Giáo án Vật lý 9 tuần 17: Ôn tập

* HĐ1: Ôn lại kiến thức về lý thuyết

- H: Trình bày trước lớp câu trả lời của mình.

 1) Cường độ dòng điện I chạy qua 1 dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó?

 2) Nếu đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu một dây dẫn và I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó thì thương số là giá trị của đại lượng nào đặc trưng cho dây dẫn? Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này có thay đổi không? Vì sao?

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 17: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài - Tiết:34 	 
 Tuần : 17 
ÔN TẬP
1. MỤC TIÊU:
 1.1) Kiến thức:
- Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của nội dung chương trình từ đầu năm đến nay.
 1.2) Kĩ năng:
 - Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải các bài tập về điện học, điện từ học.
 1.3) Thái độ:
 	- Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm.
2. TRỌNG TÂM :
- Kiến thức chương I.II
3. CHUẨN Bị:
3.1. Giáo viên: Bài tập.
3.2. Học sinh: Ôn lại tất cả các bài đã học từ đầu năm.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1/ Ổn định: KDHS
 4.2/ Kiểm tra bài cũ: ( không )
 4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Ôn lại kiến thức về lý thuyết 
- H: Trình bày trước lớp câu trả lời của mình.
 1) Cường độ dòng điện I chạy qua 1 dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó?
 2) Nếu đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu một dây dẫn và I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó thì thương số là giá trị của đại lượng nào đặc trưng cho dây dẫn? Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này có thay đổi không? Vì sao?
 3) Vẽ sơ đồ mạch điện, trong đó có sử dụng ampe kế và vôn kế để xác định điện trở của một dây dẫn. 
 4) Viết công thức tính điện trở tương đương đối với :
 a) Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp.
 b) Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song.
 5) Điện trở của dây dẫn phụ thuộc gì? Công thức, ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng trong công thức.
 6) Viết đầy đủ các câu dưới đây:
 a) Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích . . . . P = 
 b) Công của dòng điện . . . 
 7) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.
8) Viết đầy đủ các câu dưới đây:
 a) Nắm bàn tay . . ., rồi đặt sao cho . . . hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì . . . chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
 b) Đặt bàn tay . . . sao cho các . . . hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến . . . hướng theo chiều dòng điện thì . . . chỉ chiều của lực điện từ.
* HĐ2: Bài tập vận dụng 
 1) Bài tập 128 trang 42 – Chuyên đề bồi dưỡng vật lý 9 – Trương Thọ Lương.
 Cho hai đèn Đ1(120V - 40W), Đ2(120V - 60W).Tìm cường độ dòng điện qua đèn, công suất tiêu thụ của mỗi đèn? Hai đèn sáng như thế nào trong hai trường hợp sau:
 a) Hai đèn mắc song song giữa hai điểm có hiệu điện thế 120V.
 b) Hai đèn mắc nối tiếp giữa hai điểm có hiệu điện thế 240V. 
- H: Tóm tắt, giải bài toán.
- H: HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- G: Nhận xét chung, ghi điểm.
2) Hoàn chỉnh các hình sau:
 a) b)
 c) d)
I. LÝ THUYẾT
 1) I tỉ lệ thuận với U
 2) - Điện trở R
 - Không thay đổi, vì U tăng (giảm) bao nhiêu lần thì I tăng (giảm) bấy nhiêu lần.
 3)Sơ đồ:
 4)
 a)R = R1 + R2
 b) = + 
 5) R = 
 là điện trở suất 
 l là chiều dài dây dẫn (m).
 S là tiết diện dây dẫn (m2).
 6) 
 a). . . của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. P = U.I
 b) . . . là số đo lượng điện năng để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
 7) Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Q = I2.R.t
 R: Điện trở của dây dẫn ()
 I: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A).
 t: Thời gian dòng điện chạy qua (s)
 Q: Nhiệt lượng (J)
 8) 
 a) . . . phải . . . bốn ngón tay . . . ngón tay cái choãi ra.
 b) . . . trái . . . đường sức từ . . . ngón tay giữa . . . ngón tay cái choãi ra 900
 . . . 
 II. Bài tập:
1) Bài 1:
Giải
 a) Hai đèn mắc song song:
 Cường độ định mức qua mỗi đèn:
 Iđm1 = P1/U1 = 40/120 = 0,33 (A)
 Iđm2 = P2/U2 = 60/120 = 0,5 (A)
 Công suất tiêu thụ của mỗi đèn: 
 Vì U1 = U2 = U = 120V
 => Pt1 = P1 = 40W
 Pt2 = P2 = 60W
 Đèn 2 sáng hơn đèn 1 (P2 >P1)
 b) Hai đèn mắc song song:
 R1 = / P1 = 360 ()
 R2 = / P2= 240 ()
 Rtđ = R1 + R2 = 600 ()
 Cường độ dòng điện qua đèn:
 I = I1 = I2 = U’/Rtđ = 240/600 = 0,4(A)
 Công suất tiêu thụ của mỗi đèn:
 Pt1= I2.R1 = 0,42.360 = 57.6(W) 
 Pt2= I2.R2 = 0,42.240 = 38,4(W) 
 Đèn 1 sáng hơn đèn 2 (Pt1 >Pt2) 
(hoặc I > Iđm1 : Đèn 1 sáng hơn bình thường và I < Iđm2 : Đèn 2 sáng yếu hơn bình thường).
 2)
a) b)
 c) d)
 4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
- H: Nhắc lại các công thức:
 	+ Công thức định luật Ôm.
 	+ Công thức tính điện trở dây dẫn theo , l, S
 	+ Công thức tính công suất điện.
 	+ Công thức tính điện năng tiêu thụ.
 	+ Công thức tính nhiệt lượng do dây dẫn toả ra.
+ Qui tắc nắm tay phải.
+ Qui tắc bàn tay trái.
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	- Ôn lại tất cả các bài đã học. 
	- Xem lại tất cả các bài tập đã làm.thi HKI
5. Rút kinh nghiệm:
 - Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 - Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Sử dụng ĐDDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docga34a.doc