Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 1: Chuyên động cơ học - Năm học 2019-2020

Hoạt động 3: Xác định tính tương đối của chuyển động và đứng yên

1. Mục tiêu. Hiểu rõ tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.

2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.

4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.

5. Sản phẩm đạt được: Hiểu rõ tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 1: Chuyên động cơ học - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Tiết 1 
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Ngày soạn: 22/08/2019
Ngày dạy: 26/08/2019 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học. 
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động. 
- Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
2. Kĩ năng:
- Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.
- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn... 
3. Thái độ:
 - Yêu thích môn học và thích khám khá tự nhiên.
4. Kiến thức liên môn: Môn Toán, môn thể dục.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với GV:
- Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.
2. Đối với mỗi nhóm HS: 
- Tài liệu và sách tham khảo .
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
GV Giới thiệu nội dung chương trình và bài dạy
- GV giới thiệu nội dung chương trình môn học trong năm gồm 2 chương cơ học và nhiệt học
- GV đưa ra một số hiện tượng thường gặp liên quan đến bài học về chuyển động và đứng yên như: con chim đang bay hay ngôi nhà đang đứng yên.Vậy theo em căn cứ nào để nói một vật chuyển động hay đứng yên?
Hs nghe giới thiệu và tìm hiểu các vấn đề gv đặt ra để trả lời và vào bài học
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên.
1. Mục tiêu. Hiểu được thế nào là chuyển động hay đứng yên.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: HS hiểu được thế nào là chuyển động hay đứng yên và giải thích được một số hiện tượng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS thảo luận C1
- GV nhận xét và đưa ra 1 cách xác định khoa học nhất. 
- GV đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học.
- Y/c HS hoàn thành C2, C3 
- GV đưa ra kết luận.
- HS hoạt động nhóm
- đại diện 1 nhóm nêu, HS khác giải thích.
- HS ghi nhớ.
- HS thảo luận C2, cá nhân làm C3
- 1 HS trả lời
- 1 HS lấy ví dụ về chuyển động và đứng yên đồng thời chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
I - Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên.
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (Vật mốc) gọi là chuyển động cơ học gọi tắt 
(chuyển động).
- Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên.
Năng lực hình thành:
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Vận dụng kết quả tác dụng lực vào giải thích các tình huống thực tế (K4)
Hoạt động 3: Xác định tính tương đối của chuyển động và đứng yên
1. Mục tiêu. Hiểu rõ tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Hiểu rõ tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Gv cho HS xác định chuyển động và đứng yên đối với khách ngồi trên ô tô đang chuyển động.
- Yêu cầu HS trả lời C4 đến C7.
- GV nhận xét và đưa ra tính thương đối của chuyển động 
- HS thảo luận theo bàn 
- 1 HS đại diện trả lời 
- HS hoạt động cá nhân trả lời từ C4 đến C7.
II.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Kết luận:
Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác và ngược lại. Nó phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Năng lực hình thành:
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4)
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3)
Trao đổi kiến thức (X1)
Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (X6).
Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8).
Hoạt động 4: Xác định một số dạng chuyển động thường gặp
1. Mục tiêu. Xác định một số dạng chuyển động thường gặp
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Xác định một số dạng chuyển động thường gặp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- GV giới thiêu quỹ đạo chuyển động 
- H?Có mấy dạng chuyển động.
- Gv nhận xét và cho HS mô tả dạng chuyển động của một số vật trong thực tế 
- HS ghi nhớ
- HS nghiên cứu SGK và nêu tên 3 dạng chuyển động
III. Một số chuyển động thường gặp.
- Đường mà vật chuyển động vạch ra goi là quỹ đạo chuyển động.
- Căn cứ vào Quỹ đạo chuyển động ta có 3 dạng chuyển động.
+ Chuyển động thẳng
+ Chuyển động cong 
+ Chuyển động tròn
Năng lực hình thành
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4)
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3)
Trao đổi kiến thức(X1)
Hoạt động 5: Củng cố - luyện tập
1. Mục tiêu. Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS thảo luận C10 và C11
- GV nhận xét và cho điểm 
- 1 HS đọc to ghi nhớ SGK
- HS thảo luận ttả lời C10 và C11.
- 2 HS đại diện trả lời
IV – Vận dụng
C11. Khi nói: khoảng cách từ vật tới mốc khong thay đổi thì đứng yên so với vật mốc, không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ trong chuyển động tròn thì khoảng cách từ vật đến mốc (Tâm) là không đổi song vật vẫn chuyển đông.
Năng lực hình thành:
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4)
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3)
Trao đổi kiến thức(X1)
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Chuyển động cơ học
(K1)Nêu khái niệmvề chuyển động cơ học, cho ví dụ.
(K1) Tại sao nói chuyển đông hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Lấy ví dụ minh hoạ.
(K4) Một ô tô đang chuyển động. Hãy nêu một vài bộ phận chuyển động và một vài bộ phận đứng yên đối với mặt đường và thành xe.
V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 1.1 đến 1.4 tại lớp
- Dặn HS học bài cũ làm bài tập còn lại và nghiên cứu trước bài 2.
VI. Rút kinh nghiệm bổ sung.
...................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phu_dao_vat_ly_lop_8_tiet_1_chuyen_dong_co_hoc_nam_h.doc