Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 7: Áp suất chất lỏng - Năm học 2018-2019

Năng lực hình thành:

Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)

Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2)

Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)

Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).

Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)

Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp rắp, tiến hành thí nghiệm(P8)

Trao đổi kiến thức(X1)

Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)

Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8).

Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý (C1)

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 7: Áp suất chất lỏng - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
TIẾT 7
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
Ngày soạn: 03/10/2018
Ngày dạy: 08/10/2018 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng 
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng. p = d.h
2. Kỹ năng:
- Quan sát được các hiện tượng của TN, rút ra nhận xét.
- Vận dụng công thức: p = d.h để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến áp suất chất lỏng và giải được các bài tập tìm giá trị một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng kia.
 3. Thái độ: 
- Trong thực tế có áp suất chất lỏng học sinh luôn chú ý khi nhúng vật trong chất lỏng 
- Học sinh được tích cực hóa hoạt động tư duy trong học tập.
- Xây dựng thêm cách làm việc thân thiện giữa bạn bè và thày cô.
4. Kiến thức liên môn: Môn thể dục, môn sinh học, môn Địa lí.
5. Định hướng phát triển năng lực :
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Chuẩn bị tài liệu có liên quan.
Mỗi nhóm học sinh: 
1 bình hình trụ có đáy C và lỗ A, B ở thành bình bịt bằng cao su mỏng. 
Một bình thủy tinh có đĩa C tách rời làm đáy, một bình chứa nước, khăn lau.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Ổn định lớp:
Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ
H? Áp suất là gì??
Hãy viết công thức tính áp suất chất rắn? Nêu các đại lượng có trong công thức?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc áo chịu được áp suất lớn? Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta vào bài mới.
Hs nghe giới thiệu và tìm hiểu các vấn đề gv đặt ra để trả lời và vào bài học
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
1. Mục tiêu.
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- HS đề ra các phương án thí nghiệm khác chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Áp suất chất lỏng tác dụng lên vật theo mọi phương.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
+GV yêu cầu HS quan sát hình 8.2.
+GV nêu rõ: Khi vật rắn đặt lên mặt bàn thì vật rắn tác dụng lên mặt bàn một áp suất theo phương của trọng lực. Vậy, khi đổ nước vào bình thì chất lỏng có gây ra áp suất không? 
+GV: Để biết chất lỏng có gây ra áp suất giống như chất rắn không, ta tiến hành thí nghiệm sau.
+GV: yêu cầu HS nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 1.
GV yêu cầu các nhóm làm TN như hình 8.3 SGK quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi C1, C2 SGK.
+C1? Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ điều gì?
+C2?Chất lỏng gây áp suất có giống chất rắn không?
+GV: các vật đặt trong chất lỏng có chịu áp suất do chất lỏng gây ra hay không?
+GV: yêu cầu HS nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 2.
+GV yêu cầu các nhóm làm TN như hình 8.4 SGK
+GV: yêu cầu hs nêu hiện tượng xảy ra với dĩa D
+GV: yêu cầu HS trả lời câu C3: Khi nghiêng theo các hướng khác nhau nhưng đĩa D không rơi ra khỏi bình. TN này chứng tỏ điều gì?
+GV: hướng dẫn thêm một thí nghiệm khác để cũng cố thêm phần thí nghiệm 2
+GV? Qua thí nghiệm 1 và 2 em rút ra nhận xét gì?
+GV: Em hãy điền vào những chỗ trống ở C4.
HS quan sát H8.2.
HS: Có
+HS nêu dụng cụ và cách tiến hành TN.
+HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát và trả lời câu C1,C2.
+HS: Có lực tác dụng. 
+HS: không. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
+HS nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm
+ Các nhóm làm TN như hình 8.4 SGK
+ HS: Dĩa D trong nước không rời bình hình trụ
+ HS: chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. 
+ HS làm việc cá nhân
+ HS hoạt động cá nhân trả lời C4.
