Giáo án Vật lý Lớp 6 (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu cơ bản để nhận biết lực: Khi tác dụng lên vật thì có thể gây ra biến dạng hoặc biến đổi chuyển động.

- Nêu được các kiểu biến đổi chuyển động và một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật.

- Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó.

2. Kỹ năng:

- Biết lắp ráp thí nghiệm, phân tích thí nghiệm hiện tượng để rút ra kết luận của vật chịu tác dụng lực.

3. Thái độ: - Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật.

II. CHUẨN BỊ:

- Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo là tròn, 2 hòn bi, 1 sợi dây.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy phát biểu khái niệm về lực. Thế nào là hai lực cân bằng, cho ví dụ về hai lực cân bằng.

3. Bài mới:

 

doc77 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 6 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Vận dụng:
HS: Tiến hành cá nhân tìm ví dụ minh hoạ về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4.
C4: Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực dùng để nâng người khi đó càng nhỏ cho lên đỡ mệt hơn.
C5: F < 500 N. Vì dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván giảm lên lực dùng để nâng vật sẽ giảm.
4. Củng cố: 
- Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng có thuận lợi như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống.
- Có mấy cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ? đó là những cách nào?
5. Dặn dò 
- Về nhà trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C5 và làm bài tập 14.1 đến 14.5 trong SBT.
- Học bài theo vở ghi và SGK. Chuẩn bị bài 15 sgk để tiết sau học.
* Bổ sung: 
Tuần:
17
Ngày soạn:
12 / 12/2011
Tiết:
17
Ngày giảng:
 13 /12/2011
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về cơ học.
- Biết vận dụng các công thức vào làm bài tập.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng khái quát hoá các kiến thức,vận dụng các công thức vào làm bài tập.
3.Thái độ: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ: + Hệ thống câu hỏi và bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định: (1 phút) Sĩ số: 
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
KT PPDH
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết về Cơ học (18p)
- GV: Hệ thống hoá kiến thức bằng một số câu hỏi đưa ra trên bảng phụ treo lên bảng để HS trả lời.
Câu 1: Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là gì? 
Câu 2: Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
Câu 3: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và có chiêù như thế nào ?
Câu 4: Trình bày tên các loại máy cơ đơn giản? Và dùng nó có tác dụng gì?
Câu 5: Em hãy trình bày kếy luận về mặt phẳng nghiêng và cho biết có mấy cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
Câu 6: Trình bày các yếu tố cấu tạo lên đòn bẩy?
- HS Hoạt động cá nhân
I. PHẦN LÝ THUYẾT
- HS: trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là lực.
Câu 2: 
Lực tác dụng lên một vật:
+ Có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó 
+ Có thể làm vật biến dạng
+ Vừa làm vật bị biến đổi chuyển động, vừa làm vật bị biến dạng.
Câu 3: 
+ Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên các vật.
+ Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới. 
Câu 4: 
+ Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
+ Dùng máy cơ đơn giản có tác dụng giúp con người làm việc dễ dàng hơn.
Câu 5:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
+ Có 3 cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
* Giảm chiều cao của vật kê.
* Tăng chiều dài của vật làm mặt phẳng nghiêng.
* Vừa tăng chiều dài của m.p nghiêng vừa giảm chiều cao của vật kê.
Câu 6: Các yếu tố cấu tạo lên đòn bẩy gồm:
* Điểm tựa là O
* Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
* Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
Hoạt động 2: Ôn một số bài tập về Cơ học (20p)
