Giáo án Vật lý Lớp 12 - Học kỳ II (Bản 2 cột)

 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS ôn lại các kiến thức cơ bản

+ Mối liên hệ u, i trong các dạng mạch LC, Định luật Ôhm trong các mạch điện xoay chiều, Công thức tính tổng trở mạch RLC nối tiếp. Điều kiện, hệ quả cộng hưởng điện

2.Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức giải bài tập- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập

- Rèn luyện khả năng tư duy độc lập trong giải bài tập trắc nghiệm

3. Thái độ: Hứng thú trong học tập, đam mê học tập nghiên cứu. Hợp tác học tập và cẩn thận trong học tập.

4. Năng lực định hướng và phát triển cho học sinh

-Năng lực tự học và tự nghiên cứu tài liệu Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sáng tạo và

-Năng lực hợp tác nhóm và phân tích tình huống sáng tạo trong giải bài tập.

 

doc101 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 12 - Học kỳ II (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên 5000 C mới bắt đầu phát ra ánh sáng khả kiến.
	D. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến, bước sóng của tia hồng ngoại dài hơn bước sóng của ánh đỏ.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
	B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
	C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.
	D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được.
Câu 8: Chọn câu sai ?
	A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.	
	B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất.
	C. Tác dụng nổi bậc nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.	
	D. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,76 (ìm).	
Câu 9: Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng
	A. màn huỳnh quang 	B. quang phổ kế 	C. mắt người. 	D. pin nhiệt điện.
Câu 10: Chọn câu sai. Tính chất và tác dụng của tia hồng ngoại là
	A. gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất bán dẫn.
	B. tác dụng lên một loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại.
	C. tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
	D. gây ra các phản ứng quang hoá, quang hợp.
Yêu cầu Hs nhắc lại các kết quả cơ bản của bài
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Phần trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của HS
D. Vận dụng – Mở rộng	
HOẠT ĐỘNG 6: Vận dụng và mở rộng
a. Mục tiêu hoạt động: Vận dụng giải thích vấn đề đặt ra đầu bài 
b. Tổ chức hoạt động: 
- Gv yêu cầu HS trả lời vấn đề đặt ra đầu bài
- HS suy nghĩa và trả lời vấn đề về việc đóng – mở tự động 
c. Sản phẩm hoạt động:
- Báo cáo của HS
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 51
§28. TIA X
-----------o0o----------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Về kiến thức
	- Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất tia X.
	- Nhớ được một số ứng dụng quan trọng của tia X.
- Thấy được sự rộng lớn của phổ sóng điện từ, do đó thấy được sự cần thiết phải chia phổ ấy thành các miền, theo kĩ thuật sử dụng để nghiên cứu và ứng dụng sóng điện từ trong mỗi miền.
2. Về kĩ năng
	- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
	- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
4. Năng lực của học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TIA X
- Cách phát hiện và tạo ra tia X.
- Bước sóng của tia X.
- Tính chất của tia X.
- Sắp xếp các bước sóng điện từ theo thứ tự tăng dần. 
- 
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: - Một vài tấm phim chụp X quang
* Học sinh: sgk. Ôn lại sụ phóng điện trong chân không
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thí nghiệm, phát vấn, phân tích
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Bài mới
2.1.Hướng dẫn chung.
TIA X
Các bước 
Hoạt động 
Tên hoạt động 
Thời lượng dự kiến 
Khởi động 
HĐ1 
Tạo tình huống vấn đề 
5’
Hình thành kiến thức 
HĐ 2
Phát hiện tia X- giới thiệu ống Rơn -ghen
7’
HĐ 3
 Bản chất-tính chất
15’
HĐ 4
Thang sóng điện từ
8’
Luyện tập
HĐ 5
Hệ thống các kiến thức 
5’
Vận dụng
HĐ 6
Vận dụng kiến thức
5’+ về nhà
Tìm tòi
2.2.Cụ thể từng hoạt động
