Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Đẹp

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sáng nước và ngược lại

- Chỉ ra được tia khúc xạ, tia phản xạ, góc khúc xạ, góc phản xạ

 2. Kỹ năng: Giải thích các hiện tượng thực tế

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, chủ động, sáng tạo.

 4. Phần nội dung tích hợp BVMT:

- Các chất khí NO, NO2, CO, CO2, khi được tạo ra sẽ bao bọc Trái Đất. Các khí này ngăn cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất. do vậy chúng là những tác nhân làm cho Trái Đất nóng lên.

- Tại các đô thị lớn việc sử dụng kính xây dựng đã trở thành phổ biến. Kính xây dựng ảnh hưởng đối với con người thể hiện qua:

+ Bức xạ mặt trời qua kính: Bên cạnh hiệu ứng nhà kính, bức xạ Mặt Trời còn nung nóng các bề mặt các thiết bị nội thất, trong khi đó các bề mặt nội thất luôn trao đổi nhiệt bằng bức xạ với con người.

+ Ánh sáng qua kính: Kính có ưu điểm hơn hẳn các vật liệu khác là lấy được trực tiếp ánh sáng tự nhiên, đây là nguồn ánh sáng phù hợp với thị giác của con người. Chất lượng của ánh sáng trong nhà được đánh giá qua độ rọi trên mặt phẳng làm việc, để có thể nhìn rõ được chi tiết vật làm việc. Độ rọi không phải là càng nhiều càng tốt. Ánh sáng dư thừa sẽ gây ra chói dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi cho con người khi làm việc, đây là ô nhiễm ánh sáng.

- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của kính xây dựng:

+ Mở cửa thông thoáng để có gió thổi trên mặt kết cấu do dó nhiệt độ bề mặt sẽ giảm, dẫn đến nhiệt độ không khí.