- GV: Treo bài tập ghi sẵn lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt sau đó tiến hành giải.
Bài 1: Biết 5 lít cát có m = 7,5 kg.
Tính KLR của cát.
Tính thể tích của 5 tạ cát.
- GV: Đặt câu hỏi;
* Bài toán đã cho biết những gì? (m = 7,5kg; V = 5 lít), cần tìm gì? (D =? ; V`= ? biết m` = 5 tạ).
* Muốn tìm khối lượng riêng ta sử dụng công thức nào? ().
* Muốn tìm thể tích ta sử dụng công thức nào? ().
Bài 2: Khi ta muốn mua mật ong chúng ta phải biết rằng cứ 1200g mật ong có thể tích là 1 lít.
a) Tính trọng lượng của mật ong?
b) Tính KLR của mật ong?
- Bài toán đã cho biết những gì ? (m = 1200g; V = 1 lít), và cần tìm gì? (P = ? ; D =?).
- Muốn tìm trọng lượng ta sử dụng công thức nào? (P = 10. m)
- Muốn tìm khối lượng riêng ta sử dụng công thức nào? ().
- HS Hoạt động cá nhân
II. PHẦN BÀI TẬP 
- HS: Đọc đề bài sau đó tiến hành giải theo hướng dẫn của GV.
Bài 1: Tóm tắt
 V = 5 lít = 5 dm3 = 0,005 m3
 m = 7,5kg
D = ?
V` = ? biết m` = 5 tạ = 500kg.
 Giải:
a) Khối lượng riêng của cát là:
b) Thể tích của 5 tạ cát là:
Bài 2: Tóm tắt 
m = 1200g = 1,2 kg. 
V = 1lít = 0,001m3. 
P = ? 
D = ? 
 Giải
a) Trọng lượng của mật ong là:
P= 10. m = 10. 1,2 = 12 (N)
b) Khối lượng riêng của mật ong là:
=
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập kỹ các kiến thức đã ôn tập theo vở ghi và Sgk.
- Giờ sau kiểm tra học kỳ I.
Tuần:
18
Ngày soạn:
 19 /12/2011
Tiết:
18
Ngày giảng:
 20/12/ 2011 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Theo lịch kiểm tra nhà trường)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Học sinh vận dụng những kiến thức đã được học trong chương cơ học vào làm bài kiểm tra
2. Kỹ năng:
- Suy luận và so sánh khi làm bài kiểm tra.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ: 
- HS: Đề, giấy, bút, thước..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Đề bài:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm;
B. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 cm;
C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm;
D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 5 cm.
Câu 2: Hai lực nào sau đây được gọi là lực cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau;
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng cùng một vật;
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau;
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: Trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn;
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực dàn hồi càng nhỏ;
C. Độ biến dạng của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ;
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 4: Khi kéo vật có khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000 N; C. Lực ít nhất bằng 10 N;
B. Lực ít nhất bằng 100 N; D. Lực ít nhất bằng 1 N.
Câu 5: Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
A. N/m2 B. N/m3 C. N.m3 D. kg/m3 
Câu 6: Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
A. 1 m3 B. 1 dm3 C. 1 cm3 D. 1 mm3
Câu 7: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10.D D. P = 10.m
Câu 8: Quả cân 800g có trọng lượng là bao nhiêu ?
A. 0.8 N	B. 8 N	C. 80 N	D. 800 N
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 9: (3 điểm) Một vật có khối lượng 600g treo vào một sợi dây cố định.
a) Giải thích vì sao vật đứng yên?
b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?
Câu 10: (3 điểm) Biết 10 lít cát có khối lượng15 kg.
a) Tính khối lượng riêng của cát
b) Tính thể tích của 10 tạ cát.
4. Đáp án – Biểu điểm:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
D
B
C
B
B
C
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 9: (3 điểm)
a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây)
T = P = 6 N
b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống.
Câu 10: (3 điểm)
a) Khối lượng riêng của cát là: 
Công thức: D = m/V
Đổi đơn vị 10 lít = 10 dm3 = 0,01 m3	
Tính: D = 15 / 0,01 = 1500kg/m3 
