Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 1: Đo độ dài - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Dịu

Nội dung

I- Đơn vị độ dài

 1- Ôn lại một số đơn vị đo độ dài

- Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét: m.

- Đơn vị nhỏ hơn mét là: dm; cm; mm.

- Đơn vị lớn hơn mét là: Km; hm; dam.

C1: 1m = 10dm; 1m = 100cm

 1cm = 10mm; 1Km = 1000m.

 2- Ước lượng độ dài

a) Ước lượng độ dài gang tay

 Kết quả ước lượng Kết quả đo

 b) Ước lượng độ dài 1 mét

 1 inh = 2,54cm

 1 ft = 30,48cm

 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ Km

II- Đo độ dài

1 – Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài

C4: - Thợ mộc dùng thước cuộn.

- Hs dùng thước kẻ.

- Người bán vải dùng thước mét.

- Để đo đường kính viên bi, đường kính quả bóng ta dùng thước kẹp để đo

- GHĐ của 1 thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước đó.

- ĐCNN của 1 thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 1: Đo độ dài - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Dịu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn:12/08/2019
Tiết 1- Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI
A- MỤC TIÊU
Kiến thức: 
- Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
- HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Kỹ năng: 
 	- Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo.
 	- Đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường.
 	- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
Thái độ:
	- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
 - Say mê hứng thú với môn học.
Năng lực hình thành
-Phát triển tư duy tổng hợp kiến thức cho học sinh, áp dụng vào từng tình huống giải quyết các bài tập liên quan.
B- CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
GV: Giáo án, sgk
Đồ dùng cho mỗi nhóm:
 	- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 	- Một thước dây hoặc 1 thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.
 	- Tập giấy kẻ sẵn bảng 1.1(SGK).
HS: Vở ghi, sgk 
Cho cả lớp:
 	- Tranh vẽ to 1 thước kẻ có GHĐ là 20 cm, ĐCNN 2 mm.
 	- Kẻ bảng 1.1
Những điểm cần lưu ý:
 	- Khái niệm chiều dài được hiểu là đường thẳng không có giới hạn vì vậy bài học có tên là Đo độ dài chứ không phải là đo chiều dài.
 	- Qui tắc đo độ dài được hình thành dựa vào kinh nghiệm đo độ dài đã có của HS.
 	- Để đo các độ dài khác nhau người ta dùng các thước đo khác nhau.
 	- Kỹ năng ước lượng gần đúng giá trị cần đo là cơ sở để lựa chọn dụng cụ thích hợp. 
C – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I- Ổn định tổ chức: (1ph) 	Sĩ số: 	Vắng:
 II- Kiểm tra bài cũ:	(không)
 III- Nội dung bài: Giới thiệu chương trình. (5 phút)
	GV: Giới thiệu sơ lược bộ môn Vật lý 6, vai trò quan trọng của nó trong đời sống và trong kỹ thuật.
	- Giới thiệu chương.
	Đặt vấn đề: GV cho HS quan sát tranh 2 chị em đo và cắt dây - Trả lời.
 	+ Tại sao đo độ dài của cùng 1 đoạn dây mà hai chi em lại có kết quả khác nhau?
	HS trong lớp dự đoán
	+ Do gang tay của 2 chị em khác nhau
	+ Để khỏi tranh cãi 2 chị em phải thống nhất với nhau về điều gì? 
Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Nghiên cứu về đơn vị độ dài (17 phút)
PP: Vấn đáp, thảo luận nhóm
GV: Cho HS ôn lại và ước lượng độ dài.
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì?
- Ngoài ra còn dùng đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét là gì?
Y/c: 1 HS trả lời câu C1 và cho HS khác nhận xét.
GV: Chốt lại.
