Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 21: Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đê

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp thực nghiệm, làm thí nghiệm

- Phương pháp giải bài tập vật lí

- Phương pháp hợp tác nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Các vật sau khi cọ xát có những khả năng gì?

+ Lấy ví dụ cụ thể trong thực tế về sự nhiểm điện do cọ xát

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Bóng đèn sáng, quạt điện quay khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gi? Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay

 

docx23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 21: Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện- dùng làm các vật hay bộ phận dẫn điện
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, chất cách điện gọi là vật liệu cách điện - dùng làm vật hay bộ phận cách điện
C1: Quan sát và nhận biết:
- Các bộ phận dẫn điện: dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây
- Các bộ phận cách điện là: trục thuỷ tinh, thuỷ tinh đen của bóng đèn, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây
* Thí nghiệm:
- Lắp thí nghiệm hình 20.2
Vật dẫn điện
Vật cách điện
C2: Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện: đồng, sắt ,nhôm, chì...
- Các vật liệu thường dùng làm vật cách điện: nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su, không khí...
C3: Mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt. Giữa 2 chốt công tắc là không khí đèn không sáng. bình thường không khí cách điện
Tiết 2:
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
Bài 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I. Dòng điện trong kim loại:
1. Êlêctron tự do trong kim loại.
a. Các kim loại là các chất dẫn điện, kim loại được cấu tạo từ nguyên tử.
C4: Hạt nhân mang điện tích dương các êlêctron mang điện tích âm.
b. Kim loại có êlêctron thoát ra khỏi nguyên tử chuyển động tự do trong kim loại gọi là êlêctron tự do
C5: Êlêctron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, cực dương hút nên chạy về phía cực dương
.
C6: eletron tự do bị cực âm của pin đẩy và cực dương hút
Kết luận:
Các êlêctron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó
II. Sơ đồ mạch điện
1 . Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện
Dây dẫn
 + 
 - 
Nguồn điện (pin + ắc qui)
 + 
 - 
Hai nguồn điện mắc nối tiếp
( bộ pin, bộ ắc qui)
Bóng đèn
Công tắc đóng
Công tắc mở
2. Sơ đồ mạch điện
C1: Vẽ sơ đồ mạch điện của hình 19.3
 + 
 - 
 K 
Vẽ sơ đồ mạch điện của hình 19.3
 + 
 - 
C2:
 K 
C3: Học sinh tiến hành mắc mạch điện theo sơ đồ
II. Chiều dòng điện:
Quy ước về chiều dòng điện
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn ra các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
- Dòng điện cung cấp bởi pin - ắc qui có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều.
C4: Ngược chiều nhau 
C5: - 
 K 
 + 
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 
Nhắc học sinh làm các bài tập SBT
Nhắc học sinh đọc phần có thể em chưa biết
E. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày soạn: / / 2020
Ngày giảng: / / 2020
Tiết 3: 
Bài 22, 23 :TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG 
TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ 
CỦA DÒNG ĐIỆN
 A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 	 Nêu được dòng điện qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện, hoặc ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được biểu hiện sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể con người.
 Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn.
2. Kỹ năng:
Mắc mạch điện đơn giản
3. Thái độ
Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm, - Ham hiểu biết có ý thức sử dụng điện an toàn
B. CHUẨN BỊ:
+ Cả lớp: ắc qui, 5 dây, 1 công tắc, 1 đoạn dây mảnh, 3 =>5 mảnh giấy nhỏ, một số cầu chì.
+ Mỗi nhóm: 2 pin, 1 đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối, 1 bút thử điện 1 đèn đi ốt phát quang
Mỗi nhóm: 1 kim nam châm, 1 nam châm thẳng, một vài vật nhỏ bằng sắt, thép, 1 chuông điện, 1 bộ nguồn 6V, 1 bình điện phân dựng dung dịch CuSO41 công tắc, 1 bóng đèn loại 6V, 6 dây dẫn có vỏ bọc cách điện, Tranh vẽ phóng to hình 23.2( chuông điện)
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đê
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thực nghiệm, làm thí nghiệm
- Phương pháp giải bài tập vật lí
- Phương pháp hợp tác nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 
Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, 1 công tắc, một bóng đèn, các đoạn dây nối
- Xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch vừa vẽ
Bài mới:
Giới thiệu bài: : Dòng điện chạy qua các dụng cụ tiêu thụ điện khác nhau có các tác dụng khác nhau. Đó là những tác dụng gì? Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung Bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt
 C1: Hãy kể tên một số dụng cụ thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
C2: Yêu cầu học sinh lắp mạch điện như sơ đồ 22.1 và trả lời câu hỏi:
a) Khi đèn sáng bóng đèn có nóng lên không? Xác định bằng cách nào?
b) Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua
c) Hãy giải thích vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vôn fram.
Nêu nhiệt nóng chảy của một số chất.
C3: Quan sát thí nghiệm của giáo viên bố trí hình 22.2 và hãy cho biết.
a, Có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy khi giáo viên đóng công tắc.
b, Từ quan sát trên, hãy cho biết dòng điện đã gây ra tác dụng gì với dây sắt AB.
Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận
C4: Nếu trong mạch điện với dây dẫn bằng đồng có nối xen một đoạn dây chì thì trong một số trường hợp do tác dụng nhiệt của dòng điện dây dẫn có thể nóng lên trên 3270C. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với đoạn dây chì và với mạch điện.
Tích hợp
Tìm hiểu nguyên nhân gây tác dụng nhiệt của dòng điện.
Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại. 
Tìm hiểu việc sử dụng diot trong thắp sáng sẽ góp phần làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện, nâng cao hiệu suất sử dụng điện.
Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Ngày nay, người ta đang cố gắng thay thế các vật liệu dẫn điện thông thường bằng vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng không
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng phát sáng
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện
Yêu cầu học sinh tìm hiểu tính chất từ của nam châm
- Nêu cấu tạo của nam châm điện?
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu C1
a, Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.
b, Đưa 1 kim nam châm lại gần một đầu dây và đóng công tắc cho biết cực nào của nam châm bị hút, cực nào bị đẩy?
- Nêu kết luận và điền từ vào ô trống?
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoá học của dòng điện
- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, mắc mạch điện hình 23.3. Cho HS quan sát màu sắc ban đầu 2 thỏi than , chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm. Đóng mạch điện cho đèn sáng. Hỏi:
+ Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện?
+ Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao em biết ?
- HS quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi
(làm việc cá nhân)
- Sau vài phút ngắt công tắc. Giáo viên nhắc thỏi than nối với cực âm , yêu cầu HS nhận xét màu sắc của thỏi than so với ban đầu và yêu cầu học sinh trả lời C6
- Giáo viên thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận 
Hoạt động 5: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện
- Giáo viên thông báo nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người . Điện giật là gì ?
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin về tác dụng sinh lý của dòng điện 
- Giáo viên : dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? Cho ví dụ điều đó ?
- Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì ? 
- Giáo viên lưu ý HS: Không được tự mình chạm vào mạng điện gia đình và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- HS đọc phần III Sgk trả lời các câu hỏi của Giáo viên 
- Yêu cầu HS nêu được: Nếu dòng điện trong mạch điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người
I. Tác dụng nhiệt:
C1: Dụng cụ đốt nóng bằng điện:
Bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là, lò nướng, lò sưởi điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện, ấm điện, chăn điện, máy dán hay ép plastic
C2:
 + 
 - 
 K 
a) Bóng đèn nóng lên có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay hoặc nhiệt kế
b) Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng.
c) Bộ phận của bóng đèn (dây tóc) làm bằng vôn fram để không bị nóng chảy. Vô fram có nhiệt độ nóng chảy 33700C.
Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua
Chất
Nhiệt độ nóng chảy ( 0C)
Vonfram
3370
Thép
1300
Đồng
1080
Chì
320
C3: Học sinh quan sát và trả lời
a) Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống
b) Dòng điện chạy qua dây AB làm đoạn dây dẫn nóng lên
Kết luận:
+ Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên
+ Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng
C4: Khi đó cầu chì nóng lên tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt mạch điện bị hở tránh hư hại và tổn thất có thể xảy ra.
II. Tác dụng phát sáng:(học sinh tự đọc)
1. Bóng đèn bút thử điện:
2. Đèn điôt phát quang (đèn LED)
III. Tác dụng từ:
* Tính chất từ của nam châm:
Vì nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
- Nam châm có 2 cực từ tại đó các vật bằng sắt thép hút mạnh nhất.
- Đưa 1 kim nam châm lại gần đầu một nam châm thẳng thì một trong 2 cực bị hút cực kia bị đẩy. 
* Nam châm điện:
C1: a, + Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh nhỏ, khi ngắt công tắc đinh rơi.
b, 
Kết luận: Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện 
- Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép.
* Tìm hiểu chuông điện:
II- Tác dụng hoá học 
C5: Dung dịch muối đồng sun fát là chất dẫn điện đèn trong mạch sáng.
C6: Sau thí nghiệm, thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt. 
*Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng
III- Tác dụng sinh lí
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Giới thiệu mục có thể em chưa biết.
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập SBT.
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập trong sách bài tập
E. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 4: KIỂM TRA 1 TIẾT.
 A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Học sinh phản ánh kiến thức qua học 7 bài phần điện
2. Kỹ năng:
- Học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải thích bài kiểm tra và vẽ mạch điện
3. Thái độ:
- Nghiêm túc tích cực làm bài.
B . CHUẨN BỊ
* GV: Đề bài kiểm tra
* HS: Ôn tập các kiến thức đã học, giấy nháp và dụng cụ học tập
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp giải bài tập vật lí
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
GV: Nêu yêu cầu giờ kiểm tra, + Phát đề cho HS
Ngày soạn: / / 2020
Ngày giảng: / / 2020
Tiết 5 + 6:
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
Bài 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN
 A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được cường độ dòng điện, biết kí hiệu đơn vị đo, sử dụng được ampe kế để do dòng điện.
- Biết được ở 2 cực nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có hiệu điện thế.
 - Nêu được đơn vị hiệu điện thế là vôn(V)
- Sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 cực để hở của nguồn điện.
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện
 - Nêu được hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện
 - Hiểu dụng cụ điện hoạt động bình thường khi sử dụng đúng với U định mức.
2. Kỹ năng: Mắc mạch điện như hình vẽ - Vẽ sơ đồ mạch điện, lựa chọn vôn kế phù hợp, mắc đúng vôn kế.
- Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế để biết chọn vôn kế phù hợp và đúng kết quả đo.
3. Thái độ: 	Trung thực, hứng thú học tập bộ môn
Ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.
B. CHUẨN BỊ
Cả lớp: 1 số loại pin và ắc qui hoặc tranh phóng to ghi các loại pin ác qui trên đó có ghi vôn.
1 đồng hồ vạn năng- tranh phóng to hình 25.1 và 25.3 
Mỗi nhóm: 2 pin(1,5V) 1 vôn kế ghi GHĐ 3V trở lên, 1 bóng đèn pin, 1 ampe kế ,1 công tắc, 7 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện
Cả lớp: 2 pin(1,5V), 1 bóng đèn pin, 1 biến trở, 1 ampe kế to dùng cho thí nghiệm chứng minh, 1 vôn kế, 1 đồng hồ vạn năng, 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 công tắc.Vẽ hình 24.2 Hình 24.3 phóng to
Các nhóm: 2 pin, 1 ampe kế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện
Cả lớp: Bảng phụ ghi sẵn bảng 1 ghi kết quả của các nhóm.
Bảng phụ chép câu hỏi C8. Tranh phóng to hình 26.1
Mỗi nhóm: 2 pin(1,5V), 1 vôn kế, 1 ampe kế có GHĐ phù hợp, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 7 dây nối có vỏ bọc cách điện.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đê
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thực nghiệm, làm thí nghiệm
- Phương pháp giải bài tập vật lí
- Phương pháp hợp tác nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 
Kiểm tra bài cũ:
+ Dòng điện là gì? dòng điện theo qui ước? dòng điện trong kim loại?
+ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, 1 công tắc, một bóng đèn, các đoạn dây nối
Bài mới:
Giới thiệu bài: Ta đã biết cùng một bóng đèn lắp vào mạch điện nhưng có lúc sáng mạnh có lúc sáng yếu. Vậy độ sáng mạnh yếu của đè có liên quan gì đến cường độ dòng điện hay không? ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: “Cường độ dòng điện”
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung Bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cường độ dòng điện
- Lắp quan sát 24.1
- Giáo viên làm thí nghiệm, dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn. Yêu cầu HS quan sát số chỉ của am pe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh , yếu 
- Giáo viên thông báo về cường độ dòng điện. 
- Kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện . 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ampe kế
Giáo viên thông báo dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là Ampe kế
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế: 
+ Nhận biết: Giáo viên đưa ra 2 đồng hồ đo điện giống nhau ampe kế và vôn kế , chỉ cho HS đặc điểm nhận biết là trên mặt đồng hồ đo ghi A hoặc mA
C1: a, Ghi giới hạn đo và ĐCNN của ampe kế hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.
b, Cho biết ampe kế dùng kim chỉ thị và dùng hiện số?
c, ở các chốt dây nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì?
d, Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo cường độ dòng điện
1. Giáo viên giới thiệu kí hiệu ampe kế, bổ xung thêm kí hiệu cho chốt (+) và chốt (-) của ampe kế 
A
-
+
2. Dựa vào bảng 2. Hãy cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào?
3. Mắc mạch điện hình 24.3 
4. Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0 
5. Đóng công tắc => hướng dẫn quan sát đọc giá trị I1 = ...... A => độ sáng đèn
6. Dùng 2 pin liên tiếp đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện I2 = .....A quan sát độ sáng của đèn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiệu điện thế
Nêu tình huống SGK
- Hiệu điện thế là gì?
- Thông báo kí hiệu, đơn vị và đổi đơn vị
Trả lời C1 SGK
Hoạt động 5: Tìm hiểu vôn kế
- Thông báo dụng cụ đo hiệu điện thế
- Thảo luận C2: SGK
- Nêu cấu tạo vôn kế
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo hiệu điện thế
	- Lắp mạch điện như hình vẽ
làm thí nghiệm như hướng dẫn
1, 2, 3, 4, 5 - SGK
- Trả lời câu hỏi C3
- Đo và ghi vào bảng 2 Sgk
Tìm hiểu hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
C1: Quan sát số chỉ của vôn kế nêu nhận xét về hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch
C2: Đọc và ghi số chỉ của ampe kế, của vôn kế khi ngắt và khi đóng công tắc vào bảng 1.
- Tiến hành thí nghiệm tương tự với nguồn điện 2 pin.
Tiết 1: 
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN.
 Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
I. Cường độ dòng điện:
1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên 
Quan sát độ sáng của đèn số chỉ am pe kế tương ứng
Nhận xét: Với 1 bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện:
a, Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I. 
b, Đơn vị cường độ dòng điện là: Ampe (A); miliampe (mA) 
1A = 1000 mA ; 1 mA = 0,001 mA
II. Ampe kế:
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
tìm hiểu ampe kế:
C1: a) Trên mặt ampekế có ghi chữ A
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 24.2a
100 mA
10 mA
Hình 24.2b
6 A
0,5 A
b) Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị còn hình 24.2c hiện số.
c) Chốt nối ampe kế: Chốt dương có ghi dấu (+) và chốt âm có ghi dấu (-)
d) HS nhận biết được chốt nối của ampe kế nhóm mình và chốt điều chỉnh kim chỉ
III. Đo cường độ dòng điện:
1. Vẽ sơ đồ 
+
 V 
-
 