b) Thể tích của 1 tấn cát là: 
 Đổi: 1 tấn = 1000kg
 Công thức: V = m/D
Tính: V = 1000/1500 = 0,666 (m3)
5. Củng cố: Nhận xét, đánh giá về giờ kiểm tra.
6. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và đọc trước bài 15
Tuần:
20
Ngày soạn:
24/12/2011
Tiết:
20
Ngày giảng:
25/12/2011
Bài 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất.
- Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về cơ học.
3. Thái độ: - Tạo sự yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
 Cả lớp: Một số bảng phụ ghi sẵn một số câu hỏi và bài tập về cơ học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định: (1 phút) Sĩ số:
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
KT PPDH
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (5 p)
- GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS thông qua lớp phó học tập hoặc các tổ trưởng.
- HS: Đưa phần chuẩn bị cho lớp phó học tập kiểm tra.
Hoạt động 2. Hệ thống hoá kiến thức (20 p)
- GV: Hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần I theo từng phần.
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 1 đến câu 7 để hệ thống phần một số đại lượng vật lý.
Câu 1: Muốn đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo lực ta dùng dụng cụ nào để đo?
Câu 2: Hãy kể tên đơn vị đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo lực thường dùng?
Câu 3: Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả nào?
Câu 4: Thế nào được gọi là hai lực cân bằng?
Câu 5: Lực hút của trái đất lên các vật gọi là gì?
Câu 6: Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng? Đơn vị của trọng lượng riêng và khối lượng riêng là gì?
Câu 7: Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng, khối lượng riêng và trọng lượng riêng?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận tiếp câu 8 đến câu 11 để hệ thống về phần máy cơ đơn giản.
Câu 8: Em hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản?
Câu 9: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì? Có mấy cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
Câu 10: Đòn bẩy được cấu tạo từ mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào?
Câu 11: Dùng ròng rọc có lợi gì?
- HS hoạt động nhóm trả lời các câu từ 1 – 7
- HS hoạt động nhóm trả lời các câu 8 - 11
I. ÔN TẬP 
1. Tìm hiểu về một số đ.lượng vật lý:
Câu 1: Muốn đo độ dài ta dùng thước, đo thể tích ta dùng bình chia độ, đo khối lượng ta dùng cân Rôbecvan, đo lực ta dùng lực kế.
Câu 2: Các đơn vị đo độ dài là: m; km. đo thể tích là: m3. đo khối lượng là: kg; đo lực là: N.
Câu 3: + Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là lực.
+ Lực tác dụng vào vật có thể gây ra 3 kết quả:
- Làm biến đổi chuyển động.
- Làm biến dạng.
- Vừa biến đổi c.động vừa biến dạng.
Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.
Câu 5: Lực hút của trái đất tác dụng lên vật gọi là trọng lực hay trọng lượng của vật. 
Câu 6: + ; ;
Câu 7: 
CT liên hệ: P = 10.m; d = 10.D.
2. Tìm hiểu về máy cơ đơn giản
- HS: thảo luận tiếp câu 8 đến câu 11. sau đó đại diện từng nhóm trả lời các câu.
Câu 8: Các loại máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Câu 9: Dùng mặt phẳng nghiêng làm biến đổi độ lớn và hướng của lực.
+ Có 3 cách: giảm chiều cao của vật kê; tăng chiều dài mpn; vừa giảm chiều cao của vật kê vừa tăng chiều dài mpn.
Câu 10: Cấu tạo của đòn bẩy gồm:
+ điểm tựa là O.
+ điểm tác dụng của lực F1 là điểm O1.
+ điểm tác dụng của lực F2 là điểm O2.
Câu 11: + Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo.
+ Dùng ròng rọc động có lợi về lực.
Hoạt động 3: Hướng dẫn một số bài tập về Cơ học (10 p)
- GV: Gọi HS lên bảng chữa bài tập. Một HS chữa bài tập 1. 
- GV: H.dẫn HS thảo luận chữa bài tập của các em làm trên bảng.
- GV: Lưu ý HS cách ghi tóm tắt đề bài, sử dụng kí hiệu, cách trình bày phần bài giải.
Bài 1: Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5kg.
a) Tính khối lượng riêng của cát. 
