Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 23: Nam châm vĩnh cửu

Hoạt động 1 : Đặt vấn đề.

 GV cho HS đọc phần SGK ( phần đặt vấn đề ) trang 58.

 O Hiện tượng đó xảy ra được lý giải ntn ?

 HS dự đoán câu trả lời

 Vào bài mới.

 Hoạt động 2 : Nhớ lại kiến thức lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm – Phát hiện tính chất từ của nam châm

 HS đọc C1 và tiến hành thảo luận nhóm(6 nhóm

 HS trình bày kết quả – GV thống nhất phương án ( đưa thanh KL lại gần vụn sắt trộn lẫn nhôm, đồng, . . nếu hút thì đó là nam châm ).

 GV làm thí nghiệm biễu diễn – HS quan sát.

 HS đọc C2 – Quan sát hình 21.1/58.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 23: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II
ĐIỆN TỪ HỌC
 O Nam châm điện có đặc điểm gì giống và khác nam châm vĩnh cửu ?
 O Từ trường tồn tại ở đâu ? Làm thế nào nhận được từ trừơng ? Biểu diễn từ trường bằng hình vẽ như thế nào ? 
 O Lực điện từ do từ trường tác dụng lên dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có đặc điểm gì ?
 O Trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
 O Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như thế nào ?
 O Vì sao ở hai đầu đường dây tải điện phải đặt máy biến thế ?
¯ Mục tiêu chương :
1/ Kiến Thức :
- Mô tả được từ tính của NCVC.
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực ( Cực, cực từ ) của 2 NC.
- Mô tả được cấu tạo của bàn là.
- Mô tả được TN Ơxctéc phát hiện từ tính của dòng điện.
- Mô tả được cấu tạo của NCĐ và nêu được vai trò của lõi sắt làm tăng tác dụng từ của NCĐ.
- Nêu được một số ứng dụng của NCĐ và chỉ ra tác dụng của NCĐ trong hoạt động của các thiết bị có ứng dụng.
- Phát biểu được qui tắc bàn tay trái về chiều của lực từ.
- Mô tả đựơc cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
- Mô tả được TN hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Nêu được dòng điện cảmứng xuất hiện khi có đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín khi biến thiên.
- Mô tả được cấu tạo của mát phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
- Nêu được cacù máy phát điện đều biến đổi trực tiếp cơ năng thành điện năng.
- Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
- Nhận biết được kí hiệu ghi trên ampe kế và vôn kế xoay chiều. Nêu được ý nghĩa của các số chỉ khi các dụng cụ này hoạt động.
- Nêu được công suất hao phí điện năng trên dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hđt ( hiệu dụng ) đặt vào 2 đầu đường dây.
-Mô tả được cấu tạo của máy biến thế. Nêu được hđt giữa hai đầu dây dẫn của các cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộc. Mô tả được ứng dụng của máy biến thế.
2/ Kĩ năng :
- Xác định được từ cực của kim nam châm.
-Xác định được tên các từ cực của một NCVC trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.
- Giải thích được hoạt động của một bàn là và biết sử dụng bàn là đề tìm hướng địa lí.
- Giải thích được hoạt động của nam châm điện.
- Biết dùng NCT đểphát hiện sự tồn tại của từ trường.
- Vẽ được đường sức từ của NC thẳng, NC chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Vận dụng được qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vân dụng được qui tắc bàn tay trái để xác định 1 trong 3 yếu tố ( chiều của đường sức từ, của dòng điện, của lực điện từ ) khi biết hai yếu tố kia.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động ( về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng ) của động cơ điện một chiều.
- Giải được các bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có NC quay.
- Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.
- So sánh được tác dụng từ của dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều.
- Giải thích được nguyện tắc hoạt động của máy biến thế.
Ngày dạy : 14/11 /2008
94 : T1	 95 : T3 96 : T2
	 Tuần 12 HKI Tiết 23
NAM CHÂM VĨNH CỬU
I/ Mục tiêu :
 1/ Kiến thức :
- Mô tả được từ tính của nam châm.
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
 2/ Kĩ năng : 
- Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cữu.
- Biết đựơc các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
 3/ Thái độ : Học tập hứng thú, say mê, yêu thích bộ môn.
II/ Phương pháp dạy : Thảo luận nhóm, Tổ chức TN, vấn đáp, gợi mở.
III/ Chuẩn bị : 
 1/ Đối với GV :
+ Hình 21.1; 21.2; 21.3; 21.4; 21.5 SGK/trang 58, 59, 60
 2/ Đối với HS :
+ Hai nam châm thẳng ( một thanh bọc kín )
+ Một ít vụn sắt trộn lẫn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.
+ 1 NC chữ U.