A. Khởi động
HOẠT ĐỘNG1 : Tạo tình huống học tập 
a. Mục tiêu hoạt động: 
- HS hình thành được nhu cầu tìm hiểu về tia X?
- HS dự đoán tia X nằm vùng nào giống tia nào đã học hay không?
b. Tổ chức hoạt động: 
- GV cho HS quan sát máy chụp X-quang. Trong mấy này người ta dùng một loại tia, được gọi là tia X.
- Cho HS dự đoán về bước sóng tia X.
c. Sản phẩm hoạt động: 
HS hình thành nhu cầu tìm hiểu về tia X
B. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2: Nghiên cứu thí nghiệm phát hiện tia X
a. Mục tiêu hoạt động: Nắm được cách tạo ra tia X
b. Tổ chức hoạt động : 
- Cho HS quan sát video về lịch sử tạo ra tia X
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=HNP8fCgZzCk
- HS nêu được cách tạo ra tia X và cấu tạo ống Cu-lít-giơ
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Các báo cáo của HS
Hoạt động 3: Tìm hiểu tia X
a. Mục tiêu hoạt động: Trình bày được định nghĩa, nguồn phát và tính chất và ứng dụng tia X 
b. Tổ chức hoạt động: 
- GV cho học sinh nghiên cứu theo nhóm và trình bày kết quả về: bản chất, tính chất, ứng dụng của tia X
 Bản chất
 Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10-11m đến 10-8m.
 Tính chất
+ Tính chất nỗi bật và quan trọng nhất của tia X là khả năng đâm xuyên. Vật cản là các tấm kim loại năng như chì (Pb) làm giảm khả năng đâm xuyên của tia X.
 Tia X có bước sóng càng ngắn, khả năng đâm xuyên càng lớn; ta nói nó càng cứng.
+ Tia X làm đen kính ảnh nên trong y tế, người ta thường chụp điện thay cho quan sát trực tiếp bằng mắt.
+ Tia X làm phát quang một số chất. Các chất bị tia X làm phát quang mạnh được dùng làm màn quan sát khi chiếu điện.
+ Tia X làm ion hóa không khí. Đo mức độ ion hóa của không khí có thể suy ra được liều lượng tia X. Tia X cũng có thể làm bật các electron ra khỏi kim loại.
+ Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy hoại tế bào. Vì vậy người ta dùng tia X để chữa ung thư nông.
 Công dụng
- Sử dụng trong y học để chẩn đoán và chữa trị một số bệnh.
- Sử dụng trong công nghiệp để tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại và trong các tinh thể.
- Sử dụng trong giao thông để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.
- Sử dụng trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu thành phần và cấu trúc vật rắn.
c. Sản phẩm hoạt động: 
- Báo cáo của HS
HOẠT ĐỘNG 4: Thang sóng điện từ
a. Mục tiêu hoạt động: Nắm được thang sóng điện từ
b. Tổ chức hoạt động: 
- GV cho HS vẽ thang sóng điện từ
- HS tham khảo SGK và vận dụng các kiến thức đã học vẽ tháng sóng điện từ 
c. Sản phẩm hoạt động: 
- HS vẽ được thang sóng điện từ
C. Luyện tập 
HOẠT ĐỘNG 5: Hệ thống các kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động: tổng kết bài học hệ thống kiến thức cơ bản
b. Tổ chức hoạt động: Yêu cầu Hs nhắc lại các kết quả cơ bản của bài
c. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo của HS
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS nhắc lại kết quả của bài học
Gv cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài học
D. Vận dụng – Mở rộng	
HOẠT ĐỘNG 6: Vận dụng kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động: vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề
b. Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao bài tập
- HS hoàn thành
Câu 1: Chọn câu đúng khi nói về tia X ?
	A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
	B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
	C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện. 
	D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Câu 2: Tia X là sóng điện từ có
	A. λ ≤ 10–9 m. 	B. λ ≤ 10–6 m. 	C. λ ≤ 400 nm. 	D. f ≤ ftử ngoại.
Câu 3: Tia Rơn-ghen hay tia X là sóng điện từ có bước sóng
	A. lớn hơn tia hồng ngoại. 	B. nhỏ hơn tia tử ngoại. 	
	C. nhỏ quá không đo được. 	D. vài nm đến vài mm. 
Câu 4: Chọn câu không đúng ?
	A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.
	B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
	C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.
	D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.
