Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyền động hay đứng yên - Nguyễn Thị Thu Hiền

II.Các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng.

C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong TN Bơ rao.

C2: Các học sinh tương tự như các phân tử nước.

C3: Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.

- KL: Trong thí nghiệm Bơ-rao: các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệt giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ ( 12 phút )

III.Chuyển động phân tử và nhiệt độ

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Hoạt động 4: Vận dụng ( 10 phút )

IV. Vận dụng

C4: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên và xen lẫn vào các phân tử nước và ngược lại.

C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía.

C6: có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyền động hay đứng yên - Nguyễn Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết PPCT: 	23	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 	
Lớp dạy:
BÀI 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
MỤC TIÊU
Kiến thức
 - Từ TN Bơ-rao chứng tỏ được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng về mọi phía
- Biết được chuyển động của phân tử nguyên tử chuyển động phụ thuộc vào nhiệt độ
- Dùng hiểu biết về chuyển động của các phân tử, nguyên tử của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 
Kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ
- Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
CHUẨN BỊ
Giáo viên
SGK, SGV, Giáo án
Học sinh
SGK, SBT, Vở
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Em hãy lấy một ví dụ về cấu tạo của các chất trong đời sống. ( 5 điểm )
Đáp án: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé được gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất còn phân tử là tập hợp các nguyên tử tạo thành.
Ví dụ: Phân tử nước được tạo bởi 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử oxi.
Câu 2: Tại sao khi đổ 50 ml rượu vào 50 ml nước không thu được 100ml hỗn hợp rượu và nước? ( 5 điểm )
Đáp án: Do giữa các nguyên tử, phân tử rượu và nước có khoảng cách nên chúng xen lẫn vào những khoảng cách đó làm giảm thể tích của hỗn hợp.
Bài mới ( 3 phút )
Gv cho Hs quan sát hình ảnh các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí và đặt câu hỏi với HS.
GV : những hình ảnh này chắc nhiều bạn đã bắt gặp trong cuộc sống và biết được trong bầu không khí chúng ta hít thở hằng ngày có vô số hạt bụi li ti bay lơ lửng. Vậy theo các em các hạt bụi li ti này có chuyển động theo một trật tự hay một quỹ đạo xác định nào không?
HS: không, chúng chuyển động lôn xộn, hỗn độn không ngừng.
Gv: Các hạt bụi li ti này chuyển động lộn xộn, hỗn độn khó mà xác định được. Và thông qua hình ảnh của các hạt bụi li ti này cô muốn giới thiệu đến các em một tính chất đặc biệt của các nguyên tử phân tử, để biết được đó là tính chất gì thì hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài 20: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
HS ghi bài mới vào vở.
GV nêu mục tiêu và nội dung bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm Bơ-rao ( 3 phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Gv : Bây giờ cô và các em cùng đi vào tìm hiểu phần thứ nhất đó là Chuyển động Borao.
Chuyển động Bơ rao là chuyển động được đặt tên theo nhà thực vật học Robert Brown.
Gv cho Hs quan sát hình ảnh nhà thực vật học Bơrao và cung cấp thông tin về Bơ rao cho HS.
Gv cung cấp thêm: Vì Bơ-rao là nhà thực vật học, nên mới đầu ông cho rằng các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng là do một lực đặc biệt được gọi là lực sống chỉ có ở các vật thể sống gây nên. Để kiểm tra giả thuyết của mình, ông làm chết các hạt phấn hoa bằng cách giã nhỏ, hoặc luộc chín chúng. Tuy nhiên, các hạt phấn hoa dù chết vẫn không ngừng chuyển động hỗn độn. Chỉ đến khi thuyết phân tử về cấu tạo chất ra đời, người ta mới giải thích được chuyển động Bơ-rao. 
Tương tự như chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN Brown, những hạt bụi li ti chúng ta quan sát được trong không khí cũng chuyển động hỗn độn, liên tục không ngừng và khó xác định. Và chuyển động của các hạt nhỏ li ti này được gọi là chuyển động Brown. 
Chuyển động Brown được định nghĩa như sau: Chuyển động không ngừng của các hạt rất nhỏ ( đường kính cỡ Micromet ) trong chất lỏng hay chất khí được gọi là chuyển động Brown. 1μm = 10-6m 
