sát nhập vào nha công an. + Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ban công an tiền phương được thành lập nằm trong hội đồng công an mặt trận góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu (tỉnh Bà Rịa), Trần Việt Hùng (tỉnh Hải Dương), Nguyễn Xuân Thưởng (công an tỉnh Thừa Thiên) - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) + Giai đoạn 1954 1960, công an nhân dân Việt Nam gúp phần ổn định an ninh, đặc biệt công an Hà Nội tiếp quản trại giam Hỏa Lò và triệt phá vụ nhân văn giai phẩm. + Giai đoạn 1961 - 1965 ở miền Bắc công an nhân dân gúp phần đấu tranh chống lực lượng phản cách mạng và tội phạm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, gúp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, ở miền Nam, các lực lượng an ninh góp phần làm thất bại kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược của đế quốc Mỹ và tay sai + Giai đoạn 1965 – 1968, công an nhân dân Việt Nam giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giúp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam. + Giai đoạn 1969 – 1973, công an nhân dân quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai trên miền Bắc và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. + Giai đoạn 1973 1975, lực lượng công an đó cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng trong tổng tiến công nổi dậy mựa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chớ Minh lịch sử, như ban An ninh Trung ương cục và đặc biệt là khu Sài Gòn Gia Định. 3. Thời kỳ thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay) Những nhiệm vụ, những hướng xây dựng công an nhân dân và tổng kết trên 60 năm xây dựng và trưởng thành công an nhân dân được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phần thưởng cao quí nhất đánh dấu Quá trình xây dựng, trưởng thành chiến đấu và chiến thắng của công an nhân dân Việt Nam. II. TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM Những truyền thống của công an nhân dân đó là: - Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng - Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu. - Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học công nghệ, phục vụ công tác và chiến đấu. - Tận tụy công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu, chủ động phòng ngừa, chủ động tiến công tội phạm. - Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình. - GV thuyết trình, dẫn chứng, chứng minh các nội dung thông qua các trận đánh - HS nghe, ghi chép các nội dung, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài GV tóm lượt qua các giai đoạn chiến đấu và chiến thắng GV thuyết trình giải thích chứng minh từng truyền thống của Quân đội GV gới thiệu khái quát thời kì hình thành của Công an nhân dân Việt Nam GV khái quát qua các giai đoạn kháng chiến GV thuyết trình chứng minh từng truyền thống của Công an nhân dân III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 15 PHÚT - Giải đáp thắc mắc - Hệ thống nội dung Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam - Cho câu hỏi để học sinh ôn tập - Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam? - Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam? - Nêu truyền thống vẻ vang của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam? - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sỹ số, vật chất: Ngày tháng năm Phê duyệt Rút kinh nghiệm bổ sung BÀI: ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG (PHẦN THỰC HÀNH) PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng của Quân đội nhân dận Việt Nam làm cơ sở vận dụng trong các hoạt động chung của nhà trường 2. Kỹ năng: Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng 2. Thái độ - Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng - Có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng chấp hành cọng việc được giao II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 1. Nội dung: - Động tác nghiêm - Động tác nghỉ - Động tác quay tại chỗ - Động tác chào - Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều - Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân - Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại - Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái - Động tác ngồi xuống đứng dậy - Động tác chạy đều, đứng lại 2. Trọng tâm: - Động tác đi đều - Động tác