Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 38: Máy phát điện xoay chiều

 Hoạt động 1 : Đặt vấn đề vào bài

 GV đưa máy biến thế ra đặt vấn đề.

 O Trong các bài trước, chúng ta đã biết nhiều cách tạo r dòng điện xoay chiều ? Đó là những cách nào ?

 O Tại sao trong mỗi cách lại xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều ?

 Dòng điện ta dùng trong nhà là dđxc do các nhà máy điện rất lớn như Hoà Bình, Yali tạo ra; dòng điện dùng để thắp sáng đèn xe đạp là do đinamô tạo ra.

 O Vậy đimamô xe đạp và máy phát điện khổng lồ trong các nhà máy có gì giống và khác nhau ?

 Vào bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 38: Máy phát điện xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :09 /01/2009
94 : T 95 : T 96 : T
	 Tuần 20 HKII Tiết 38
I/ Mục tiêu :
- Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện coay chiều, chỉ ra được Rôtô và Stato của mỗi loại máy.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
II/ Phương pháp dạy : Thảo luận nhóm, Tổ chức TN, vấn đáp, gợi mở.
III/ Chuẩn bị : 
 1/ Đối với GV :
 Hình 34.1 đến 34.3/93-94 SGK
 2/ Đối với HS : 
Mô hình máy phát điện xoay chiều
IV/ Lên lớp :
 1. Ổn định lớp : Kiểm diện sĩ số lớp (1/ )
	 94 : 	95 : 	96 :
 2. KTBC : ( 5phút )
 O Dòng điện xoay chiều là gì ? Có những cách nào tạo ra dòng điện xoay chiều ? ( 4đ )
 O Bài tập 33.1/41 ? ( 2đ )
 O Bài tập 33.4/41 ? ( 4đ )
Ä Mục 3.I, 3.II tiết 37
Ä Chọn C
ÄLà dđxc vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm
 3. Bài mới :
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
& Hoạt động 1 : Đặt vấn đề vào bài
 Ù GV đưa máy biến thế ra đặt vấn đề.
 O Trong các bài trước, chúng ta đã biết nhiều cách tạo r dòng điện xoay chiều ? Đó là những cách nào ?
 O Tại sao trong mỗi cách lại xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều ?
 ù Dòng điện ta dùng trong nhà là dđxc do các nhà máy điện rất lớn như Hoà Bình, Yali tạo ra; dòng điện dùng để thắp sáng đèn xe đạp là do đinamô tạo ra.
 O Vậy đimamô xe đạp và máy phát điện khổng lồ trong các nhà máy có gì giống và khác nhau ?
à Vào bài mới.
& Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bộ phận chính của máy phát điện xc và hoạt động của chúng khi phát hiện.
 Ù GV treo hình 34.1 và 34.2/93 – HS quan sát.
 Ù HS đọc phần TN ở SGK/93
 Ù GV giới thiệu từng loại máy phát điện
 Ù GV yêu cầu HS lên xác định cấu tạo của từng loại máy.
 Ù HS đọc C1 ?/93
 Ù Gọi HS lên bảng xác định các bộ phận chính sau khi tìm hiểu ở nhóm .
 Ù Gọi HS nhận xét – Ghi kết quả.
 Ù GV nêu vai trò của bộ góp điện.
 Ù GV phát mô hình động cơ điện có cuộn dây quay, tìm hiểu các bộ phận .
 o Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai loại MPĐ?
 Ù Gọi HS lên xác định.
 Ù HS đọc C2?/93 SGK – HS suy nghĩ.
 Ù Gọi HS trả lời – Nhận xét. 
 O C2?/93
 O Vậy 2 loại MPĐ có cấu tạo khác nhau , vậy nguyên tắc hoạt động có giống nhau không ? ( có )
 O Vậy cấu tạo của MPĐ gồm các bộ phận nào ?
 Ù HS đọc thông tin ở SGK/93 để nhận biết tên gọi Stato và Rôto.
 Ù Gọi HS vận hành mô hình động cơ điện để tạo ra dđ à Đặt vấn đề chuyển ý.
 & Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số đặc điểm của MPĐ trong kĩ thuật và trong sản xuất.
 Ù GV treo H34.3/94 – HS quan sát
 Ù HS đọc thông tin ở SGK/94.
 O Em hãy cho biết các đặc điểm KT của MPĐXC trong kĩ thuật về :
Chiếu phim trong
 + Cường độ dòng điện.
 + Hiệu điện thế.
 + Tần số.
 + Kích thước.
 Ù HS trả lời – GV nhận xét.
 ù Vừa qua ta tạo ra dđxc bằng cách quay động cơ bằng tay. Vậy đối với các MPĐ lớn thì sao ?
 Ù HS đọc thông tin SGK – Tìm hiểu.
& Hoạt động 5 : Vận dụng 
GV phóng( hoặc treo) hình Đinamô xe đạp –
HS quan sát.
 O Nêu lại cấu tạo của đinamô ?
 O Trình bày các thông số kĩ thuật về : kích thước, công suất phát điện,hđt, cđdđ của đinamô xe đạp ?
 Ù Gọi HS đọc C3/94 SGK – HS suy nghĩ.
 O C3 ?/94
 Ù HS nhân xét – GV nhân xét.
Tiết 38:
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
I/ Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều : 
 1/ Quan sát :
SGK TRANG 93
 C1 : Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.
 Khác nhau : Một loại có NC quay, cuộn dây đứng yên; loại thức hai thì có cuộn dây quay, NC đứng yên. Loại có cuộn dây quay conø có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét.
 C2 : Vì khi NC hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm
 2/ Kết luận : 
-Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
-Bộ phận đứng yên gọi là Stato, bộ phận quay gọi là Rotô.
II/ Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật :
 1/ Đặc tính kĩ thuật :
SGK TRANG 94
 2/ Cách làm quay MPĐ :
 Dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió, . . .
 III/ Vận dụng :
 C3 : 
 ÿ Giống nhau : Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hia bộ phận quay thì xuất hiện dđxc.
 ÿ Khác nhau :Đinamô có kích thước nhỏ; công suất phát điện nhỏ; hđt, cđdđ ở đầu ra nhỏ hơn
 4/ Củng cố : ( 5ph )
 O Trình bày cấu tạo của MPĐ XC ?
 O Nguyên tắc hoạt động ntn ?
 O Trên thực tế, người ta làm Rôto của MPĐXC quay bằng cách nào :
 + Dùng động cơ nổ. + Dùng tuabin nước.
 + Dùng cánh quạt gió + Cả 3 cách đều đúng.
 O Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các MPĐ lớn trong lưới điện quốc gia có tần số là bao nhiêu ?
A. 100Hz B. 50Hz C. 75Hz D. 25Hz
 Ä. . . . đổi chiều 
 Ä Chọn D
 Ä Chọn B : 50Hz
 5/ Dặn dò :( 1ph )
+ Học thuộc bài.	
+ Làm các bài tập 34.1 à 34.4/42 SBT
+ CB : “ Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều ”
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
Ưu Điểm
Tồn tại
- Chuẩn bị :
- Nội dung :
- Phương pháp : 

File đính kèm:

  • docT38Ly9.doc
Giáo án liên quan