Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 4, Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Dịu
NỘI DUNG
I/ Khối lượng, đơn vị khối lượng
1. Khối lượng
C1: Khối lượng tịnh 397kg chỉ khối lượng sữa trong hộp.
C2: 500g chỉ khối lượng bột giặt trong túi
C3: 500g
C4: 397g
C5: Khối lượng.
C6: Lượng chất
2. Đơn vị khối lượng
Đơn vị khối lượng là Kilôgam (kg)
Ngoài ra còn có các đơn vị khác là: gam (g), miligam (mg), tấn (t)
1kg=1000g
1g=1000mg
1tấn = 1000kg
II/ Cách đo khối lượng
1.Tìm hiểu cân Robecvan
C7: SGK
C8: SGK
2. Cách dùng cân Robecvan
C9: (1) Điều chỉnh số O
(2) Vật đem cân
(3) Quả cân
(4) Thăng bằng
(5) Đúng giữa
(6) Quả cân
(7) Vật đem cân
III/ Vận dụng
C13: Nghĩa là khối lượng tối đa mà cầu chịu được là 5t.
Tuần 4 Ngày soạn: 01/09/2019 Tiết 4- Bài 5: KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trả lời được các câu hỏi cụ thể như: Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg, số đó chỉ gì? - Trình bày được cách điều chỉnh số 0 của cân Robecvan. 2. Kĩ năng - Đo được khối lượng một vật bằng cân. 3. Thái độ - HS tích cực trong học tập, yêu thích bộ môn. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tính toán. II/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kế hoạch giảng dạy 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (6 phút ) Bài cũ: GV: Có mấy cách để đo thể tích vật rắn không thấm nước? Làm BT 4.2 SBT? HS: Thực hiện GV; Nhận xét, ghi điểm Tình huống bài mới (1 phút) Trong cuộc sống khi các em đi chợ mua gạo, cá , khi bán người ta phải cân. Vậy cân có cấu tạo và cách cân như thế nào? Để hểu rõ, hôm nay ta vào bài mới: Bài mới Hoạt động của GV-HS NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm khối lượng, đơn vị khối lượng (7 phút) GV: Trên hộp sữa có ghi 397g , số đó chỉ gì? HS: Sức nặng của hộp sữa. GV: Trên vỏ hộp bột giặt Ômô có ghi 500g, số đó chỉ gì? HS: Khối lượng hộp bột giặt. GV: Treo bảng phụ ghi các C3, C4, C5, C6 lên bảng và gọi hs lên bảng điền vào. HS: Thực hiện GV: Đơn vị thường dùng của khối lượng là gì? HS: Kilogam GV: Ngoài kilôgam ra còn có đơn vị nào nữa? HS: Gam, miligam, tấn, tạ, yến. GV: Cho hs viết các kí hiệu của các đơn vị này. GV: Cho biết mối quan hệ của các đơn vị này. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách đo khối lượng (10 phút) GV: Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì? HS: Cân GV: Đưa ra hình ảnh cân Robecvan cho HS quan sát. GV: Em hãy cho biết cấu tạo của cân này? HS: Mô tả như ở câu C7 SGK GV: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân này? HS: Trả lời GV: Giảng cho hs hiểu cách dùng cân Robécvan để cân vật. HS: Lắng nghe GV: Em hãy lên bảng điền vào chỗ trống câu C9? HS: Thực hiện GV: Cho hs quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5; 5.6 SGK HS: Quan sát GV: Em hãy cho biết tên của các loại cân này? HS: Trả lời HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dung: (10 phút) GV: Về nhà em quan sát GHĐ và ĐCNN của cân mà bố mẹ em dùng GV: Trước cái cầu có ghi 5t trên tấm biển. Vậy chữ 5t có nghĩa gì? HS: Nghĩa là trọng tải của cầu là 5t I/ Khối lượng, đơn vị khối lượng Khối lượng C1: Khối lượng tịnh 397kg chỉ khối lượng sữa trong hộp. C2: 500g chỉ khối lượng bột giặt trong túi C3: 500g C4: 397g C5: Khối lượng. C6: Lượng chất Đơn vị khối lượng Đơn vị khối lượng là Kilôgam (kg) Ngoài ra còn có các đơn vị khác là: gam (g), miligam (mg), tấn (t) 1kg=1000g 1g=1000mg 1tấn = 1000kg II/ Cách đo khối lượng 1.Tìm hiểu cân Robecvan C7: SGK C8: SGK 2. Cách dùng cân Robecvan C9: (1) Điều chỉnh số O Vật đem cân Quả cân Thăng bằng Đúng giữa Quả cân Vật đem cân III/ Vận dụng C13: Nghĩa là khối lượng tối đa mà cầu chịu được là 5t. Củng cố và hướng dẫn tự học (10 phút ) Hệ thống lại kiến thức chính của bài. Hướng dẫn hs làm BT 5.1 SBT 6. Dặn dò - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm BT 5.2; 5.3; 5.4; 5.5 - Bài sắp học: “Lực – Hai lực cân bằng” ? Câu hỏi soạn bài: Thế nào là hai lực cân bằng?
File đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_6_tiet_4_bai_5_khoi_luong_do_khoi_luong_n.doc