b) Tính thể tích của 5 tạ cát.
Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc đầm sắt có thể tích là 60 dm3.
- HS hoạt động cá nhân.
II. BÀI TẬP:
- HS: Lên bảng chữa bài tập theo các bước đã hướng dẫn. Các HS khác tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
Bài 1: 
Tóm tắt
V = 5 lít = 5 dm3 = 0,005 m3;
m = 7,5 kg.
a) D = ? 
b) V`= ? biết m` = 5 tạ = 500kg.
Giải:
a) Khối lượng riệng của cát là:
 (kg/m3).
b) Thể tích của 5 tạ cát là:
 (m3).
Tương tự HS tham gia thảo luận bài tập 2.
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ (5 p)
- GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ theo thể lệ trò chơi:
+ Bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương tự với thứ tự hàng dọc của ô chữ.
+ Trong vòng 20 giây (có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 20) kể từ lúc đặt câu hỏi và điền vào chỗ trống. Nếu quá thời gian không được tính điểm. 
III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ. 
- HS: Chia thành 2 nhóm, tham gia trò chơi
- HS: Ở dưới là trọng tài và cổ vũ cho các bạn tham gia.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các câu hỏi đã trả lời trong giờ ôn tập.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Bài tập về nhà: bài 2
Tương tự bài 1 đã chữa trên lớp, GV hướng dẫn HS bài tập 2 để về nhà hoàn thành lời giải.. 
Tuần:
21
Ngày soạn:
11/01/2012
Tiết:
21
Ngày giảng:
13/01/2012
ch­¬ng ii. nhiÖt häc 
Bài 18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Tìm được các hiện tượng thực tế chứng tỏ vật nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiết khác nhau.
- Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Biết sử dụng bảng độ tăng chiều dài của các thanh kim loại bằng các chất khác nhau để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, trung thực trong khi hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm: 
Một quả cầu kim loại, và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu nước, khăn sạch.
Cả lớp: Tranh vẽ phóng to hình tháp Épphen, 18.1, 18.2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định: (1 phút) Sĩ số:
2. Kiểm tra:(5phút) 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
KT PPDH
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Tiến hành thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn (25 p)
- GV: Giới thiệu đồ dùng thí nghiệm
- GV: Tiến hành TN theo đúng trình tự ba bước trình bày trong SGK.
- GV: Yêu cầu một HS mô tả lại TN vừa được xem theo đúng trình tự. 
- GV: Qua kết TN GV hướng dẫn HS thảo luận câu C1, C2.
Từ thí nghiệm vừa xem chúng ta có thể rút ra kết luận gì ?
- GV: Yêu cầu HS chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- GV: Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại lên bảng.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu C4.
- HS: Quan sát TN GV làm.
- HS: Thảo luận theo nhóm bàn.
- HS: Hoạt động cá nhân.
1. THÍ NGHIỆM
- HS: Quan sát TN do GV làm để có thể mô tả lại quá trình diễn biến của TN.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
- HS: Thảo luận về các câu theo hướng dẫn của GV.
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi
3. KẾT LUẬN
- HS: hoàn thành câu C3.
C3: a) Thể tích của quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên.
b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi.
- HS: Đọc bảng và trả lời câu C4.
C4: Các chất rấn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 2. Vận dụng (10 p)
- GV: Yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời các câu C5, C6, C7.
- GV: Yêu cầu HS tiến hành lại TN kiểm tra câu C6. 
- HS: Thảo luận theo nhóm
4. VẬN DỤNG:
- HS: trả lời câu C5, C6, C7.
C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ tra vào cán khi nguội đi, khâu co lại xiết chặt vào cán dao, liềm.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra. (tháp cao lên).
4. Củng Cố: (3 phút)
	+ GV: Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
