Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 16: Định luật về công - Năm học 2018-2019

Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật công:

1. Mục tiêu. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản.

2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Phản hồi tích cực".

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động các nhân.

4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.

5. Sản phẩm đạt được: Phát biểu được định luật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 16: Định luật về công - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 
TIẾT 16
ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
Ngày soạn: 04/12/2018
Ngày dạy: 10/12/2018 
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản
2. Kỹ năng:
Nêu được ví dụ minh họa cho định luật về công:
 - Sử dụng ròng rọc
Sử dụng mặt phẳng nghiêng
- sử dụng đòn bẩy
3. Thái độ:
- Thiết lập mô hình sử dụng máy cơ đơn giản trong thực tế
- Ổn định, tích cực trong học tập
4. Kiến thức liên môn: Môn thể dục, môn sinh học.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 1 Lực kế loại 5N, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng, 1 thước kẹp, 1 thước thẳng, dây kéo, giá thí nghiệm, bảng 14.1.
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
H? Công cơ học là gi? Viết công thức tính công cơ học? Nêu ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Ở lớp 6 các em đã được học các loại máy cơ đơn giản nào? Các loại máy cơ đó giúp cho ta có lợi như thế nào khi làm việc?
HS: Máy cơ đơn giản có thể giúp ta nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
GV: Vậy công của lực nâng vật có lợi không? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Phản hồi tích cực.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần thí nghiệm:
1. Mục tiêu. Làm được thí nghiệm để so sánh công của máy cơ đơn giản với công kéo vật khi không dùng máy cơ đơn giản.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Phản hồi tích cực"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Học sinh làm được thí nghiệm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn hs làm TN và ghi kết quả vào bảng
GV: Em hãy so sánh hai lực F1 và F2?
GV: Hãy so sánh quãng đường đi S1, S2?
GV: Hãy so sánh công A1 và công A2?
GV: Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống C4?
GV: Cho hs ghi vào vở
HS: Thực hiện
HS: F1 > F2
HS: S2 = 2 S1
HS: A1 = A2
HS: (1) Lực, 
 (2) đường đi, 
 (3) Công
I. Thí nghiệm:
C1: F1 = 2F2 (F2 =F1)
C2: S2 = 2S1
C3: A1 = F1S1
 A2 = F2.S2
 A1 = A2
C4: (1) Lực
 (2) Đường đi
 (3) Công
Năng lực hình thành:
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1).
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2).
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2).
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật công:
1. Mục tiêu. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Phản hồi tích cực".
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động các nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Phát biểu được định luật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Từ kết luận ghi ở trên không chỉ đúng cho ròng rọc mà còn đúng cho mọi máy cơ đơn giản.
GV: Cho hs đọc phần “Định luật về công”.
GV: Cho hs ghi vào vở định luật này.
HS: Thực hiện
II. Định luật công:
 Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì bị thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Năng lực hình thành:
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3).
Vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế (K4). 
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập (P3).
Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức Vật lí (P4).
Hoạt động 4: Tìm hiểu bước vận dụng.
1. Mục tiêu. Vận dụng kiến thức giải một số bài tập cơ bản.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Phản hồi tích cực".
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Học sinh làm phần vận dụng kiến thức và làm được bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Gọi hs đọc C5
GV: Hướng dẫn 
GV: Ở cùng chiều cao, miếng ván dài 4m và miếng ván dài 2m thì mpn nào nghiêng hơn?
GV: Cho các nhóm thảo luận và thực hiện
GV: Cho đại diện các nhóm lên bảng và thực hiện
GV: Cho hs thảo luận C6
GV: Hướng dẫn và gọi hs lên bảng thực hiện?
HS: thực hiện
HS: Miếng ván dài 2m
HS: Thực hiện trong 2 phút
HS: Nhóm khác nhận xét.
HS thực hiện câu C6
III. Vận dụng:
C5: Tóm tắt:
P1= P2 = 500N
l1 = 4 m
l2 = 2 m
F1 =? F2
A1 = A2=?
a. Trường hợp 1: Lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.
b. Công sinh ra trong 2 trường hợp là như nhau
c.Công do lực kéo sinh ra là:
A1 =A2 = P.h = 500.1 = 500(J)
C6: Tóm tắt: 
P = 420 N
s = 8m
F = ?
A = ?
Giải:
a. Lực kéo ở đầu dây của ròng rọc là:
F = P = .420=210 (N)
Độ cao cần kéo vật lên cao là:
h = s = .8 = 4(m)
b. Công nâng vật lên cao là:
 A = F.S = 210 .8 = 1680 (J)
 Đáp số: 1680J
Năng lực hình thành:
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế (K4). 
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ môn học (P2)
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập (P3)
Trao đổi kiến thức (X1).
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Công cơ học
1. (K2) Nêu điều kiện để có công cơ học.
2. (K2)Viết công thức tính công cơ học
3.(K3) Một vật có trọng lượng 1N trượt trên mặt sàn nằm ngang được 0,5m. Em hãy tính công của trọng lực. 
4. (K3) Hs hoàn thành bài tập 13.3 SBT vật lý 8
5.(K3) Hs hoàn thành bài tập 13.4 và 13.10 SBT vật lý 8
V. Dặn dò cho học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
Học thuộc phần “ghi nhớ” sgk. Làm BT 14.2- 14.12 SBT
Dặn dò: Học sinh về nhà ôn bài để tiết sau ôn tập chuẩn bị thi học kì 1
VI. Rút kinh nghiệm bổ sung

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_16_dinh_luat_ve_cong_nam_hoc_2018.doc