A
2. Học sinh dựa vào bảng số liệu và GHĐ của ampe kế nhóm mình để trả lời câu hỏi của Gv 
3. Học sinh mắc mạch điện theo sơ đồ
4. Điều chỉnh kim ampe kế đúng vạch số 0
5 Thí nghiệm và quan sát
C2: * Nhận xét : 
- Dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng mạnh 
- Dòng điện qua đèn có cường độ càng nhỏ thì đèn càng sáng yếu
IV. Hiệu điện thế:
Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực của nó một hiệu điện thế.
Kí hiệu : hiệu điện thế : U
Đơn vị đo hiệu điện thế: V (vôn)
1mV = 0,001V
1kV = 1000V
C1: Pin tròn: 1,5V
- Ắcqui xe máy 6V - 12V
- Ổ điện gia đình giữa 2 lỗ : 220V
V. Vôn kế
- Vôn kế là dụng cụ để đo hiệu điện thế
C2: Vôn kế GHĐ ĐCNN
 Hình 25.2a 300V 25V
Hình 25.2b 20V 2,5V
=> một chốt vôn kế ghi dấu (+) chốt kia (-
Tiết 2: 
Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
Bài 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN
I. Đo hiệu điện thế giữa 2 cực nguồn điện khi mạch hở
 V 
 