Vậy theo các em tại sao các hạt nhỏ li ti này lại chuyển động hỗn độn không ngừng như vậy? Để biết được nguyên nhân tại sao thì cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu phần II. để biết được tại sao các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Hs: ghi và đọc nội dung phần I
Nghe Gv cung cấp thông tin.
Hs đọc lại khái niệm chuyển động Brown.
HS suy nghĩ.
Thí nghiệm Bơ-rao
Chuyển động không ngừng của các hạt rất nhỏ trong chất lỏng hay chất khí được gọi là chuyển động Brown.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử ( 8 phút )
- Gv cho HS quan sát hình ảnh để so sánh sự tương tự giữa hình 20.1 và hình ảnh chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn trả lời C1, C2, C3 và từ đó rút ra kết luận nguyên nhân chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao. ( thời gian 2 phút )
- Gv gợi ý nhắc nhở HS chú ý câu C3.
- Gv nhận xét và giới thiệu thêm với HS hình ảnh nhà Vật lí Albert Einstein rồi rút ra kết luận. 
- KL: trong thí nghiệm Bơ-rao: các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Lưu ý: cần nhấn mạnh tính hỗn độn của các nguyên tử, phân tử khi chuyển động.
- Gv đưa ra giả thiết: nếu cô đun nóng chậu nước chứa các hạt phấn hoa thì theo các em các hạt phấn hoa sẽ chuyển động như thế nào? Để biết được các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ như thế nào?
- Hs thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
- Từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến của mình trước lớp theo yêu cầu của Gv. 
- Hs: ghi bài vào vở.
Hs suy nghĩ và đưa ra dự đoán.
II.Các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng.
C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong TN Bơ rao.
C2: Các học sinh tương tự như các phân tử nước.
C3: Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.
- KL: Trong thí nghiệm Bơ-rao: các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệt giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ ( 12 phút )
- Gv cho HS quan sát hình ảnh đun nóng chậu nước chứa các hạt phấn hoa và yêu cầu rút ra nhận xét.
- Gv rút ra nhận xét: Trong thí nghiệm của Bơ-rao, nếu càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước chuyển động càng nhanh. Từ đó cho chúng ta nhận xét thế nào về mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các phân tử? 
- Gv có thể lấy các ví dụ tượng trưng gần gũi trong đời sống để gợi ý cho HS.
- Nhận xét ý kiến của Hs rồi rút ra kết luận.
KL: Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt. 
-	HS quan sát hình ảnh và đưa ra nhận xết về sự chuyển động của các hạt phân hoa.
III.Chuyển động phân tử và nhiệt độ
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Hoạt động 4: Vận dụng ( 10 phút )
Giới thiệu về hiện tượng khuếch tán, cho HS nhận xét về:
+ Sự thay đổi mặt phân cách
+ Sự thay đổi màu của nước 
+ Sự thya đổi màu của dung dịch đồng sunfat.
Gv gọi một HS đọc SGK và mô tả hiện tượng khuếch tán. 
Gv mời 1 HS trả lời câu C4.
GV lưu ý cho HS: 
Cần lưu ý là dung dịch đồng sunfat nặng hơn nước, nhưng trong thí nghiệm trên đồng sunfat vẫn có thể nổi lên để hòa vào nước, và ngược lại. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? 
Gv nhận xét và chốt đáp án.
Gv yêu cầu Hs làn việc theo cặp thảo luận trả lời C5, C6, C7 SGK.
- Mời 1 em đọc phần có thể em chưa biết.
- Hs suy nghĩ và có thể trả lời như sau:
+ Mặt phân cách giữa nước và dung dịch đồng Sunfat mới đầu thì rõ sau đó mờ dần.
+ Nước gần mặt phân cách có màu xanh nhạt, màu này lan dần ra toàn bộ khối nước ở trên. 
+ Dung dịch đồng sunfat ở gần mặt phân cách nhạt dần, dần dần khối dung dịch đều nhạt dần
HS thảo luận theo cặp trả lời các câu C5,C6,C7.
IV. Vận dụng
C4: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên và xen lẫn vào các phân tử nước và ngược lại.
C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía.
C6: có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Hoạt động 5: Tổng kết
( 5 phút )
GV mời 1 Hs nhắc lại ghi nhớ SGK.
Trong bài này chúng ta lại một lần nữa được làm quen với thí nghiệm mô hình để từ đó có thể giải thích được các hiện tượng mà ta không thể nhìn thấy trực tiếp được. Khi học bài ở nhà các em cần chú ý đến các nội dung này để có thể hiểu rõ hơn và có thể giải thích đượct hêm nhiều hiện tượng khác.
3 . Củng cố bài giảng 
Mời một HS nhắc lại ghi nhớ.
Trả lời các câu hỏi sách bài tập
4 . Hướng dẫn học tập ở nhà
Học bài 20 theo nội dung đã ghi vở
Làm các bài tập: 20.1, 20.2, 20.3, 30.4 SBT 
Đọc và soạn bài 21
Đánh giá, rút kinh nghiệm
Phú Hòa, ngày.. tháng..năm 2018
GVHD ký duyệt
Đặng Thị Xuân Hồng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_8_bai_20_nguyen_tu_phan_tu_chuyen_dong_ha.docx