	+ Giải thích một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
5. Dặn dò. (1 phút)
	+ Về nhà học bài theo vở ghi + GSK.
	+ Trả lời lại các C1 đến C7 vào vở.
	+ Làm bài tập trong SBT.
Tuần:
22
Ngày soạn:
1/02/2012
Tiết:
22
Ngày giảng:
2/02/2012
Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nắm được thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. Tìm được một số ví dụ và giải thích được về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
2. Kỹ năng:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
	+ Mỗi nhóm: Một bình thuỷ tinh đáy bằng, một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày, một nút cao su có đục lỗ, một chậu thuỷ tinh, nước có pha màu, một phích nước nóng, nước lạnh.
	+ Cả lớp: Tranh vẽ phóng to hình 19.3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định: (1 phút) Sĩ số:
2. Kiểm tra: (5 phút)
- Trình bày những đặc điểm của sự nở vì nhiệt của chất rắn ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
KT PPDH
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Giải quyết tình huống học tập (3p)
- GV: Dựa vào mẩu hội thoại mở đàu bài học vào bài.
- HS: Hoạt động cá nhân.
- HS suy nghĩ dự đoán tình huống đầu bài.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không?(15p)
- GV: Giới thiệu các dụng cụ cần thiết để làm TN, nhắc nhở HS cần chú ý khi tiến hành TN khi dùng bình thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, phích nước nóng để tránh đổ vỡ và bỏng.
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện TN theo các bước như trong SGK.
- GV: Theo dõi việc làm TN của các nhóm, kịp thời biểu dương các nhóm làm đúng và uốn nắn các nhóm làm sai quy trình.
Sau khi các nhóm làm song TN.
- GV: Ghi tên mục 2 lên bảng và yêu cầu HS trả lời câu C1:
- GV: Yêu cầu HS tiến hành TN và trả lời câu C2.
- GV: Treo hình 19.3 phóng to lên bảng.
- GV: Yêu cầu HS mô tả TN trong hình vẽ.
- GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN trên hình để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
- HS: Hoạt động theo nhóm.
- HS: Hoạt động cá nhân
1. THÍ NGHIỆM:
a) Chuẩn bị:
- HS: Nhận dụng cụ TN.
b) Tiến hành thí nghiệm:
- HS: Tiến hành TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS: Quan sát hiện tượng xảy ra: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI:
- HS: Nghiên cứu trả lời câu C1.
C1: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
- HS: Tiến hành TN để kiểm chứng:
C2: Mực nước trong ống thuỷ tinh tụt xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
- HS: Quan sát hình 19.3 và mô tả TN ở hình này.
C3: 
Nhận xét: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận chung (5p)
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời câu C4. 
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung cho bài học hôm nay: 
GV: Gọi HS đọc kết luận của nhóm mình và nhận xét.
- HS: Hoạt động cá nhân.
3. KẾT LUẬN
- HS: trả lời C4:
C4: (1) tăng (2) giảm
 (3) không giống nhau
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng (12p)
- GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C5, C6, C7. và thảo luận về các câu trả lời khi cần thiết. 
- HS: Hoạt động cá nhân
4. VẬN DỤNG:
- HS: trả lời C5, C6, C7:
C5: Vì khi đun nóng nước trong ấm nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn.
4. Củng cố: (3 phút)
- GV: Yêu cầu HS trình bày nội dung phần ghi nhớ.
- Giải thích một số hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
5. Dặn dò.	(1 phút)
- Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. 
- Làm bài tập trong sách bài tập, và trả lời lại các C1 đến C7 vào vở.
- Chuẩn bị trước bài 20: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”.
Tuần:
23
Ngày soạn:
12/02/2012
Tiết:
23
Ngày giảng:
13/02/2012
Bài 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.
- Hiểu được: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏ

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_6_ban_2_cot.doc