V
 K
 Nguồn điện
Số vôn ghi
Trên vỏ pin
Số chỉ của vôn kế
Pin 1
Pin 2
C3: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn kế ghi trên vỏ nguồn điện
2. Bóng đèn được mắc vào mạch:
Thí nghiệm 
Sử dụng ampe kế và vôn kế có giới hạn đo phù hợp mắc vào mạch điện như sơ đồ.
- Mắc chốt dương của ampe kế và của vôn kế về phía cực (+) của nguồn điện
- Hai chốt của vôn kế được mắc trực tiếp vào 2 đầu bóng đèn
C2
 kết quả đo
loại mạch điện
Số chỉ của vôn kế V
Số chỉ của ampe kếA
nguồn điện
 mạch hở
U0 = 0V
I0 = 0A
Một pin
mạch kín
U1 = 1,5V
I1 = 0,1A
Hai pin
mạch kín
U2 = 3V
I3 = 0,2A
C3: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện nào chạy qua bóng đèn.
Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn hoặc nhỏ thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn hoặc nhỏ.
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế nếu quá dụng cụ sẽ hỏng.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Giới thiệu mục có thể em chưa biết.
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập SBT.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài: Hiệu điện thế
E. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG:
................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: / / 2020
Ngày giảng: / / 2020
Tiết 7 + 8:
 Bài 27, 28:THỰC HÀNH: ĐO CĐDĐ VÀ HĐT 
ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP,

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_bai_21_so_do_mach_dien_chieu_dong_dien.docx