quay tại chỗ - Đứng lại, đổi chân khi đang đi đều III. THỜI GIAN Tổng số tiết: 4 (Tiết PPCT: 8 – 11) + Tiết 8: Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ và chào + Tiết 9: Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều; Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân; Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại. + Tiết 10: Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống đứng dậy; Động tác chạy đều, đứng lại + Tiết 11: Ôn tập IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: - Lên lớp: Lấy lớp học để lên lớp giảng các động tác; Chia lớp thành 2 nhóm tập để luyện tập - Luyện tập: + Cá nhân tự nghiên cứu + Luyện tập xoay vòng giữa các cá nhân trong nhóm 2. Phương pháp: - Giáo viên: Thực hiện giảng theo 3 bước + Làm nhanh khái quát động tác + Làm chậm có phân tích cử động + Làm tổng hợp - Học sinh: Quan sát, nắm được kỹ thuật động tác V. ĐỊA ĐIỂM Bãi tập VI. VẬT CHẤT µµµµ PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 20 PHÚT 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Tập lại động tác cho thuần thục + Thục luyện, giảng thử, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng và nội dung - Học sinh: + Xem trước các động tác trong sách giáo khoa + Chuẩn bị tâm lí, trang phục theo quy định 2. Nhận lớp: + Lớp tập trung ngoài bãi tập (sân trường) + HS mặc đồ đồng phục thể thao 3. Phổ biến các qui định - Học tập: Nắm chắc các động tác của bài học. - Kỷ luật: Nghiêm túc trong quá trình học tập và luyện tập - Quy ước luyện tập: Luyện tập theo lệnh của giáo viên, luyện tập theo nhóm (theo tổ học tập) 4. Kiểm tra bài cũ: Nêu truyền thống vẻ vang của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam? 5. Phổ biến ý định giảng bài - Tên bài - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 145 PHÚT 1.Thực hành bài giảng 55 phút Nội dung Phương pháp Vật chất I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM, NGHỈ, QUAY TẠI CHỖ, CHÀO 1. Động tác nghiêm: Ý nghĩa: Để rèn luyện cho quân nhân có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn nại đồng thời rèn luyện ý thức kỷ luật thống nhất và tập trung sẵn sàng nhận mệnh lệnh. Khẩu lệnh: “Nghiêm” 2. Động tác nghỉ : Ý nghĩa: Để quân nhân khi đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý. Khẩu lệnh: “Nghỉ” 3. Động tác quay tại chỗ : Ý nghĩa: Để đổi hướng đội hình được nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng, duy trì được kỷ luật, trật tự đội hình. a. Quay bên phải Khẩu lệnh: “Bên phải – Quay” b. Quay bên trái Khẩu lệnh: “Bên trái – Quay” c. Quay nửa bên phải Khẩu lệnh: “Nửa bên phải – Quay” d. Quay nửa bên trái Khẩu lệnh: “Nửa bên trái – Quay” e. Quay đằng sau Khẩu lệnh: “Đằng sau – Quay” * Những điểm cần chú ý : + Khi nghe dự lệnh, người không chuẩn bị đà trước để quay. + Khi đưa chân phải (trái) lên không đưa ngang để dập gót. + Quay sang hướng mới sức nặng toàn thân dồn chân làm trụ để người đứng vững ngay ngắn. + Khi quay hai bàn tay ở tư thế đứng nghiêm. 4. Động tác chào Ý nghĩa: Biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau. Khẩu lệnh: “Chào” II. ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN, GIẬM CHÂN 1. Đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi : a. Động tác đi đều Ý nghĩa: Dùng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, nghiêm trang của quân đội. Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước” *. Những điểm chú ý: - Khi đánh tay ra phía trước giữ đúng độ cao. - Đánh tay ra phía sau thẳng tự nhiên. - Giữ đúng độ dài bước và tốc độ đi. - Người ngay ngắn, không nhìn xung quanh, không nói chuyện. Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui. b. Động tác đứng lại Ý nghĩa: Dùng để khi đang đi đều dừng lại đươc nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng” c. Động tác đổi chân khi đang đi đều Ý nghĩa: Động tác đổi chân khi đi đều để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy * Những điểm chú ý - Khi thấy đi sai nhịp chung phải đổi chân ngay. - Khi đổi chân không nhảy cò, đầu không nhấp nhô - Tay, chân phối hợp nhịp nhàng. 2. Giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại và đi đều : a. Động tác giậm chân Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự. Khẩu lệnh: “Giậm chân – Giậm” *Những điểm chú ý: + Khi đổi chân, tay chân phối hợp nhịp nhàng. + Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân xuống trước, rồi đặt cả bàn chân. b. Động tác đứng lại Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng” c. Động tác đổi chân khi đang giậm chân Ý nghĩa: Động tác đổi chân khi giậm để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy 3. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại a. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước” Đang giậm chân nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước lên chuyển thành đi đều b. Động tác đang đi đều chuyển thành giậm chân Khẩu lệnh: “Giậm chân – Giậm” Đang đi đều nghe dứt động lệnh “Giậm”, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại chuyển thành giậm chân III. TIẾN, LÙI, QUA PHẢI, NGỒI XUỐNG, ĐỨNG DẬY, ĐỘNG TÁC CHẠY ĐỀU, ĐỨNG LẠI 1. Tiến, lùi, qua phải, qua trái. Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong cự ly ngắn trong vòng 5 bước trở lại được nhanh chóng trật tự và thống nhất. a. Động tác tiến, lùi Khẩu lệnh: “Tiến (lùi) x bước – Bước” b. Động tác qua phải, qua trái Khẩu lệnh: “Qua phải (trái) x bước – Bước” *. Những điểm chú ý : - Khi bước người phải ngay ngắn - Không nhìn xuống để bước 2. Ngồi xuống, đứng dậy : Ý nghĩa: Để vận dụng trong khi học tập, nghe nói chuyện ở ngoài bãi tập được trật tự, thống nhất a. Động tác ngồi xuống Khẩu lệnh: “Ngồi xuống” b. Động tác đứng dậy Khẩu lệnh: “Đứng dậy” 3. Chạy đều, đứng lại a. Chạy đều Ý nghĩa: Để di chuyển đội hình ở cự li xa (trên 5 bước) được nhanh chóng trật tự và thống nhất Khẩu lệnh: “Chạy đều – chạy” *. Những điểm cần chú ý: - Không chạy bằng cả bàn chân - Tay đánh ra phái trước đúng độ cao, không ôm bụng b. Động tác đứng lại Ý nghĩa: Để dừng lại trật tự và thống nhất mà vẫn giữ được đội hình Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng” *. Những điểm cần chú ý: - Mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn dần và giảm tốc độ - Khi đứng lại (ở cử động 4) không lao người về phái trước GV: Nêu ý nghĩa động tác - Hô khẩu lệnh - Thực hiện giảng theo 2 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kỹ thuật động tác GV: Nêu ý nghĩa động tác - Hô khẩu lệnh, phân tích khẩu lệnh - Thực hiện giảng theo 3 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích + Làm tổng hợp - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kĩ thuật động tác GV: Nêu ý nghĩa động tác - Hô khẩu lệnh - Thực hiện giảng theo 2 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kĩ thuật động tác GV: Nêu ý nghĩa động tác - Hô khẩu lệnh, phân tích khẩu lệnh - Thực hiện giảng theo 3 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích + Làm tổng hợp - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kĩ thuật động tác 2. Kế hoạch luyện tập 90 phút Tiết PPCT Nội dung Thời gian Tổ chức và phương pháp Vị trí và hướng tập Ký, tín hiệu luyện tập Người phụ trách Vật chất 8 Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ và chào 20 p Luyện tập theo tổ học tập Luyện tập ở sân trường - 1 tiếng còi kết hợp với khẩu lệnh về vị trí tập luyện - 2 tiếng còi bắt đầu tập luyện - 3 tiếng còi chuyển nội dung tập luyện - 4 tiếng còi ngưng tập luyện - 1 hòi còi kết hợp khẩu lệnh về vị trí tập trung - GV - Các tổ trưởng và lớp trưởng 9 Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân 25 p “ “ “ “ 10 Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái; ngồi xuống; đứng dậy 25 p “ “ “ “ 11 Ôn tập 20 p “ “ “ “ III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 15 PHÚT - Giải đáp thắc mắc - Hệ thống nội dung + Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ + Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang di; giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm; động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại + Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy - Cho câu hỏi: 1. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ? 2. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác đi đều, đổi chân khi đang đi, đứng lại? 3. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác giậm chân, đổi chân khi đang giậm, đứng lại? 4. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy? 5. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác chạy đều, đứng lại? - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sĩ số, v
File đính kèm:
- giao an gdqp 122014.doc