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
1.Thí nghiệm1.
Làm thí nghiệm Hình 8.3
C1: Màng cao su bị biến dạng. Chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
 C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
2.Thí nghiệm 2.
 C3: Thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. 
3. Kết luận: (Học SGK)
C4: (1) đáy 
 (2) thành 
 (3) trong lòng.
Năng lực hình thành:
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp rắp, tiến hành thí nghiệm(P8)
Trao đổi kiến thức(X1)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8).
Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý (C1)
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính áp suất chất lỏng.
1. Mục tiêu.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- HS chứng minh được công thức tính áp suất chất lỏng dưới sự hướng dẫn của GV.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
+GV: giới thiệu có một khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S, chiều cao là h. 
+GV: Gợi ý học sinh dựa vào liên môn toán học để chứng minh. 
+GV? Từ công thức tính áp suất chất rắn hãy chứng minh công thức: p = d.h
+HS nhắc lại công thức tính trọng lượng: p=d.V và công thức tính thể tích hình trụ: V=S.h
+HS: Lên bảng chứng minh.
II. Công thức tính áp suất chất lỏng:
 p = d.h
Trong đó: 
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h: Chiều cao (m)
p: Áp suất ở đáy cột chất lỏng: N/m2, (Pa)
Chú ý: +Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.
 + Với cùng một chất lỏng đứng yên. Những điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang có áp suất bằng nhau.
Năng lực hình thành: 
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4) .
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3)
Vận dụng sự tương tự để xậy dựng kiến thức vật lý(P4)
Trao đổi kiến thức(X1)
Hoạt động 4: Vận dụng:
1. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức về sự tồn tại của áp suất chất lỏng để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
Sử dụng thành thạo công thức tính áp suất chất lỏng vào các bài tập cụ thể.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Giải thích được sự tồn tại của áp suất chất lỏng và sử dụng thành thạo công thức tính áp suất chất lỏng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
H? Tại sao người thợ lặn khi lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
GV: Yêu cầu HS đọc, tóm tắt và giải câu C7
GV: Yêu cầu HS nhận xét sau đó GV thống nhất cách giải.
HS: Giải thích C6
HS: Đọc đề và xác định đề và lên bảng giải.
III. Vận dụng:
 C6: Vì lặn sâu dưới nước thì áp suất do nước biển gây ra rất lớn. Con người nếu không mặc áo lặn sẽ không thể chịu được áp suất này.
 C7: Tóm tắt:
d= 10 000N/m3
h1= 1,2m
h2 = 0,8 m
p1 = ? p2 =? Giải
 Áp suất tác dụng lên đáy thùng
 p1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000 (Pa)
 Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 0,4m
 p2 = d.h2 = d.(h1 – h) 
 = 10000.(1,2-0,4)=8000 (Pa)
 Đáp số: 8000 pa
Năng lực hình thành:
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4) .
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý (C1)
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Áp suất chất lỏng
(K1) Nêu nhận xét tác dụng của áp suất chất lỏng lên thành bình, đáy bình và các vật trong lòng chất lỏng
(K1) Nêu công thức tính áp suất chất lỏng.
(K4) Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?
(K4) Một thùng cao 80cm đựng đầy nước. Tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết dnước=10000 N/m3
V. Giáo dục kỹ năng sống:
Phương pháp tích hợp là: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
Nếu sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy riệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. Chúng ta nên có biện pháp tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh cá và có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt này. 
VI. Hướng dẫn tự học và dặn dò:
Đọc phần “Em chưa biết” Về nhà học bài vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để làm các bài tập: 8.4; 8.5; 8.6 SBT Trang: 26, 27
Chuẩn bị bài: Bình thông nhau, Tìm hiểu máy nén thủy lực.
Về nhà tìm hiểu thêm: Áp suất chất lỏng được ứng dụng trong trường hợp nào trong thực tế
VII. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_7_ap_suat_chat_long_nam_hoc_2018_2.doc
Giáo án liên quan