+ Có biện pháp che chắn nắng hiệu quả khi trời nắng gắt.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
23
Tiết PPCT:
43
BÀI 39: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về nam châm điện, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế.
 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức vào một sôd trường hợp cụ thể
 3. Thái độ: Tích cực hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: Bảng phụ
 2. HS: Chuẩn bị câu hỏi phần tự kiểm tra
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp: 1 phút
kiểm tra bài cũ: không
Vào bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức của chương
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Trao đổi kết quả làm phần tự kiểm tra:
20 phút
GV: cho HS đọc và trả lời nhanh các câu hỏi tự kiểm tra
GV: Nhận xét trả lời của HS và đưa ra ý kiến đúng
HS: Đọc và trả lời
I. Tự kiểm tra:
1/.lực từ.kim nam châm..
2/ C
3/.trái.đường sức từ..ngón tayngón tay cái choãi ra 90o.
4/D
5/cảm ứng xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên..
6/ Treo thanh nam châm = 1 sợi dây mềm ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang. Đầu qyay về hướng bắc địa lí là cực bắc của thanh nam châm
7/ a. Quy tắc nắm tay phải
 b.
8/ Giống: Nam châm và cuộn dây
 Khác : Một loại có rôto là cuộn dây
 Một loại có rôto là nam châm
9/ Hai bộ phận chính: nam châm và khung dây
 Động cơ quay vì khi cho dòng điện 1 chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từlàm cho khung quay.
Hoạt động 2: Vận dụng:
20 phút
GV: Cho HS đọc lần lượt các câu hỏi
 Cho HS lên bảng làm
GV: Sửa sai cho HS
HS: Đọc và trả lời
II) Vận dụng:
10/ ĐST do cuộn dây của nam châm điện tạo ra tại N hướng từ trái sang phải. Ap dụng quy tắc bàn tay trái, lực từ hướng từ ngoàivào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ
11/ a. Để giảm hao phí điện năng
 b. U tăng 100 lần thì giảm hao phí 10000 lần
 c. U2 = 
12/ Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn này không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
13/ Trường hợp a: Khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn bằng không. Do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
 4. Củng cố, luyện tập: 2 phút
	- Xem nội dung chính của chương III.
 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 2 phút
	- Xem trước bài: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
	+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
	+ Một vài khái niệm.
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM:
Tuần:
23
Tiết PPCT:
44
 BÀI 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sáng nước và ngược lại
- Chỉ ra được tia khúc xạ, tia phản xạ, góc khúc xạ, góc phản xạ
 2. Kỹ năng: Giải thích các hiện tượng thực tế
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, chủ động, sáng tạo.
 4. Phần nội dung tích hợp BVMT: 
- Các chất khí NO, NO2, CO, CO2,khi được tạo ra sẽ bao bọc Trái Đất. Các khí này ngăn cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất. do vậy chúng là những tác nhân làm cho Trái Đất nóng lên.
- Tại các đô thị lớn việc sử dụng kính xây dựng đã trở thành phổ biến. Kính xây dựng ảnh hưởng đối với con người thể hiện qua:
+ Bức xạ mặt trời qua kính: Bên cạnh hiệu ứng nhà kính, bức xạ Mặt Trời còn nung nóng các bề mặt các thiết bị nội thất, trong khi đó các bề mặt nội thất luôn trao đổi nhiệt bằng bức xạ với con người.
+ Ánh sáng qua kính: Kính có ưu điểm hơn hẳn các vật liệu khác là lấy được trực tiếp ánh sáng tự nhiên, đây là nguồn ánh sáng phù hợp với thị giác của con người. Chất lượng của ánh sáng trong nhà được đánh giá qua độ rọi trên mặt phẳng làm việc, để có thể nhìn rõ được chi tiết vật làm việc. Độ rọi không phải là càng nhiều càng tốt. Ánh sáng dư thừa sẽ gây ra chói dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi cho con người khi làm việc, đây là ô nhiễm ánh sáng.
- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của kính xây dựng:
+ Mở cửa thông thoáng để có gió thổi trên mặt kết cấu do dó nhiệt độ bề mặt sẽ giảm, dẫn đến nhiệt độ không khí.
+ Có biện pháp che chắn nắng hiệu quả khi trời nắng gắt.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: Bình nhöïa trong, taám xoáp coù chia ñoä, ñeøn Lade.
 2. HS: Soạn trước bài học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp: 1 phút
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Vào bài mới: 3 phút
 - Chương III chúng ta cần nghiên cứu những nội dung gì?
 - Nêu ra tình huống ở đầu bài để dẫn dắt HS vào bài mới.
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước:
12 phút
GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 SGK.
 Quan sát h40.2.
 Rút ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng.
GV: Ánh sáng truyền trong không khí và trong nước đã tuân theo định luật nào?
 Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo đĩnh luật truyền thẳng của ánh sáng không?
GV: Cho HS rút ra kết luận: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
 Cho HS phân biệt hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
GV: Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK, nghiên cứu một số khái niệm.
GV: Cho HS đọc TN.
 Giới thiệu dụng cụ TN.
 HD HS làm TN.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về đường truyền của ánh sáng từ không khí sang nước.
 Yêu cầu HS trả lời C3.
HS: Quan sát h40.2.
 Rút ra nhận xét.
-Từ S đến I: Truyền thẳng.
-Từ I đến K: Truyền thẳng.
-Từ S đến K: Bị gãy khúc tại I.
HS: Nhớ lại và trả lời.
HS: Nghiên cứu và trả lời.
HS: Đọc để biết một số khái niệm.
HS: Nhận dụng cụ.
 Tiến hành TN.
 Trả lời C1, C2.
HS: rút ra kết luận, trả lời C3.
I/ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
1/ Quan sát:
2/ Kết luận:
 Tia sáng truyền từ không khí sang nước (tức là truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác) thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
3/ Một vài khái niệm: (SGK)
 N’
- I là điểm tới
- SI là tia tới
- IK là tia khúc xạ
- NN’ là pháp tuyến
 - là góc tới
 - là góc khúc xạ
4/ TN:
C1: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
C2: Phương án TN: Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ.
5/ Kết luận:
 Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:
 +Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
 +Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí:
14 phút
GV: Yêu cầu HS đề xuất phương án TN.
GV: HD HS rút ra kết luận khi tia sáng truyền từ nước sang không khí.
Nội dung tích hợp:
- Các chất khí NO, NO2, CO, CO2,khi được tạo ra sẽ bao bọc Trái Đất. Các khí này ngăn cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất. do vậy chúng là những tác nhân làm cho Trái Đất nóng lên.
- Tại các đô thị lớn việc sử dụng kính xây dựng đã trở thành phổ biến. Kính xây dựng ảnh hưởng đối với con người thể hiện qua:
+ Bức xạ mặt trời qua kính: Bn cạnh hiệu ứng nh kính, bức xạ Mặt Trời còn nung nóng các bề mặt các thiết bị nội thất, trong khi đó các bề mặt nội thất luôn trao đổi nhiệt bằng bức xạ với con người.
+ Ánh sáng qua kính: Kính có ưu điểm hơn hẳn các vật liệu khác là lấy được trực tiếp ánh sáng tự nhiên, đây là nguồn ánh sáng phù hợp với thị giác của con người. Chất lượng của ánh sáng trong nhà được đánh giá qua độ rọi trên mặt phẳng làm việc, để có thể nhìn ra được chi tiết vật làm việc. Độ rọi không phải là càng nhiều càng tốt. Ánh sáng dư thừa sẽ gây ra chói dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi cho con người khi làm việc, đây là ô nhiễm ánh sáng.
- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của kính xây dựng:
+ Mở cửa thơng thoáng để có gió thổi trên mặt kết cấu do dó nhiệt độ bề mặt sẽ giảm, dẫn đến nhiệt độ không khí.
+Có biện pháp che chắn nắng hiệu quả khi trời nắng gắt.
HS: Đề xuất phương án TN.
HS: Rút ra kết luận
II/ Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí:
1/ Dự đoán:
C4: Đặt nguồn sáng ở ngoài đáy bình nước , chiếu tia sáng qua đáy bình vào nước rồi sang không khí.
2/ TN kiểm tra:(SGK)
3/ Kết luận:
 Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
 +Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
 +Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Hoạt động 3: Vận dụng:
10 phút
GV: Cho HS đọc và trả lời C7, C8.
HS: đọc và trả lời C7, C8.
III/ Vận dụng:
C7: Giống nhau: Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới.
 Khác nhau: i = i’
 i khác r.
C8: Khi chưa đổ nước vào bát, ta không nhìn thấy đầu dưới của chiếc đũa. Vì trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng từ A đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa đã chắn mất đường truyền đó nên ta không nhìn thấy điểm A.
 Khi đổ nước vào không có tia sáng đi theo đường thẳng từ A đến mắt. Một tia sáng đến mặt nước bị khúc xạ đi được tới mắt nên ta nhìn thấy A.
 4. Củng cố, luyện tập: 3 phút
	- GV cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm:
	+Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
	+Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước sang không khí và tia sáng đi từ không khí sang nước.
 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 2 phút	
- HTB, BT: 40.1, 40.2, 40.3.Đọc có thể chưa biết.
	- Xem trước bài: Thấu kính hội tụ: 	+ Đặc điểm của thấu kính hội tụ
	+ Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:			

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tuan_23_nam_hoc_2019_2020_pham_thi_dep.doc
Giáo án liên quan