Câu 5: Tia X được ứng dụng nhiều nhất, là nhờ có
	A. khả năng xuyên qua vải, gỗ, các cơ mềm. 	B. tác dụng làm đen phim ảnh. 
	C. tác dụng làm phát quang nhiều chất. 	D. tác dụng hủy diệt tế bào. 
Câu 6: Tìm kết luận đúng về nguồn gốc phát ra tia X.
	A. Các vật nóng trên 4000 K. 	B. Ống Rơnghen.
	C. Sự phân huỷ hạt nhân. 	D. Máy phát dao động điều hoà dùng trandito.
Câu 7: Tạo một chùm tia X chỉ cần phóng một chùm e có vận tốc lớn cho đặt vào
	A. một vật rắn bất kỳ. 	B. một vật rắn có nguyên tử lượng lớn.
	C. một vật rắn, lỏng, khí bất kỳ. 	D. một vật rắn hoặc lỏng bất kỳ.
Câu 8: Chọn phát biểu sai. Tia X
	A. có bản chất là sóng điện từ.
	B. có năng lượng lớn vì bước sóng lớn.
	C. không bị lệch phương trong điện trường và từ trường.
	D. có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
Câu 9: Nói về đặc điểm và tính chất của tia Rơnghen, chọn câu phát biểu sai ?
 	A. Tính chất nổi bật nhất của tia Rơnghen là khả năng đâm xuyên.
	B. Dựa vào khả năng đâm xuyên mạnh, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo các máy đo liều lượng tia Rơnghen.
	C. Tia Rơnghen tác dụng lên kính ảnh.
	D. Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh, mà tia Rơnghen được được dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện.
Câu 10: Tia Rơnghen
	A. có tác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sáy khô hoặc sưởi ấm.
	B. chỉ gây ra hiện tượng quang điện cho các tế bào quang điện có Catot làm bằng kim loại kiềm.
	C. không đi qua được lớp chì dày vài mm, nên người ta dùng chì để làm màn chắn bảo vệ trong kĩ thuật dùng tia Rơnghen.
	D. không tác dụng lên kính ảnh, không làm hỏng cuộn phim ảnh khi chúng chiếu vào.
Câu 1: Tìm kết luận sai. Để phát hiện ra tia X, người ta dùng
	A. màn huỳnh quang. 	B. máy đo dùng hiện tượng iôn hoá.
	C. tế bào quang điện. 	D. mạch dao động LC.
c. Sản phẩm hoạt động:
- Báo cáo của HS
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 52:
 Thực hành: ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
	- Thông qua thực hành nhận thức rõ bản chất sóng của ánh sáng, biết ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng.
2. Kĩ năng: 
	- Biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tạo ra hệ vân giao thoa trên màn ảnh, bằng cách dùng nguồn laze chiếu vuông góc với màn chắn có khe Y-âng. Quan sát hệ vân, phân biệt được các vân sáng, vân tối, vân sáng giữa của hệ vân.
	- Biết cách dùng thước kẹp đo khoảng vân. Xác định được tương đối chính xác bước sóng của chùm tia laze. 
3. Thái độ: 
	- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
 4. Năng lực của học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực quan sát
- Năng lực hợp tác
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
THỰC HÀNH
- Công thức tính khoảng vân. 
- Suy ra công thức tính bước sóng.
- Tính các sai số theo công thức.
- Năm được thứ tự các thao tác thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: - Dụng cụ thí nghiệm thực hành giao thoa ánh sáng
* Học sinh: sgk. Ôn lại bài giao thoa ánh sáng
 	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
	3. Bài mới 
	* Vào bài
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
- Nang lực hợp tác
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Nội dung
- Đặt một số câu hỏi kiểm tra bài cũ học sinh: 
+ Hiện tượng giao thoa là gì? Điều kiên để có hiên tượng giao thoa?
+ Mô tả phương pháp của Y âng để tạo ra và quan sát được vân giao thoa?
+ Công thức tính khoảng vân? Công thức tính bước sóng?
- Học sinh thảo luân nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
I. Dụng cụ thí nghiệm
SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm 
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực quan sát
- Năng lực hợp tác
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Nội dung
- Giới thiệu dụng cụ
+ Hai thước cặp chia mm
+ Nguồn điện xoay chiều 6-12 V (1)
+ Một hệ hai cặp khe Yâng
+ Một màn 
+ Bốn dây dẫn
+ Giá đở chia mm
+ Một kính lúp nhỏ
- Kiểm tra từng thiết bị khi GV giới thiệu 
I. Dụng cụ thí nghiệm
SGK