- Em hãy ước lượng độ dài 1 gang tay, đánh dấu trên cạnh bàn. Rồi dùng thước đo kiểm tra lại? 
- So sánh kết quả ước lượng với kết quả đo?
GV: Gọi 1 số Hs đọc số đo ước lượng và kết quả kiểm tra bằng thước – Gv ghi bảng. Nhận xét- so sánh các kết quả đo đó -> ước lượng tốt, chưa tốt.
GV: Phát thước dây cho các nhóm HS.
HS: các nhóm ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn rồi dùng thước dây kiểm tra lại.
- Đại diện nhóm đọc kết quả đo bằng thước.
GV: Ghi bảng – nhận xét số đo ước lượng và kết quả đo. 
- Tại sao lại có sự sai số? -> Sai số càng nhỏ nghĩa là ước lượng càng chính xác.
GV: Giới thiệu đơn vị inh trên thước dây, đơn vị fit, đơn vị 1 năm ánh sáng
(nas).
HĐ2: Tìm hiểu dụng cụ và cách đo độ dài. ( 17 phút)
PP: Vấn đáp, thảo luận nhóm
ĐVĐ: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta phải ước lượng độ dài cần đo? 
GV cho HS hoạt động nhóm: Quan sát hình 1.1 và trả lời C4.
- Có những dụng cụ nào để đo độ dài?
- Để đo đường kính viên bi, đường kính quả bóng ta dùng dụng cụ nào?
HS: trả lời
GV: Giới thiệu thước kẹp và cách dùng.
 - GHĐ của thước là gì?
 - ĐCNN của thước là gì?
Gv: Treo tranh vẽ to thước dài 20cm, có ĐCNN: 2mm.
HS: Quan sát trả lời.
- Sau 1 lần đo em đo được độ dài lớn nhất là bao nhiêu? Tại sao?
- Khi dùng thước ta đo được độ chia chính xác nhất là bao nhiêu?
GV: Chốt lại GHĐ và ĐCNN của 1 thước
HS Quan sát thước kẻ của mình, trả lời C5
HS: Đọc – trả lời C6 
( Hoạt động nhóm)
- Đại diện nhóm trả lời.
Y/c: HS trả lời C7.
GV: Treo bảng 1.1 kẻ sẵn – giới thiệu bảng và nêu việc cần làm.
GV: cho HS Hoạt động nhóm: thực hành đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6.
HS: Đọc mục b) và thực hành theo các bước. Sau đó ghi kết quả vào phiếu.
GV: Điều khiển HS làm thực hành -> nhận xét, đánh giá.
I- Đơn vị độ dài
 1- Ôn lại một số đơn vị đo độ dài
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét: m.
- Đơn vị nhỏ hơn mét là: dm; cm; mm.
- Đơn vị lớn hơn mét là: Km; hm; dam.
C1: 1m = 10dm; 1m = 100cm
 1cm = 10mm; 1Km = 1000m.
 2- Ước lượng độ dài
a) Ước lượng độ dài gang tay
Kết quả ước lượng
Kết quả đo
HS1
HS2
 b) Ước lượng độ dài 1 mét
Nhóm
Kết quả kiểm tra
1
2
3
4
 1 inh = 2,54cm
 1 ft = 30,48cm
 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ Km
II- Đo độ dài
1 – Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
C4: - Thợ mộc dùng thước cuộn.
- Hs dùng thước kẻ.
- Người bán vải dùng thước mét.
- Để đo đường kính viên bi, đường kính quả bóng ta dùng thước kẹp để đo
- GHĐ của 1 thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước đó.
- ĐCNN của 1 thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
C5:
C6:
Dùng thước GHĐ: 20cm; ĐCNN: 1mm.
 hoặc thước có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm.
Dùng thước GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm. 
Dùng thước GHĐ: 1m; ĐCNN: 1cm.
C7:
2 – Đo độ dài
- Đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn SGK vật lý 6.
- Kết quả đo : Lần 1: l1 = 
 Lần 2: l2 = 
 Lần 3: l3 = 
Kết quả 3 lần đo là: ...
 l = (l1 + l2 + l3)/3 = 
 VI- Củng cố: (3 phút)
	- Qua bài học này ta cần nắm những nội dung gì? ( ghi nhớ).
	- Khi dùng thước đo cần biết những điều gì? (GHĐ và ĐCNN).
	- Làm bài tập 1.2.1 (4 - SBT). (Kết quả đúng: B).
 V- Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập: 1.2.1-> 1.2.6 (4; 5 – SBT) - Đọc trước bài 2 “Đo độ dài”.
D- RÚT KINH NGHIỆM
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_6_tiet_1_do_do_dai_nam_hoc_2019_2020_pham.doc