+ 1 Kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng.
+ Một la bàn.
+ một giá thí nghiệm và một sợi dây để treo thanh nam châm.
IV/ Lên lớp :
 1. Ổn định lớp : Kiểm diện sĩ số lớp (1/ )
94 : 	95 : 	96 :
 2. KTBC : ( Không có )
 3. Bài mới :
Ä Đặt vấn đề chương : ( 3ph) 
Ù GV treo tranh trang 57 – HS quan sát.
Ù GV yêu cầu HS đọc câu hỏi ở SGK trang 57.
Ù HS dự đoán câu trả lời cho một vài ý.
Ù GV giúp HS xác định các kiến thức trọng tâm cần nắm trong chương.
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
& Hoạt động 1 : Đặt vấn đề.
 Ù GV cho HS đọc phần SGK ( phần đặt vấn đề ) trang 58.
 O Hiện tượng đó xảy ra được lý giải ntn ?
 Ù HS dự đoán câu trả lời
à Vào bài mới.
& Hoạt động 2 : Nhớ lại kiến thức lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm – Phát hiện tính chất từ của nam châm
 Ù HS đọc C1 và tiến hành thảo luận nhóm(6 nhóm
 ÙHS trình bày kết quả – GV thống nhất phương án ( đưa thanh KL lại gần vụn sắt trộn lẫn nhôm, đồng, . . à nếu hút thì đó là nam châm ).
 Ù GV làm thí nghiệm biễu diễn – HS quan sát.
 Ù HS đọc C2 – Quan sát hình 21.1/58.
 Ù HS nhận dụng cụ và tiến hành TN – Thảo luận trả lời câu hỏi C2 ( dọc hướng Bắc – Nam như cũ ).
 O NC khi đứng tự do, lúc cân bằng chỉ hướng nào ?
 O Bình thường có thể tìm một NC đứng tự do mà không chỉ hướng Bắc – Nam không ?
 O Vậy ta có thể kết luận gì về từ tính của Nam châm ?
 Ù GV yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK / 59.
 O Có phải NC hút được tất cả kim loại không ? Lấy ví dụ minh hoạ ? ( Không : Nhôm, Bạc, . . . )
 Ù Làm TN biểu diễn – HS quan sát.
 Ù HS quan sát H21.2 và mẫu vật
 Ù GV giới thiệu các loại NC
 o Em thấy các dạng nam châm này được ứng dụng ở đâu trong thực tế ? ( Phòng TN, . . . )
 & Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm
 Ù HS đọc C3, C4 – Quan sát hình 21.3/59.
 O Ờ các thí nghiệm này ta cần đạt được yêu cầu gì ?
 Ù Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ – Tiến hành TN.
 Ù GV cho nhóm trình bày kết quả – So sánh.
 Ù GV thống nhất câu trả lời.
 O Ta có thể rút ra được kết luận gì qua TN này ?
 Ù GV mở rộng kiến thức : “ Trái đất có từ trường nên các cực địa lý của Trái đất tác dụng lên các từ cực của KNC, la bàn, . . . và Trái đất được xen như là một NC khổng lồ ”.
 o Thế trong thực tế em thấy Nam châm được ứng dụng vào những công việc gì ? ( chế tạo trong hệ thống Loa, điện thoại, . . . ) 
ù GV giới thiệu : Khi ta bẽ gãy một thanh nam châm thì mỗi nữa vẫn trở thành một NC mới và cách xác định tên cực của một nam châm bị tróc, cách phân loại các kim loại ( sắt, đồng, nhôm ) bằng nam châm
& Hoạt động 4 : Vận dụng 
 o Sau bài học này em nắm được điều gì về cấu tạo của NCVC ? Từ tính của NCVC ?
 Ù Y/c HS đọc câu hỏi C5, C6, C7 và C8 ở SGK/59, 60.
 Ù Thảo luậnnhóm C5, C6, C7 – Làm việc cá nhân C7.
 Ù GV gôi HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận nhóm cũng như kết quả của cá nhân.
 Ù GV gọi HS nhóm khác nhận xét – GV hoàn chỉnh câu trả lời .
 O C5 / 59 ?
 O C6 / 59 ?
 O C7 / 60 ?
 O C8 / 60 ?
CHƯƠNG II : ĐIỆN TỪ HỌC
Tiết 23 : NAM CHÂM VĨNH CỮU
I/ Từ tính của nam châm : 
 1/ Thí nghiệm : 
( SGK trang 50 )
 2/ Kết luận : 
 Kim nam châm tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Bắc – Nam.
 Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam
II/ Tương tác giữa hai nam châm :
 1/ Thí nghiệm :
( SGK trang 59 )
 2/ Kết luận : Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau.
III/ Vận dụng :
 C5 : Có thể Tổ Xung Chi đã lắp trên xe một nam châm.
C6 : Bộ phận chỉ hướng của La bàn là kim nam châm, vì tại mọi vị trí trên Trái Đất, kim nam châm đều luôn chỉ hướng Bắc Nam.
C7 : Đầu nào của thanh nam châm có ghi chữ N là cực Bắc. Đầu có ghi chữ S là cực Nam. 
C8 : Sát với cực có ghi chữ N ( cực Bắc ) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.
 4/ Củng cố : ( 5ph )
 O NCVC có những đặc điểm gì ? 
 O Nêu cách nhận biết các từ cực của nam châm ?
 O Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm ?
A/ NC là những vật có đặt tính hút sắt ( hay bị sắt hút ).
B/ NC nào cũng có hai cực : Cực dương và cực âm ?
C/ Khi bẽ gãy nam châm, ta có thể tách hai cực của nam châm ra khỏi nhau .
D/ Các phát biểu A, B, C, D đều đúng
 Ä Luôn định hướng Bắc – Nam, có hai từ cực Nam – Bắc.
Ä SGK trang 59
Ä Chọn A
 5/ Dặn dò :( 1ph )
+ Học kỉ bài.	+ Làm bài 21.1 à 21.6 SBT trang 03 	
+ CB : “ Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường ”
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
Ưu Điểm
Tồn tại

File đính kèm:

  • docT23Ly9.doc