Tiết 53
Thực hành: ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
	- Thông qua thực hành nhận thức rõ bản chất sóng của ánh sáng, biết ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng.
2. Kĩ năng: 
	- Biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tạo ra hệ vân giao thoa trên màn ảnh, bằng cách dùng nguồn laze chiếu vuông góc với màn chắn có khe Y-âng. Quan sát hệ vân, phân biệt được các vân sáng, vân tối, vân sáng giữa của hệ vân.
	- Biết cách dùng thước kẹp đo khoảng vân. Xác định được tương đối chính xác bước sóng của chùm tia laze. 
3. Thái độ: 
	- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
 4. Năng lực của học sinh
- Năng lực tính toán
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực quan sát
- Năng lực hợp tác
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
THỰC HÀNH
- Công thức tính khoảng vân. 
- Suy ra công thức tính bước sóng.
- Tính các sai số theo công thức.
- Năm được thứ tự các thao tác thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: - Dụng cụ thí nghiệm thực hành giao thoa ánh sáng
* Học sinh: sgk. Ôn lại bài giao thoa ánh sáng. Cách xử lý số liệu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm
- Năng lực quan sát
- Năng lực hợp tác
- Năng lực thực nghiệm
- Yêu cầu hs đọc kĩ hướng dẫn thực hành theo SGK
- Quan sát lớp thực hành và kiểm tra quá trình làm việc của lớp
- Mắc mạch như hình vẽ 19.1 (SGK)
- Tiến hành đo theo yêu cầu của đề bài
+ L (độ rộng của n vân)
+ D (khoảng cách từ khê đến màng)
+Xác định số vân đánh dấu
- Ghi nhận số liệu để xử lí 
II. Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động 2: xử lí số liệu và viết báo cáo 
- Năng lực tính toán
- Năng lực hợp tác
- Hướng dẫn hs viết báo cáo
- Thu bài 
- Từ số liệu thu được tiến hành xử lí và viết báo cáo
- Mỗi hs làm một bài báo cáo nộp lại cuối giờ
Tiết 54:
KIỂM TRA 1 TIẾT
-------o0o------
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
 - Kiểm tra chương dao động và sóng điện từ
 - Kiểm tra chương sóng ánh sáng
II. NỘI DUNG
Câu 1: Chọn phát biểu sai?
A. Tia tử ngoại phát hiện các vết nứt trong kỹ thuật chế tạo máy.
B. Tia tử ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương.
C. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím được phát ra từ nguồn có nhiệt độ rất cao.
D. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
Câu 2: Quang phổ liên tục được phát ra khi nào?
A. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Khi nung nóng chất rắn và chất lỏng.
C. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí có khối lượng riêng lớn.
D. Khi nung nóng chất rắn.
Câu 3:Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76m còn có bao nhiêu vân sáng nữa của các ánh sáng đơn sắc khác?
A. 5.	B. 7.	C. 4.	D. 3.
Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa hai khe là 1mm, từ 2 khe đến màn là 1m, ta chiếu vào 2 khe đồng thời bức xạ l1 = 0,4mm và l2, giao thoa trên màn người ta đếm được trong bề rộng L = 2,4mm có tất cả 9 cực đại của l1 và l2 trong đó có 3 cực đại trùng nhau, biết 2 trong số 3 cực đại trùng ở 2 đầu. Giá trị l2 là:
A. 500 nm.	B. 650 nm.	C. 545 nm.	D. 600 nm
Câu 5: Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lý.
B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
D. Tia tử ngoại có không khả năng đâm xuyên.
Câu 7: Điện trường xoáy không có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Không tách rời từ trường với điện từ trường.
B. Làm phát sinh từ trường biến thiên.
C. Các đường sức không khép kín.
D. Khi lan truyền vec tơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ .
Câu 8: Mặt nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm, đến khe Y-âng hai khe hẹp cách nhau 0,5mm. Mặt phẳng chứa hai khe cách màn một khoảng 1m. Chiều rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn là L = 13mm. Số vân sáng và vân tối quan sát được là:
A. 12 sáng, 13 tối.	B. 10 sáng, 11 tối.	C. 11 sáng, 12 tối.	D. 13 sáng, 14 tối.
Câu 9: Để hai sóng cùng tần số truyền theo một chiều giao thoa được với nhau, thì chúng phải có điều kiện nào sau đây?
A. Cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng biên độ và ngược pha.
C. Cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. Hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 10:Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng của nó trong chân không là 0,7µm và trong chất lỏng trong suốt là 0,56µm. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó là:
A. 1,25.	B. 1,5.	C. .	D. .
Câu 11: Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuộn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 10 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 30 m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C’ bằng
A. 2C.	B. 8C.	C. 4C.	D. C.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ
C. ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
Câu 13:Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = H và một tụ điện có điện dung C . Tần số dao động riêng của mạch là 1 kHz. Giá trị của C bằng:
A. C = F	B. C = pF	C. C = μF	D. C = mF
Câu 14: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có 
L = 20 H và một tụ xoay có điện dung biến thiên từ C1 = 10pF đến C2 = 500 pF khi góc xoay biến thiên từ 00 đến 1800. Khi góc xoay của tụ bằng 900 thì mạch thu sóng điện từ có bước sóng là:
A. 134,54m.	B. 107,52m.	C. 26,64m.	D. 188,40m.
Câu 15:Một lăng kính có góc chiết quang A = 8°. Chiếu một tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính với góc tới nhỏ. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,52 và đối với ánh sáng tím là 1,56. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và màu tím là :
A. 0,24°	B. 0,32°	C. 3,24°	D. 6,24°
Câu 16: Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là
A. 30 m	B. 60m	C. 6 m	D. 3 m
Câu 17:Hai khe Y-âng cách nhau 2mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600nm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm là
A. vân sáng bậc 2.	B. vân sáng bậc 3.	C. vân tối thứ 2.	D. vân tối thứ 3.
Câu 18:Một ống Cu-lít-giơ tạo ra tia X có cường độ dòng điện là 40mA và tốc độ electron khi tới anot là 8.107m/s. Bỏ qua tốc độ ban đầu khi electron bức ra khỏi catốt. Công suất trung bình của ống là
A. 730W.	B. 728W.	C. 734W	D. 732W.
Câu 19: Chọn phát biểu sai?
A. Tất cả các vật rắn, lỏng và các khối khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục.
B. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào khe máy quang phổ.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng màu tím) của quang phổ liên tục.
Câu 20: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A. với cùng biên độ.	B. luôn cùng pha nhau.
C. luôn ngược pha nhau.	D. với cùng tần số.
Câu 21: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng 
i = 0,02cos(2000πt) (A). Tần số dao động của mạch là
A. 2000π Hz.	B. 2000Hz.	C. 1000π Hz.	D. 1000 Hz.
Câu 22: Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014 Hz. bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ?
A. Vùng ánh sáng nhìn thấy.	B. Vùng hồng ngoại.
C. Tia X.	D. Vùng tử ngoại.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng về tương quan giữa véctơ cường độ điện trường và véctơ cảm ứng từ của điện từ trường
A. và biến thiên tuần hoàn lệch pha nhau một góc .
B. và biến thiên tuần hoàn có cùng tần số; cùng pha.
C. và cùng phương.
D. Cả A và B.
Câu 24:Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trường xoáy là trường có đường sức không khép kín.
B. Điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường.
C. Từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
D. Trường xoáy là trường có đường sức khép kín.
Câu 25:Trong thí nghiệm Y-âng khoảng cách x từ các vân sáng đến vân chính giữa là:
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 26:Chọn phát biểu Đúng. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là:
A. được quang điện.	B. Tác dụng quang học.
C. Tác dụng nhiệt.	D. Tác dụng hoá học (làm đen phin ảnh).
Câu 27:Trên các ván dầu nỗi trên mặt nước có màu sắc sặc sở như cầu vồng, đó là kết quả c

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_12_hoc_ky_ii_ban_2_cot.doc